TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 57


TRANG THƠ NHẠC
VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 57

 

Hoàng Trường Sa phụ trách

 

 

CÂU ĐỐI

1) Câu xuất về nói lái:

    Đấu tranh là đánh trâu, rủi bị trâu đánh thì biết tránh đâu (Khuyết danh)

2) Vế xuất về Tết của Phù Mãnh:

Xuất: Tết đến, nhìn bánh chưng, thương dân mình nơi ngục đỏ. (Phù Mãnh)

Đối: Xuân về, ngắm xác pháo, nhớ quê mẹ thuở Cộng Hòa! (HTS)

 

3) Vế xuất về “Tổng Thống Ngô Đình Diệm” của Lê Nam:

    Bậc Chí Sĩ tài hoa xả thân mình hy sinh vì Nước.

    Tài Kinh Bang Tế Thế danh thơm còn lưu mãi nghìn sau. (Lê Nam)

 

4) Vế xuất về “Cố Vấn Ngô Đình Nhu” của Lê Nam:

    Kẻ Sĩ thời đại, hướng Dân Tộc mở đường Nhân Vị.

    Nét bút như gươm, luận Chính Đề dấn bước Cần Lao. (*) (Lê Nam)

(*) Chính Đề là tên một quyển sách của Ngài Cố Vấn Ngô Đình Nhu.

 

5) Vế xuất trên Báo Thiếu Nhi của Nhà văn Nhật Tiến:

Xuất: Độc giả độc thiệt! (*) (Khuyết danh)

- Đối 1: Hồ Quang Hồ Hẹ (**) (HTS)

- Đối 2: Văn hóa văng tục ! (Việt Nhân)

- Đối 3: Sĩ phu sĩ tử! (.2N)

- Đối 4: Trí khôn trí khốn! (.2N)

- Đối 5: Học giả học thiệt! (.2N)

- Đối 6: Thành lão thành láo! (Nina)

- Đối 7: Bả chó bả cho! (Nina)

- Đối 8: Lòng trộn lòng rộn! (Nina)

- Đối 9: Thu đôi thu đội! (Nina)

- Đối 10: Thu đội thu đồi! (Nina)

- Đối 11: Thu đồi thu đối! (Nina)

- Đối 12: Thu đối thu đôi! (Nina)

- Đối 13: Hành chính hành dân! (Việt Nhân)

- Đối 14: Sao vẹt sao kê! (Việt Nhân)

(*) Có 2 ý:

- Từ Hán Việt: ý nói bạn đọc "ác thiệt" một cách khôi hài

- Từ thuần Việt: Chất độc giả gây độc thiệt !

(**) Hồ Quang, tức Hồ Chí Minh, có tác giả Tàu nói chính là người Tàu gốc Hẹ, tên là Hồ Tập Chương. Nếu thế, thì Hồ Quang là Hồ Hẹ.


6) Vế xuất về “Cá Lóc” của Nina:

Xuất: Cá Lóc vừa lóc bị lóc lăn 'long lóc'! (Nina)

- Đối 1: Thác Lác không lác không thác trôi lác đác! (Nina)

- Đối 2: Thằng Dương sợ dương vật dương đòi ‘du dương’! (HTS)

 

7) Vài vế đối cho vế xuất về nói lái:

Xuất: Đừng thêm dầu vào lửa, hãy thêm dừa vào lẩu! (Khuyết danh)

- Đối 1: Hãy lấy măng thay nứa, đừng lấy mưa thay nắng! (.2N)

- Đối 2: Có lần nấu cháo cóc, chưa lần nốc cháo cáo! (.2N)

- Đối 3: Ứ thèm cà d.ái dê, lại thèm kê d.ái già. (Nina)

- Đối 4: Thấy nấm hô quá lắm, còn thêm hâm quá lố. (Nina)

- Đối 5: Chớ thay quần khi chúi, nên thui quần khi cháy! (HTS)

 

8) Câu đối về “Tre Tàn Măng Mọc” của Lê Nam (*):

Xuất: Lớp Tre Già lá rụng, phút cuối đời vẫn còn đau vận Nước

    Đám Măng Non mới lớn, tuổi hoa niên biết có tủi cùng Non. (Lê Nam)

Đối: Bầy Đội Bộ nhập thành, ngày đầu tiên đã bị đảng cướp Lừa

    Lũ Cộng Bắc xâm lược, lúc hết thở chưa hay hồ ly Mị (Nina)

 

