AI ĐÁNG CHÊ HƠN?
Tác giả: Dương Quốc Chính
Mấy hôm rồi dư luận rộn ràng về 2 sự kiện. 1 là bức tượng thần tự do phiên bản lỗi ở Sapa và 2 là CTN đi giày thể thao màu trắng phối với bộ veston đen để leo núi ở đền Hùng.
Dĩ nhiên anh em chửi chủ nhân bức tượng nhiệt tình hơn vì người đó cha căng chú kiết, không sợ mang tiếng PĐ 3/, không sợ bị CA hốt. Còn bảo vệ CTN thì được tiếng yêu nước, bảo vệ sức khoẻ người cao tuổi!
Vậy chê ai đúng hơn?
Nếu xét khách quan thuần lý tính thì chủ nhân khu check in có bức tượng chỉ sai ở chỗ là chưa được cấp phép XD và cấp phép cho điểm tham quan. Lỗi này không nặng và phổ biến, có thể dễ dàng khắc phục. Còn lỗi về việc dựng 1 bức tượng xấu là hơi bị khó xử lý. Vì rất khó định nghĩa thế nào là xấu, nhất là bức tượng đó chẳng phải là tượng danh nhân nhạy cảm nào cả. Thậm chí ngược lại, tượng thần tự do là hình ảnh nhạy cảm vì là biểu tượng của thế giới tự do, SV TQ từng dựng ở Thiên An Môn và SV Hongkong cũng dựng trên núi trong đợt biểu tình vừa qua. Chủ nhân bức tượng này làm xấu đi hình ảnh của nó chính ra lại là “yêu nước”, “yêu chế độ”!
Nếu chưa từng thấy bức tượng gốc thì bức tượng này cũng chẳng tới nỗi xấu và chủ nhân của nó hoàn toàn có quyền đặt 1 cái tên khác để không bị mang tiếng nhái. Hơn nữa, đây là 1 khu đất tư nhân, vị trí bức tượng lại khá khuất nẻo nên nó hoàn toàn không bị coi là làm ô nhiễm thị giác nơi công cộng. Có ai bắt khách vào đó check in đâu? Vì thế việc dựng 1 bức tượng như vậy hoàn toàn là tự do cá nhân. Mọi người có quyền chê cười nhưng không nên sỉ nhục chủ nhân của nó. Đây là 1 điểm kinh doanh check in tư nhân, chủ của nó có thể thua lỗ nếu tạo ra những hình ảnh quá xấu đối với thẩm mỹ của đa số. Nhưng cũng có thể phát tài vì sự tò mò của khán giả.
Trong khi đó, ông Phúc là CTN nước Việt Nam. Toàn bộ những hành động của ông nơi công cộng đều có thể bị đánh giá, soi xét, do ông là bộ mặt của QG. Chính vì thế nên những nhà ngoại giao (gồm cả ngoại giao Việt Nam) đều được học hành về cách ứng xử nơi công cộng và các lễ nghi cần phải biết khi tiếp tân. Tương tự vậy, các chính khách cũng phải học cách ứng xử như vậy đồng thời phải có 1 nhóm trợ lý, thư ký phụ trách về hình ảnh cho các vị quan chức. Mình cho rằng cỡ GĐ Sở hay CT huyện trở lên là đã cần phải có ý thức chăm sóc về hình ảnh rồi.
Trong 1 số status mình viết về giới tinh hoa Việt Nam và sự sang trọng thì có thể thấy điều đó là tương đối xa xỉ với người giàu và quan chức Việt Nam. Cơ bản là xuất thân không được giáo dục về cách ứng xử và ăn mặc sao cho lịch lãm và chuẩn mực nhưng đáng chê trách nhất là họ lại thiếu ý thức tự học để bổ sung những thiếu hụt do hoàn cảnh. Con cháu giới quan lại, vua chúa ngày xưa đều phải học hành rất bài bản về lễ nghi và cách hành xử nhưng chế độ CS lại dị ứng với điều đó nên việc quan chức CS có cách hành xử y hệt bần nông cục súc cũng không lạ lắm.
Bản thân mình khá là ít quan tâm đến ăn mặc, cách ứng xử cũng chẳng phải là lịch lãm văn minh đỉnh cao quý tộc gì cả. Nhưng những điều cơ bản thì vẫn phải biết để tránh trở thành lố lăng, nhất là với những hoàn cảnh cần chú trọng tới vẻ bề ngoài. Việc phối màu và kiểu dáng giữa quần áo, giày dép, tất (vớ) là kiến thức khá là cơ bản và dễ học, chỉ cần có ý thức chút là biết.
Thế nhưng vẫn có khá nhiều người có tâm lý xuề xoà dễ dãi cho rằng việc đó là bình thường. Đúng là dân có kiến thức thẩm mỹ kiểu bần nông thì vua cũng chỉ cần như vậy thôi. Cần nhớ rằng phải có những ý kiến phản biện thì báo chí mới phải xoá các bức ảnh phản cảm đi và VP CTN mới phải xem xét lại việc chăm sóc hình ảnh cho vị nguyên thủ. Việc phê phán này chẳng có gì là PĐ 3/ như bọn bò đỏ chụp mũ mà chính là để cho người ta rút kinh nghiệm. Nếu quanh năm được bò đỏ nâng bi thì có ngày CTN làm nhục quốc thể trước quan khách quốc tế luôn.
Đừng nhầm lẫn và đánh đồng giữa sự thiếu hiểu biết về thẩm mỹ và nghi lễ với sự dân dã, hoà đồng với quần chúng. Như ông Trọng chẳng hạn, có những bức ảnh cho thấy khi gặp gỡ người dân ông ấy còn đi dép quai hậu, quần áo giản dị. Nhưng khi lễ lạt thì ông ấy lại không để phốt về hình ảnh.
Từ 2 sự kiện trên có thể thấy nhận thức lệch lạc của 1 số người. Cái đúng là tự do cá nhân, không làm ảnh hưởng đến số đông thì bị đấu tố, báo chí cũng lao vào chê bai theo đám đông. Trong khi bộ mặt quốc gia lại được coi là tự do cá nhân, bố thích, còn báo chí thì câm tịt, không dám phê phán.
Dương Quốc Chính
Nhận xét
Đăng nhận xét