LS NGUYỄN MẠNH TƯỜNG 1909 - 1997
LS NGUYỄN MẠNH TƯỜNG 1909 - 1997
Tác giả: Huỳnh Hậu.
Những ai từng tìm hiểu ít nhiều về phong trào NHÂN VĂN GIAI PHẨM ( 1956-1958 ) ở miền bắc VN đều chú ý tới hai gương mặt trí thức hàng đầu thời đó , mà sự dính dáng của họ tới phong trào hoàn toàn không định trước, đó là ông Triết Gia Trần Đức Thảo và ông Tiến Sĩ Luật Nguyễn Mạnh Tường.
Năm 16 tuổi, ông Nguyễn Mạnh Tường đậu tú tài hạng ưu và được học bổng qua Pháp du học tại Đại Học Tổng Hợp Montpellier. Năm 19 tuổi ông lấy bằng cử nhân Luật , và năm sau lấy luôn bằng cử nhân Văn Chương . Ba năm sau, khi ông 23 tuổi, ông Nguyễn Mạnh Tường lấy luôn hai bằng tiến sĩ Luật và Văn Chương , danh tiếng lẫy lừng trong giới học thuật của Pháp.
Năm 1936 ông Nguyễn Mạnh Tường về nước hoạt động , phần nhiều trong ngành giáo dục và ngành luật. Những chi tiết về hoạt động của LS Nguyễn Mạnh Tường có đăng rất rõ trong WIKIPEDIA TIẾNG VIỆT, các bạn muốn tìm hiểu, xin vào trong đó tham khảo. Ở đây tôi muốn góp cái nhìn của mình về một đại trí thức, một đại nhân tài của VN, nhưng bất hạnh thay bị chế độ Hồ Chí Minh vùi dập một cách dã man sau những đóng góp đầy thiện chí của ông cho đất nước.
Chúng ta ai cũng đã từng nghe nhiều về phong trào Cải Cách Ruộng Đất được HCM và tay sai thực hiện tại miền bắc theo chỉ đạo của Stalin và Mao Trạch Đông . Một phong trào tàn ác, vô nhân đã giết chết gần 170000 người dân vô tội trong những vụ đấu tố rùng rợn theo kiểu trung cổ tại miền bắc VN trong khoảng thời gian 1953 - 1956 , nhưng hậu quả tàn tệ của nó kéo dài cả mấy thập niên, khiến bộ mặt miền bắc VN biến dạng hoàn toàn, lòng người ly tán, đạo đức truyền thống bị đảo lộn tận gốc rễ.
Những cán bộ, đảng viên CSVN , bị nhồi sọ triền miên , tin rằng sau đó BCT và TW Đảng đã biết sai lầm trong CCRĐ và thực tâm hối lỗi, sửa sai . Hết Trường Chinh, tới Võ Nguyên Giáp thay mặt đảng xin lỗi , công nhận sai lầm này nọ, lại thêm ông Hồ chơi một màn khăn mù soa thấm nước mắt lâm ly ảo não, hỏi sao nhân dân không xúc động ?
Nhưng có mấy ai thấy ra sự thật đằng sau những màn trình diễn của các tay cộng sản đầu nậu ? Chẳng có sửa sai, hối lỗi gì cả ; CCRĐ là một VỞ KỊCH không hơn kém. MÀN THỨ NHẤT nhằm phá hủy quan hệ sản xuất cũ , tiêu diệt thành phần địa chủ, tư sản, thương nhân thành thị , biến xã hội thành một cộng đồng đơ zem cùi bắp cho đảng dễ đặt quyền cai trị độc tài theo kiểu cộng sản . Dĩ nhiên màn một sẽ gây ra tác động xã hội ghê gớm, cũng giống như một cây cong đã quá mức, cần thả ra để trở lại bình thường, nếu không sẽ gãy, và MÀN THỨ HAI chính là để phục vụ mục đích này. Màn thứ hai chính là SỬA SAI của HCM và bọn Chinh, Giáp . Trường Chinh mất chức TBT, Hoàng Quốc Việt cũng bị chuyển công tác, Võ Nguyên Giáp ra xin lỗi quốc dân v.v. Mất chức và chuyển công tác trong chế độ CSVN như thế nào thì mọi người đã rõ !
