TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 29

    

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 29

Hoàng Trường Sa phụ trách

Tranh thơ "Chiếc Áo Phong Sương" thơ Miên Thụy, tranh Châu Đức Quốc


CÂU ĐỐI

1) Vế xuất về nói lái:
    Người bí ẩn thường có ý bẩn. (Khuyết danh)

2) Câu đối vịnh điếu cày của Cao Bá Quát:
    Ra tay cầm cán sôi trong nước
    Ngậm khói phun mây sạch bụi trần
(Cao Bá Quát)
(Theo Wikiquote)

3) Hai câu đối trong Đền Hùng, Phú Thọ:
a) Câu chữ Hán: 
    Vấn lai dĩ sự tu vi sử
    Tế dục dư đồ dục mệnh thi

Nghĩa là: 

    Hỏi han chuyện cổ, mong làm sử
    Ngắm nghía địa đồ, muốn nhả thơ
b) Câu chữ Nôm: 

    Vật đổi sao dời, phúc tổ vẫn lưu nền cổ tích
  Nước nguồn cây cội, đạo người nên nhớ mộ Hùng Vương
.

Tranh thơ "Đời Lính" thơ Nguyễn Thị Thanh Dương, tranh Châu Đức Quốc


4) Câu đối về “Chiến binh VNCH”:
Xuất: Hậu phương xưa an bình, muôn người vui hạnh phúc nhờ anh gian nan lùng giặc. (Khuyết danh)
Đối: Dân tộc nay nô lệ, triệu dân oằn khổ nhục bởi xưa quân lệnh ngăn anh! (*) (HTS)
(*) Dương Văn Minh ra lệnh buông súng.

5) Vài vế đối cho vế xuất của Tiến sĩ Hà Sĩ Phu:

Xuất: Sừng sỏ to đùng, óc đất sét vẫn đứng đầu cơ nghiệp! (*) (Hà Sĩ Phu)
Đối 1: Miệng mồm láo lếu, mặt lồn trâu xứng anh cả đảng Hồ! (**) (Việt Nhân)
Đối 2: Râu ria thúi hoắc, tâm nô tài mà chủ tịch quốc gia! (***) (HTS)
Đối 3: Tâm bằng hạt đậu, đầu hố phân xưng "trí tuệ đỉnh cao". (Lê Nam)
Đối 4: Sừng sỏ to đùng, chỉ khùng mới theo Tàu Cộng. (Free Duck)
(*) Con trâu
(**) Con khỉ mặt dày như lồn trâu Trọng lờ.
(***) Hồ Chí Minh. Tên ni hút thuốc liên hồi, râu ria hôi mùi thuốc lá, tới độ Mao Trạch Đông, kẻ suốt đời không đánh răng, cũng lắc đầu né lia lịa khi Hồ ôm hun lão ta.

6) Câu đối xuất của M-16 về “Chuyện tình Tương Như - Văn Quân”:
a) Chim với tim hai con cùng chạy.
    Phượng gù Hoàng một cặp vút bay
. (M-16)
b) Đực Cái Trống Mái, tình yêu... bản chất?
    Khúc Phượng Cầu Hoàng, Trống Mái tìm nhau.
(M-16)
c) Đực Cái Trống Mái, tình yêu... hòa bản chất?
    Loan Phượng bay cao, Như Trác... thở "đồng sàng."
(*) (M-16)
(*) Như là Tư Mã Tương Như; Trác là Trác Văn Quân.

7) Câu xuất trong Điếu Văn khóc vợ của cụ Vương Hồng Sển:
Xuất: Trăm năm gì nữa? Muôn thuở là đây. (Vương Hồng Sển)
Đối: Bán nước đảng ni! Đời đời còn tỏ. (*) (HTS)
(*) Đảng CSVN.

8) Vế xuất thách đối của Trật Đường Rầy:
Xuất: Lò Tôn, lò nhổn, lò Trụ Lóng. (TĐR)
Đối: Vú Đẹo, vú keo, vú Ngu Đần. (HTS)

9) Vế xuất về “Nguyễn Cao Kỳ” của Ju Mong Sinh Sự:
Xuất: Hèn với giặc Nguyễn Cao Kỳ bỏ nước ra đi. (JMSS)
Đối 1: Ngửi mùi lon Phó Tông Tông quay đầu trở lại! (HTS)
Đối 2: Quên "Danh Dự" Kỳ Râu kẽm quay đầu phục cộng (*) (Việt Nhân)
Đối 3: Lỗi cùng dân Dương Văn Minh ra lệnh ngừng bắn! (HTS)
Đối 4: Sướng cùng fan Cháu Bác Hồ tụt quần khoe bướm (**) (HTS)
(*) Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm của QLVNCH.
(**) Fan bóng đá ở nước CHXHCN VN.