9) Vài vế đối cho vế xuất về nói lái:

Xuất: Nói lái đơn giản như đang giỡn! (Khuyết danh)

- Đối 1: Đổ Lể để lộ đang đổ lệ! (.2N)

- Đối 2: Mưa xa mưa sầu ố mầu xưa! (.2N)

- Đối 3: Hồn lầm hồn lỡ tại hở lon. (Nina)

- Đối 4: Lời đồn hú lon gọi hồn Lú. (Nina)

 

10) Vài vế đối cho vế xuất về nói lái:

Xuất: Vắt chanh bỏ vỏ, vắt cho bỏ chảnh! (Khuyết danh)

- Đối 1: Chàng ta theo mình, chằn tinh theo mà! (.2N)

- Đối 2: Vùi hoa dập liễu, vùi điêu dập quả. (.2N)

- Đối 3: Môi mở mồm lạnh, môi mạnh mồm lở (HTS)

- Đối 4: Ăn bốc nói mò, ăn bò nói móc (HTS)

- Đối 5: Ăn chay nói láo, ăn chao nói lái! (Việt Nhân)

- Đối 6: Nấm vẫu lợi vênh, Nấm vễnh lợi vâu! (Nina)

 

11) Câu đối về “Ải Nam Quan và Biển Đông” của Trúc Lê:

Xuất: Sầu lên ngọn Ải, khiến lòng người hướng về chốn Nam Quan!

    Hận đọng đáy Tim, gây phẫn uất trào ngập nơi Đông Hải! (*) (Trúc Lê)

Đối: Oán ngập trời Nam, khi Hồ dâng Tàu địa linh lịch sử!

    Hờn trào đất Việt, lúc Cộng nhượng Chệt biển đảo quê hương! (**) (HTS)

(*) Nguồn: Theo Web Đàn Chim Việt

(**) Hồ Chí Minh để mất Ải Nam Quan vào tay Tàu năm 1956, ra lệnh Phạm Văn Đồng ký Công hàm 14/09/1958 thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của TQ. Hai Hiệp định Biên giới bất bình đẳng 1999 và 2000 chính thức hợp thức hóa các mất mát này, và dâng thêm nhiều đất biển khác!

 

12) Câu đối về “Cô Hai Cá và Cha Râu Quặp” của Thơ Sĩ M-16:

Xuất: Cô Hai Cá bán cá, Cá có hóa rồng không cá? (Thơ Sĩ M-16)

- Đối 1: Lão Hồ Tàu thờ Tàu, Tàu gài đưa Việt thành Tàu! (HTS)

- Đối 2: Gã Thiện Nhân bất nhân, Nhân nói giọng loài dã nhân! (Việt Nhân)

(*) Tên Thiện Nhân ra lệnh cưỡng chế Vườn rau Lộc Hưng, nơi người dân Công giáo và TPB VNCH sinh sống.

 

 

THƠ


Pho Tượng - Người Lính - Thơ Trang Y Hạ




 

Lớp Cũ Trường Xưa - Thơ Lê Hân 







Vàng thu lá gọi - Thơ Miên Thụy











 







Chuyện "Chiến Thắng" .. ??? - Thơ Hương Sài-Gòn
Nguồn: http://dcvonline.net/php/mo... mục ý kiến độc giả, bài “phước nhà cụ Nghè Sắc” của tác giả Caubay



NHẠC

Nhạc Sĩ Lam Phương 

Tuyển Chọn Những Sáng Tác Hay Nhất của Nhạc sĩ Lam Phương



Biết Đến Bao Giờ 

Sáng Tác Của Nhạc Sĩ Lam Phương Ít Người Biết Đến - ca sĩ: Ngọc Diệu



Tình Khúc Lam Phương Hay Nhất

Những Tình Khúc Để Đời Của Nhạc Sĩ Lam Phương


 

TIẾU LÂM

1) Không có ba cây...

Một hôm khác, các nhân viên bảo vệ Lăng bỗng chẳng thấy thi hài Bác đâu cả. Công an Hà Nội và các tỉnh được lệnh tức tốc đi tìm.

Cuối cùng, người ta thấy Bác khoác ba lô đứng thẫn thờ ở Bến Nhà Rồng (Tp. Hồ Chí Minh), nơi Bác từng ra đi tìm đường cứu nước 69 năm trước. Bác giải thích với nhóm công an vừa kéo đến: "Bác buồn cho dân tình, lại lo cho tương lai nước nhà. Bác tính ra đi tìm đường cứu nước lần nữa. Nhưng, hỡi ơi, vì không có ba cây (*) nên đám công an ở đây nhất định không cho Bác lên tàu!"

