Thời Tan Rã
Thời Tan Rã
Tác giả: TƯỞNG NĂNG TIẾN
“Bạn từ đâu đến” ? (“Where do you come from” ?) là câu hỏi mà tôi vẫn thường nghe trong những tháng ngày lưu lạc. Dù tha hương gần cả cuộc đời, tôi luôn luôn đáp rằng mình từ nước Việt: I’m from Vietnam!
Nếu trả lời khác đi và đúng với thực
trạng (I’m from California) thì rất có thể tôi sẽ nhận được ánh mắt,
cùng với nụ cười thân thiện hơn của tha nhân. Tuy biết vậy nhưng tôi không muốn
chối bỏ quê hương, dù không hãnh diện gì (lắm) về cái đất nước khốn cùng mà
mình đã đành đoạn bỏ đi từ khi tóc hãy còn xanh.
Sống tha phương cầu thực –
tất nhiên – không thiếu những phút giây tủi thân/ tủi cực hay tủi nhục,
hoặc cả ba. Thêm (hay bớt) vài cái nhìn dè bỉu/khinh chê của thế nhân đâu phải
là chuyện đáng để bận tâm.
Tôi vẫn thường nhủ lòng như thế. Ấy
thế mà vẫn không tránh khỏi đôi chút mủi lòng khi nhìn thấy dăm ba đồng hương,
đang lui cui nhặt nhạnh rác rưởi, trên hè phố nơi quê người đất khách :
Bốn năm sau, sau khi tác phẩm thượng
dẫn được xuất bản – trong một buổi trò chuyện với thông tín viên Mặc Lâm (RFA) vào hôm 15 tháng 4 năm 2012 – tác giả
tâm sự: “Đây là quyển tiểu thuyết sử thi thời sự tan rã. Tan rã trong hệ tư
tưởng, tan rã trong quan hệ sản xuất, nghĩa là tan rã trong ý thức hệ, tan rã
trong quan hệ giữa người với người.”
Bùi Ngọc Tấn giờ không còn nữa. Điều
ông khẳng định về sự băng rã (và băng hoại) ở đất nước mình nay đã được nhận rõ
ở bình diện quốc gia. Những ngày qua, giới báo chí nhà nước đồng loạt và hớn hở
loan tin:
- Kiến nghị nhập 37 toa tàu cũ
từ Nhật Bản về chạy ở Việt Nam
- Nhập 37 toa tàu hết hạn sử dụng: lợi nhiều hơn hại
- Xin nhập 37 toa tầu cũ của
Nhật để giảm gánh nặng đầu tư
- 37 toa tàu cũ của Nhật vẫn tốt hơn tàu ta đang có
Qua một cuộc phỏng vấn dành cho giới
truyền thông trong nước, ông Vũ Anh Minh – Chủ Tịch Hội Đồng Thành
Viên Tổng Công Ty Đường Sắt Việt Nam (VNR) – khẳng định: “Nếu không có lợi thì
chúng tôi đã không đề xuất. Lợi ở đây không phải là với doanh nghiệp tư nhân
chỉ tính hiệu quả kinh tế của đồng vốn, mà đây chính là lợi ích cho Nhà nước…”
Thật là quí hóa! Quan chức mà ai cũng
“vô vị lợi” như ông Vũ Anh Minh thì cái lò của ông Nguyễn Phú Trọng đã tắt ngúm
từ lâu. Điều đáng tiếc là quan điểm “vị tha” (và “vị quốc gia”) của ông ta, xem
ra, không được dư luận đồng tình.
Nhà báo Lưu Trọng Văn góp đôi
lời bàn (ra) không thân thiện lắm :
Đường sắt là hình
ảnh kinh tế hàng đầu như hàng không, tàu biển, để thế giới nhận diện độ tin cậy
và xu hướng phát triển của Kinh tế VN và phẩm chất chế độ của VN để họ có nên đầu
tư kinh doanh hay không. Việc VN xin rồi cải tạo đồ phế thải 40 năm và việc
Chính phủ VN nếu chấp nhận thì sẽ là cú đánh cực mạnh vào uy tín nền kinh tế VN
và uy tín quản trị của đảng cầm quyền VN.
Nỗi lo ngại về “uy tín của đảng” (cái
Đảng đã từng đánh thắng liên tiếp mấy đế quốc to) của Lưu Trọng Văn, tất nhiên,
hoàn toàn chính đáng. Tuy thế, nhà báo Nguyễn Thông lại còn bầy tỏ sự quan
ngại (đáng ngại) hơn thế nữa cơ :
Những hạn từ “hổ thẹn” và “ô nhục”
trong đoạn văn trên khiến tôi nhớ đến một bài báo cũ (“Đi Nước Ngoài ‘Thoải
Mái’ Như Ở Tổng Công Ty Đường Sắt Việt Nam”) đọc được trên trang Dân Trí, vào hôm 01/09/2016. Xin
phép trích dẫn đoạn mở đầu :
“Từ năm 2010 đến
hết năm 2013, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức 188 đoàn đi nước ngoài
với tổng số tiền chi gần 14 tỷ đồng, trong đó có 23 đoàn đi không có văn bản
mời hay hợp đồng học tập với phía đối tác. Kiểm tra hồ sơ 5 đoàn đi nước ngoài
năm 2012 – 2013 thì cả 5 đoàn đều hợp đồng qua các công ty du lịch trong nước
(theo tour) với nội dung ‘tham quan, học tập.”
Giá mà trong 188 đoàn đi nước ngoài
này mà có vài người được chỉ định chuyên học tập cách tự sát – hara kiri – của
người Nhật Bản (khi họ không làm tròn trách nhiệm được giao phó, hay danh dự bị
tổn thương) để chỉ dạy cho giới lãnh đạo Việt Nam thì “uy tín của đảng cầm
quyền” – chắc chắn – sẽ lên cao ngất!
Nhận xét
Đăng nhận xét