10) Vế xuất về “Kỳ Râu” của M-16:
Xuất: Râu Kẽm Nguyễn Cao Kỳ rậm hơn lông Lon em đi bão. (M-16)
Đối 1: Chùm Lông Háng Kỳ-Duyên cũng thua xa râu mép Kỳ Cha. (M-16)
Đối 2: Mắt Lươn Phó Tông Tông hẹp tựa khe Hang nàng cháu "Bác"! (HTS)

11) Vài vế đối cho vế xuất về “nói lái” cũ:
Xuất: Tình chan chứa là tình chưa chán. (Khuyết danh)
Đối 1: Hồ tâm giặc thêm hồ dâm tặc (*) (Việt Nhân)
Đối 2: “Bác” vĩ đại hay “Bác” dại đĩ? (HTS)
Đối 3: Lệ lưng tròng chính lệ long trừng! (**) (HTS)
Đối 4: Bả ngủ ngay bởi bả ngải ngu. (Nina)
Đối 5: Lão ngủ ngáy đè lão ngáy ngủ. (2N)
(*) tâm giặc = tâm Tàu cộng.
(**) “Lệ long trừng” = Lệ ứa ra khi mắt long lên nhìn trừng trừng vào mặt kẻ phụ tình.

12) Câu đối về nói lái:
Xuất: Thầy giáo tháo giầy, vấy đất vất đấy
Đối 1: Trọng l... trộn lòng, lộn tròng (nuốt hết) lòng trộn (Việt Nhân)
Đối 2: Ngân đù ngu đần, leo dừa (xơi luôn) dưa lèo (HTS)

THƠ


        Anh Hùng Vô Danh


Họ là những anh hùng không tên tuổi
Sống âm thầm trong bóng tối mênh mông,
Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh,
Nhưng can đảm và tận tình giúp nước

Họ là kẻ muôn nghìn năm thuở trước
Đã phá rừng, xẻ núi, lấp đồng sâu
Và làm cho những đất cát hoang vu
Biến thành một giải san hà gấm vóc

Họ là kẻ không nài đường hiểm hóc,
Không ngại xa, hăng hái vượt trường sơn
Để âm thầm chuẩn bị giữa cô đơn
Cuộc Nam tiến mở giang sơn lớn rộng

Họ là kẻ khi quê hương chuyển động
Dưới gót giày của những kẻ xâm lăng
Đã xông vào khói lửa quyết liều thân
Để bảo vệ Tự Do cho Tổ Quốc

Trong chiến đấu, không nài muôn khó nhọc
Cười hiểm nguy, bất chấp nỗi gian nan,
Người thất cơ thành thịt nát xương tan
Nhưng kẻ sống lòng son không biến chuyển.


Và đến lúc nước nhà vui thoát hiểm
Quyết khước từ lợi lộc với vinh hoa.
Họ buông gươm quay lại chốn quê nhà
Để sống lại cuộc đời trong bóng tối.

Họ là kẻ anh hùng không tên tuổi
Trong loạn ly như giữa lúc thanh bình
Bền một lòng dũng cảm, chí hy sinh
Dâng đất nước cả cuộc đời trong sạch.

Tuy công nghiệp không ghi trong sử sách,
Tuy bảng vàng bia đá chẳng đề tên,
Tuy mồ hoang xiêu lạc dưới trời quên
Không ai đến khấn nguyền dâng lễ vật,

Nhưng máu họ đã len vào mạch đất,
Thịt cùng xương trộn lẫn với non sông
Và anh hồn chung với tấm trinh trung
Đã hòa hợp làm linh hồn giống VIỆT.