(*) Thời bấy giờ, dân vượt biên thường kháo với nhau rằng phải có ba cây (lượng) vàng mới được lên tàu theo đường "bán chính thức".

Trần Khốt - Tiếu lâm chính trị (Việt Nam, năm 1980)

(talawas, 23/8/2007)


2) Bác ơi cái chuyện liến bà


Dụ Nông vào tận chiến khu

Bác Hồ dạy chữ, rờ... mỗi ngày.

Đến khi bụng trữ tròn quay

Bác trao trách nhiệm anh Tầy bồng nuôi.

Kách Mệnh Bác, sướng quá trời

Cơm no bò cỡi xong rồi phủi tay!

 

Bác Hồ cao cả chí minh

Từ con, giết vợ, thay tình liền tay

Bác thề dẫn dắt nước này

Đi vào vô sản gái trai đại đồng.

 

Việt Nam có một cha già

Luân thường thì dở, dâm tà thì hay.

Tối ngày nói chuyện trên mây

Vẽ vời, khoác lác như tay lên đồng.

 

Bác ơi cái chuyện liến bà

Dám chơi dám chịu mới là trượng phu.

Chơi bời mà bảo mình tu

Chỉ anh cán ngố gật gù tin ông.


Phù-Mãnh 

(Trích từ Ý kiến Bạn đọc, 2/2008, DCVOnline.net)


3) Bà Lão Bán Xôi

Bác Hồ với bác Duẩn ngồi trên băng ghế bên bờ hồ Gươm, thì thào nói chuyện. Một thanh niên đi ngang qua, nhìn thấy bác, kêu lên:

- Ồ, bác Hồ với ông Tổng Bí Thư đấy à? Bác với ông Tổng ngồi đây nói chuyện à?

- Phải, bác với đồng chí Tổng bí thư đây.

- Bác nói chuyện gì với ông Tổng thế? Cho cháu biết được không?

- Bác với ông Tổng đây đang bàn kế hoạch phải chiếm cho được miền nam, nhưng làm như thế sẽ phải giết tiêu luôn 3 triệu thanh niên với một bà lão bán xôi.

- Ủa, sao bác lại phải giết một bà lão bán xôi?

Hồ quay sang Lê Duẩn cười đắc chí:

- Thấy chưa? Bác đã bảo mà. Đâu có ai quan tâm tới việc 3 triệu thanh niên bị giết đâu?

Nguyễn Khánh Đăng phóng tác

(11/2008)


4) CHỢ MU ...


 

Anh kia chống gậy gật gù

Hỏi thăm chị nọ “chợ Mu” chỗ nào?

 

Chị kia mới trả lời rằng:

Anh này vớ vẩn nàm thao

Ði qua “phố Rốn” thì vào “chợ Mu”.

Anh này gậy cụt lại mòn

Ðường vào phố Rốn dốc tròn khó leo

Chợ Mu ở chốn hốc heo

Liệu vào không được, chớ theo bà về.

 

Anh kia trả lời:

Gậy anh tốt lắm chưa mòn,

Xuyên qua "phố Rốn" vẫn còn giỏi giang,

"Chợ Mu" anh cũng hiên ngang,

Chui vào dọ thám, anh mang em về.

 

Chị nọ lại chanh chua:

"Chợ Mu" ít dốc, êm ru

Vẹt tre xẻ trúc vào khu ẩn mình

Ẩn mình mà chẳng nằm yên

Mãi mê quơ gậy nên đành xác xơ…!!!

 

Anh kia năn nỉ:

Tôi rằng có mắt như mù ,

Chị thương chỉ hộ "chợ Mu" chốn nào ?

Tôi từ trên bộ non cao,

Trèo qua hai núi, thở vào, thở ra!

"Phố Rốn" còn những bao xa?

Ðường đi hầm hố, hay là trơn tru?

Nhờ chị đèo đến "chợ Mu",

Tôi xin hậu tạ mươi xu mua quà.

 

Chị ấy cằn nhằn:

Cậu đòi đèo đến "chợ Mu"

Rồi xin hậu tạ mười xu mua quà

Mười xu chẳng bỏ cậu à

Phải đèo theo cậu leo qua hai hòn

Ðường đi nó lại dài thòn

Vượt qua "phố Rốn", lòn vào "chợ Mu"

"Chợ Mu" đáng giá ngàn vàng

Mà sao chỉ trả mười xu hả giời…???

