Trung cộng ‘sao chép phương tiện’ để thành công về kinh tế

Trung cộng ‘sao chép phương tiện’ để thành công về kinh tế

Một giáo sư Trung cộng gần đây đã khoe khoang trước mặt khán giả Trung cộng đại lục rằng Trung cộng đã thành công trong “việc sao chép phương tiện dẫn tới hàng đầu thế giới của mình,” điều này đã khuyến khích chế độ này thực hiện đường lối hung hăng hơn đối với Hoa Kỳ.

Trong 40 năm qua, chế độ Trung cộng duy chỉ làm một việc: ăn cắp, ông Zang Qichao, một chuyên gia marketing nổi tiếng đồng thời là giáo sư thỉnh giảng của Đại học Thanh Hoa Bắc Kinh, mới đây đã nói chuyện với một nhóm doanh nhân Trung cộng.

“Chúng ta ăn cắp nhiều kinh khủng, sao chép nhiều kinh khủng,” ông Zang nói


“Cái gì là quyền sở hữu trí tuệ? Cái gì là công nghệ được cấp bằng sáng chế? Chúng ta sẽ lấy nó về trước và giải quyết nó sau.”

Ông Zang nói rằng với cách tiếp cận này, Trung cộng đã vọt lên trở thành một trong những nền kinh tế dẫn đầu thế giới, và hiện giờ thấy không còn gì để sao chép được nữa.


Giáo sư Trung cộng Zang Qichao nói về việc Trung cộng đánh cắp công nghệ
từ Hoa Kỳ trong bài diễn thuyết của ông tại Thâm Quyến, Trung cộng, hôm 21/03/2021

Tự mãn nhờ những thành tựu sao chép công nghệ nước ngoài, Trung cộng hiện nay mạnh dạn cứng rắn hơn với Hoa Kỳ, ông Zang nói, như được thể hiện qua việc các nhà ngoại giao Trung cộng chỉ trích công khai các quan chức Hoa Kỳ ở Alaska hồi đầu tháng này (03/2021).

Ông Zang là một giáo sư, tác giả, và doanh nhân người Trung cộng, vốn cũng là chủ tịch của hai công ty, một công ty truyền thông và một công ty đầu tư. Khách hàng của những công ty này bao gồm các ngân hàng quốc doanh và các công ty viễn thông của Trung cộng. Bài diễn thuyết ngắn gọn của ông xuất hiện lần đầu tiên trên kênh truyền thông xã hội Trung cộng hôm 21/03 và từ đó đã được lan truyền rộng rãi.

Bốn thập kỷ gian lận

Các công nhân sản xuất vi mạch bán dẫn LED tại một nhà máy
ở thành phố Hoài An, tỉnh Giang Tô, miền đông Trung cộng, hôm 16/06/2020

Ông Zang cho biết kể từ khi Trung cộng cải cách kinh tế vào cuối những năm 1970, chế độ này đã phụ thuộc rất nhiều vào nước ngoài mang lại vốn đầu tư, công nghệ, và bí quyết để thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước.


Cụ thể, ông Zang cho biết Trung cộng buộc các doanh nghiệp nước ngoài phải hợp tác với các doanh nghiệp trong nước, vì thế mà người địa phương có thể học hỏi từ người nước ngoài và cuối cùng thế chỗ họ bằng cách tự mình vận hành doanh nghiệp.

Được biết đến là chuyển giao công nghệ cưỡng bức, Trung cộng đã buộc các công ty nước ngoài phải thiết lập liên doanh với các công ty địa phương và chuyển giao tài sản trí tuệ (IP) của họ như một điều kiện để thâm nhập thị trường Trung cộng.

Sau bốn thập kỷ, “chúng ta đã học được mọi thứ, và có thể tự làm ra mọi thứ,” ông nói.


“Khi chúng ta nhìn lại, thì các nhà máy là của chúng ta, thiết bị là của chúng ta, công nghệ là của chúng ta, bằng sáng chế là của chúng ta,” ông Zang nói. “Những người ngoại quốc đều đã đi cả.”

Việc Trung cộng đánh cắp lan tràn tài sản trí tuệ nước ngoài đã làm dấy lên sự gia tăng đáp trả trong những năm gần đây, đặc biệt là dưới thời chính phủ cựu TT Trump. Các quan chức Hoa Kỳ đã mô tả chiến lược của Bắc Kinh nhằm vượt Hoa Kỳ trở thành siêu cường độc tôn là được tập trung vào các hành động: “trộm cướp, sao chép, thay thế.”


Sau khi phát hiện Trung cộng tham gia vào hành vi được nhà nước hậu thuẫn là trộm cắp tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ, thì vào năm 2018, chính phủ TT Trump đã phát động cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ-Trung cộng với nỗ lực khiến chế độ này ngừng một loạt các hoạt động kinh tế và thương mại không công bằng, chẳng hạn như ép buộc chuyển giao công nghệ, trợ cấp cho các ngành công nghiệp trong nước, và thao túng tiền tệ. Thỏa thuận thương mại giai đoạn một đã đạt được vào tháng 01/2020, nhưng nhiều rào cản thương mại chưa được giải quyết.

Nhà chức trách liên bang cũng đã đẩy mạnh các đợt truy tố hành vi bị cáo buộc là ăn cắp công nghệ của sinh viên Trung cộng và những người từ nội bộ các công ty, cũng như những tin tặc của Trung cộng.

Trong bài diễn thuyết của mình, ông Zang nói Hoa Kỳ cuối cùng đã phát hiện ra các kế hoạch của Bắc Kinh.

“Họ không để chúng ta sao chép nữa,” ông nói.

Sự ngạo mạn

Một người phụ nữ lớn tuổi đẩy xe hàng dọc theo một con phố
gần Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung cộng vào hôm 05/03/2021

Theo ông Zang, Trung cộng đi theo lập trường cứng rắn với Hoa Kỳ trong các cuộc đàm phán gần đây ở Alaska vì địa vị kinh tế được gia cường sau bốn thập kỷ trộm cắp do nhà nước hậu thuẫn.

“Đó là lý do tại sao Bộ trưởng Ngoại giao Dương [Khiết Trì] và Vương [Nghị] của chúng ta có thể cứng rắn như vậy khi nói chuyện với Hoa Kỳ. [Họ nghĩ] các người không có quyền nói chuyện với chúng tôi theo lối đó,” ông Zang vừa nói vừa cười.


Nhà ngoại giao hàng đầu của Trung cộng Dương Khiết Trì và Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đã khuấy động báo giới vào hồi tháng Ba khi họ công khai chỉ trích Hoa Kỳ về một loạt những điều gọi là vi phạm trong cuộc hội đàm trực tiếp đầu tiên với các quan chức chính phủ TT Biden, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cùng Cố vấn An ninh Quốc gia Tòa Bạch Ốc Jake Sullivan.

Trong tương lai, ông Zang cho biết Trung cộng sẽ tập trung vào việc khuyến khích người dân phát triển công nghệ bản địa thông qua khẩu hiệu “đổi mới là động lực lớn nhất để sản xuất.” Khẩu hiệu này đã được Lãnh đạo Trung cộng Tập Cận Bình lặp lại kể từ năm 2015, khi ông có ý định chuyển hướng đất nước sang tập trung vào đổi mới trong nước.


Nicole Hao & Cathy He _ Nguyễn Lê

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 219

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 217

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 218

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025