Đằng Phương 

(GS Nguyễn Ngọc Huy)                          


 

 


                Chiếc Bóng

Trên tàng cây đàn chim đua nhau hót
Bài ca dao ai hát giữa ban trưa
Em ngang qua che nụ cười khó hiểu
Anh nghĩ thầm gởi một chút riêng tư

Tuổi 18 tâm hồn nhiều bí ẩn
Ngỡ rằng em thầm kín lén trao lòng
Em hiện hữu nhưng chập chờn chiếc bóng
Ta lung tung dạo bước khắp thiên đường

Ðứng ở đó mà ngu ngơ xao xuyến
Nhìn trời trong và mây trắng lang thang
Ta thấy được tình yêu vừa chạm nắng
Ðã vỡ oà theo tiếng suối reo vui

Thôi biết rồi, em đừng tinh nghịch nữa
Thoáng bâng quơ một ảo ảnh lung linh
Trong mắt nhìn chứa lắm điều ngộ nghĩnh
Nụ cười tươi nhưng đầy ắp hững hờ

 


Nhiều tưởng tượng nên thấy đời tươi trẻ
Ðầy chông gai, tình cảm vẫn còn nguyên
Ði lang thang thăm viếng khắp mọi miền
Tìm hình bóng ngày xưa dù mộng mị

Chiếc bóng đó là trăng hay là gió
Là muôn sao lộng lẫy giữa trời cao
Là tình yêu ôm ấp tự thuở nào
Ðến bây giờ vẫn vấn vương trong nắng

Và hôm nay bỗng dưng ta gặp lại
........

Tôn Thất Phú Sĩ

oct . 2005 

 

Đồng Sàng Uyên Ương

Tương Như muôn dặm tìm chim
Văn Quân ray rức nỗi niềm chứa chan
Dây tơ kết một cung đàn
Gọi mời Oanh Yến đồng sàng uyên ương

M-16

Ngàn Vàng Như Không !

Rồi thì cũng tới đó thôi
Ngất ngư tàu suốt cõi trời thênh thang
Nàng rên như oán như than
Anh ơi Hạnh Phúc ngàn vàng như không !

M-16

 

 



Chợ Vắng Nhớ Mối Xưa!

Chợ vắng chợt buồn nhớ mối xưa
Vài câu con cóc bỗng như thừa
Lãng đãng đâu đây vài khách lạ
Bọn lừa chắc đấy chẳng cần thưa
Nhục nước bên lòng chưa hả dạ
Giận thứ hai mang chẳng đã chưa
Buồn quá thả vài câu lếu láo
Chợ vắng chợt buồn nhớ mối xưa

LMTT

Mưa Buồn

Lòng buồn lãng đãng nhớ người xưa
Một khắc trăm năm thiếu hay thừa?
Có khi quen lắm thành xa lạ
Tình đời nức nở tiếng dạ thưa
Thất trận còn đau trong tấc dạ
Lưu vong tủi nhục đã vừa chưa?
Xóm vắng cơn mưa chiều bất chợt
Lòng buồn lãng đãng nhớ người xưa

TĐR

 

Nuối tiếc

Lòng buồn chợt nhớ thuở xa xưa
Hạnh phúc quê tôi thật dư thừa
Cho đến năm kia bầy giặc lạ
Xông vào cướp nước chẳng cần thưa
Mất nước niềm đau còn khắc dạ
Xa quê nỗi nhớ đã quên chưa?
Nghĩ lại cuộc đời sao lếu láo
Tuổi già nuối tiếc tuổi xanh xưa

HTS

 

NHẠC

Tình Anh Lính Chiến (Ca sĩ  Trường Vũ)

 

Nhạc Yêu Cầu Tình Ca Lam Phương


Ngọc Lan Tuyển Tập Những Tình Khúc Vượt Thời Gian 

 

TIẾU LÂM

1) Dzú mày đâu?

Ông Hai Néo đi thăm ruộng về, ra ao sau nhà rửa chân. Chợt thấy cô con dâu người Bắc ra bờ ao, liền hỏi:

- Dzú mày đâu rồi..?

Cô con dâu ngơ ngác. Ông liền sẵng giọng:

- Tao hỏi mầy. Dzú mầy đâu..?

Cô con dâu sợ quá lúng túng vén áo chìa 1 bên vú ra.

- Tao hỏi Dzú kia kìa con quỷ.

Cô con dâu quýnh quá vén 2 vú lên.

Ông Hai Néo đứng như trời trồng, miệng lắp bắp:

- T..a..o hỏi má mầy chớ không hỏi cái đ..ó...

Nói xong ông lập cập đi vào trong.. nhà...vừa đi vừa lẩm bẩm:

- Thứ lựu đạn, có ngày tui chết với... con nầy... quá.