Khuyết danh

Nguồn: Chợ Mu


 

1. Làng Sen, còn gọi là làng Kim Liên, nơi sinh trưởng của Hồ Tặc.

2. Tặc Hồ sinh năm 1890 (?0 tại làng Kim Liên huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An.

3. Mẹ Hồ Tặc là Hoàng Thị Loan, con gái ông Hoàng Xuân Đường, thường gọi là ông Đồ An.

4. Nguyễn Sinh Huy chỉ là cha hờ. Hồ Chí Minh là dòng máu của Hồ Sỹ Tảo, nên trong khai sanh tên Nguyễn Tất Thành nhưng khi nắm được quyền uy liền lấy lại họ Hồ ghép với tên người tình Tăng Tuyết Minh thành ra Hồ Chí Minh.

5. Mác, Lê là Các Mác và Lênin, hai tay đầu sỏ cộng sản.

6. Lý, Vệ: Lý Tư và Vệ Ưởng, hai Thừa Tướng của nhà Tần, chuyên trị bá đạo, nổi tiếng độc ác.

7. Tôn Đức Thắng, Lê Duẫn, Trường Chinh Đặng Xuân Khu, Phạm Văn Đồng, Hoàng Văn Hoan, Võ Nguyên Giáp.

8. Nguyễn Đình Thi, Hoài Thanh, Tố Hữu, Cù Huy Cận, Lưu Hữu Phước, Hoàng Trung Thông.

9. Ngày 14-9-1958 tại Hà Nội, Hồ Chí Minh bắt Phạm Văn Đồng ký công hàm bán nước dâng quần đảo Trường Sa và Hòang Sa cho Tàu Cộng. Lúc đó Hồ Chí Minh là Chủ Tịch Đảng kiêm Chủ Tịch Nước quyền uy tuyệt đỉnh, không lẽ “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý” mà Thủ Tướng dám vượt quyền Chủ Tịch Đảng sao?

10. Hồ Chí Minh sai Bộ Trưởng Nông Nghiệp Hồ Viết Thắng sang Tàu học trò Đấu Tố Cải Cách Ruộng Đất, nhưng khi bị nhân dân chống đối Hồ liền cách chức Tổng Bí Thư của Trường Chinh Đặng Xuân Khu, cho Lê Duẩn lên thay.

11. Bà Kim Hạnh mất chức Tổng Biên Tập tờ Tuổi Trẻ vì cho đăng lá thư Hồ Chí Minh gữi cho vợ là Tăng Tuyết Minh và mẹ vợ. Hồ còn gian dâm với Nguyễn Thị Minh Khai rồi báo cho mật thám Pháp bắt Lê Hồng Phong. Sau đó Hồ ăn ở với giao liên Đỗ Thị Lạc (Trần trọng Kim- Một Cơn Gió Bụi) và Nông Thị Xuân sanh con tên Nguyễn Tất Trung, sau bị thủ tiêu (Vũ Thư Hiên – Đêm Giữa Ban Ngày).

12. Xác ông Nguyễn Sinh Huy chôn ở Rạch Cái Tôm, Cao Lãnh, tỉnh Kiến phong.

13. Bà Nguyễn Thị Bạch Liên(1884-1954) và ông Nguyễn Sinh Khiêm (1888-1950) là chị ruột và anh ruột của Hồ Chí Minh, cả hai người khi chết không được Hồ Chí Minh dòm ngó mà chỉ gữi điện văn chia buồn.

14. Lửa phần thư là lửa đốt sách; Hàm Dương là kinh đô nhà Tần.

15. 1968, tết Mậu Thân Hồ Chí Minh đọc khẩu lệnh Tổng Tấn Công qua hai câu thơ: "Xuân này hơn hẵn mấy xuân qua / Chiến thắng tin vui khắp mọi nhà". Tại Huế hơn năm ngàn người bị giết và bị chôn sống ( tài liệu Tết Mậu Thân – Bân Biểu Nguyễn Lý Tưởng). Cuộc Tổng Tấn Công thất bại khiến Hồ Chí Minh uất ức chết ngày 2-9- 1969. Vì ngày này trùng vào ngày Quốc Khánh của lũ bán nước nên chúng sửa lại là Hồ chết ngày 3-9-69.

Nguồn: http://www.vietland.net/mai...


Hoàng Trường Sa phụ trách




Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 209