Gái Quê

(Lượm trên Internet)

2) Thế Thì Cũng Bị Rồi!

Tiếng người đàn ông trong điện thoại:

- Thưa bác sĩ, thằng con trai tôi bị chứng quai bị...

- Phải, tôi biết. Hôm qua tôi đã đến và khám cho cháu rồi. Nhớ giữ nó cách biệt với những người khác trong nhà và...

- Thôi chết! Nó đã hôn người giúp việc mất rồi.

- Ồ, thật không may! Có lẽ chúng ta phải cách ly cô ấy...

- Nhưng thưa bác sĩ, tôi sợ rằng chính tôi cũng đã hôn cô gái đó.

- Rắc rối quá! Như vậy có nghĩa là ông cũng đã mắc bệnh.

- Ngoài ra, tôi còn hôn vợ tôi...

- Giọng bác sĩ bỗng thất thanh: Trời ơi! Thế thì tôi cũng bị rồi!

3) Vợ Việt Chồng Mỹ

Một ông Mỹ kia lấy vợ Việt, ông biết ăn cả lòng heo và khen mắm tôm lỏng rất chi là ngon, ông ta lại chịu khó học nói tiếng Việt để cho vợ vui lòng.

Bữa nọ hai vợ chồng ra bờ hồ chơi, ông ta mới nói:

- Con hồ này đẹp quá hả em?

Vợ anh ta chỉnh:

- Anh phải kêu là cái hồ thì mới đúng.

Hôm sau đi chèo thuyền trên sông, anh ta khen:

- Cái sông này cũng đẹp nhỉ.

Cô vợ lại cằn nhằn:

- Anh phải kêu là con sông thì mới đúng chứ.

- Sao tiếng xứ em kỳ cục quá vậy, cũng là nước, mà khi thì gọi là cái lúc lại gọi là con, thế nghĩa là sao?

- Tại anh không để ý ấy chớ.

Cô vợ giải thích:

- Này nhá : cái nhà, cái bàn, cái tủ ..., nó đứng ỳ một chỗ nên phải gọi là CÁI. Con mèo, con chó, con gà ... nó chạy tới, chạy lui nên phải gọi là CON. Cũng tương tự như vậy: CÁI hồ thì nằm yên trong khi đó CON sông thì nó lại chảy.

Anh chồng Mỹ vỗ mạnh vào đùi nghe đét một cái rồi cười hỉ hả, xem chừng như đã vỡ ra được cái lẽ... :

- Hèn chi ...! Của anh nó cứ hay nhúc nhích cựa quậy nên gọi là CON, còn của em nó cứ nằm ỳ ra một chỗ nên gọi là CÁI ... Người Việt kết hợp 2 thứ đó tạo ra sản phẩm gọi là CON CÁI.

Giờ thì anh đã hiểu rồi! Ha ha ha.

4) Đối Thiền                                       

Một vị thiền sư có tiếng là giỏi một hôm ngồi đọc sách không muốn bị quấy rầy nên dặn người học trò nếu có ai muốn gặp thì sau 10 giờ hãy đến.

Một lúc sau thì có một người khách đến có ý thử tài, khi chỉ nhìn thấy chú tiểu liền nghĩ rằng “Nếu thầy giỏi thì trò chắc cũng chẳng đến nỗi nào”, bèn không nói gì mà chỉ đưa ra 1 ngón tay. Chú tiểu tưởng khách bị câm nên cũng ra dấu bằng cách đưa ra 2 ngón tay để trả lời.

Vị khách liền đưa tay chỉ lên trời, chú tiểu bèn chỉ xuống đất.

Vị khách chỉ vào miệng, chú tiểu chỉ vào mắt.

Vị khách đưa ra 9 ngón tay, chú tiểu xòe hai tay đưa ra cả 10 ngón.

Vị khách rất cảm phục, vái chào chú tiểu rồi lui ra. Hôm sau vị khách ấy lại đến thì gặp Thiền Sư, vị khách kính cẩn nói:

– Xưa nay vẫn nghe danh của thiền sư định đến thử tài nhưng ngay cả chú tiểu nhỏ cũng đối đáp không lại nên đành chịu phục.

Rồi vị khách giải thích:

– Khi tôi đến đây thì chỉ gặp một chú tiểu, tôi muốn thử tài bằng cách ra dấu:

Tôi đưa ra 1 ngón tay:  “Nhất Nguyên Luận”

Chú tiểu liền đưa ra 2 ngón đối lại: “Nhị Nguyên Luận”.

Tôi chỉ lên trời: “Thiên thượng thuần dương”

Chú tiểu chỉ xuống đất: “Thiên hạ thuần âm”

Tôi chỉ vào miệng: “Pháp ngôn hòa duyệt” (ăn nói ôn hòa)

Chú tiểu chỉ vào mắt: “Tụng tập đa văn” (học hỏi sâu rộng)

Tôi đưa ra 9 ngón tay: “Cửu thiên chi phương” (có 9 phương trời)

Chú tiểu đưa ra 10 ngón đáp: “Thập phương chư Phật” (có 10 phương Phật)

Sau khi vị khách ra về thì thiền sư gọi chú tiểu vào để hỏi chuyện hôm qua, thì chú tiểu kể lại:

– Hôm qua có một ông khách câm đến và ra dấu:

Ông khách đưa ra 1 ngón tay hỏi:  “Chùa chỉ có 1 mình chú thôi sao?”

Con đưa ra 2 ngón: “Thưa có thầy nữa là hai người”.

Ông khách chỉ lên hỏi: “Thầy ở trên lầu hả?”

Con chỉ xuống đáp: “Thưa thầy đang ở dưới nhà”

Ông khách chỉ vào miệng: “Thầy đang dùng cơm chay hả?”

Con chỉ vào mắt thưa: “Thầy đang đọc sách”

Ông khách đưa ra 9 ngón tay: “Chín giờ trở lại được không?”

Con đưa ra 10 ngón đáp: “Thầy dặn phải sau 10 giờ”

Thế rồi không hiểu sao ông ấy giận rồi bỏ về đến hôm nay mới trở lại.

Bùi Phạm Thành

5) Quả phụ kén chồng

Sau đây là câu chuyện về một bà goá, giỏi chữ nho, đăng bảng tìm chồng. Chuyện rằng bà thuộc loại "nửa chừng xuân, thoắt gảy cành thiên hương" (Kiều). Sau ba năm để tang chồng, tròn đạo phu thê, bà bắn tiếng là bà có ý mống chuồng. Bà cho biết sẽ chọn ông nào biết nói lái hay nhất bằng cách dùng câu đối, có vẻ như chữ nho. Bà còn nói rõ hơn là phải diễn tả được tình cảnh của bà trong ba năm để tang chồng. Đề tài thật rắc rối và hóc búa thật sự. Nhưng vì bà đẹp quá nên rất nhiều nhân tài nộp bài. Sau khi chấm xong bà lựa được hai bài, vừa có tiếng lái, vừa có vẻ như chữ nho, vừa tả một phần đời bà, để cho vào chung kết. Bài thi chung kết đầu chỉ có hai câu đối như sau:

                        Bách nhật bách không vô cụ đặc
                        Băm na đổ lể, chẩm ai đăng

Bài thi thứ hai, vừa có câu đối, lại vừa là bài thơ song thất lục bát:

Gái quốc sắc cao môn Dũ Đệ,
Trai anh hùng tứ hải Đại Du.
Nhìn em đã thấy Căng Tu,
Mống Chuồng chỉ nhận Cốt Tu làm chồng

Cả hai được chấm đậu viết, nhưng sau phần thực hành, trong vòng 2 tuần liên tiếp bà loại ông có hai câu đối ngắn, vì không tả đúng tình trạng thật của bà, và vì thực hành kém quá. Ông ấy nói "ba năm để lổ chẳng ai đâm" (= chẳng ai đăm) là sai vì thât sự trong ba năm đó bà có cho..."đâm" lai rai. Bà thành thật thú nhận như vậy. Và do đó bà chọn ông thứ hai. Chẳng những ông đã nói đúng những gì bà có (nhà ở tuy thuộc loại kính cổng nhưng quá còn son nên dễ sa ngã, có kiếm chác chút chút). Ông còn tả bà đẹp và hấp dẫn (nhìn bà ông đã thấy "căng tu"). Ngoài ra ông sau còn nói rất đúng về những gì ông có. Ông thứ hai nầy đúng là "trai anh hùng tứ hải..đ. dai dẳng, và cũng hiền lành có cái "tốt cu" đúng như ông đã nói, bà chịu làm đám cưới với ông thứ hai nầy.

(Theo Wikiquote)

Hoàng Trường Sa phụ trách

 

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 219

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 217

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 218

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025