Ông LS Nguyễn Mạnh Tường là bậc trí thức lớn, là thiên tài trăm năm khó kiếm, nhưng ông lại quá thành thật. Nghe Trường Chinh ba hoa xích đế, nghe Võ Nguyên Giáp nói láo không ngượng miệng, nhìn bác hồ nhỏ lệ khóc thương đã giết oan nhiều mạng người , ông Nguyễn Mạnh Tường ngỡ rằng họ thực tâm sám hối, vì vậy trong đại hội của Mặt Trận Tổ Quốc ngày 30 tháng 10 năm 1956, ông đã lên diễn đàn , đọc một bài tham luận nẩy lửa : QUA NHỮNG SAI LẦM CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT - XÂY DỰNG QUAN ĐIỂM LÃNH ĐẠO. Ông TS Luật Nguyễn Mạnh Tường đề nghị xây dựng một chế độ pháp trị chân chính , một chế độ dân chủ thực sự.
Đáng thương cho ông TS Nguyễn Mạnh Tường ! Một trí thức bậc nhất , trưởng thành từ nền giáo dục Pháp, quen thuộc với tư tưởng Dân Quyền , tâm đắc với chính thể Tam Quyền Phân Lập , giống như một con thỏ sa vào vòng vây của một bầy sói lang cộng sản . Chúng muốn cào bằng xã hội cho dân càng ngu, càng nghèo càng tốt cho ý đồ xây dựng bộ máy độc tài toàn trị, chúng đâu có muốn ông đăng đàn dạy khôn cho chúng về dân quyền, về Tam Quyền Phân Lập ?
Sau đại hội, Nguyễn Hữu Đang tới phỏng vấn ông và cho đăng bài phỏng vấn trên tờ báo đang bị đảng lỏ mắt trông chừng : NHÂN VĂN GIAI PHẨM. Thế là từ đây cuộc đời của TS Nguyễn Mạnh Tường và gia đình nhỏ của ông như sa xuống địa ngục.
Đảng áp dụng cái trò hèn mọn là bao vây kinh tế gia đình . Không thể xin việc được ở đâu ; không còn tem phiếu lương thực ; đồ đạc trong nhà đem bán dần để đắp đổi qua ngày . Đói tới vàng mắt, lại bị địa phương cô lập, nghi kỵ, hết đường xoay sở, đến nỗi vợ của ông là bà Tống Lệ Dung từng muốn sắm tủ thuốc lá lẻ để kiếm cơm mà cũng không có vốn , lại không có tiền bôi trơn cho công an khu vực nên chịu thua.
Chẳng những riêng ông Nguyễn Mạnh Tường, những người khác dính vào NVGP như Nguyễn Hữu Đang, Phùng Quán , Văn Cao . Đặng Đình Hưng v.v. đều chịu chung cái hình phạt khốn kiếp mà đảng ưu ái dành cho họ.
Ông Giáo Sư Nguyễn Đình Cống viết rằng ông cha ta theo cái đảng CS trước đây, ý nói thời ông Hồ , chứ không theo cái đảng CS bây giờ , ý nói Nguyễn Phú Trọng . Hay nói khác đi, cái nhóm của GS Nguyễn Đình Cống , GS Chu Hảo, GS Mạc Văn Trang , GS Nguyễn Khắc Mai v.v. luôn tin rằng thời ông Hồ còn cầm trịch của đảng thì mọi việc tốt đẹp, đâu có xấu xa như cái thời của tên hèn mọn Nguyễn Phú Trọng . Tôi xin được hỏi các quý vị giáo sư vừa kể , cái thời 1956 , lúc TS Luật Nguyễn Mạnh Tường với 1 vợ 3 con bị hành xác , bị cô lập, bị chỉ trích , bị cho là phản bội v.v. thì AI NẮM QUYỀN HÀNH TẠI MIỀN BẮC ?
Tôi nghe các vị giáo sư có tổ chức kỷ niệm 110 năm ngày sinh của GSTS Luật Sư Nguyễn Mạnh Tường tại Trung Tâm Văn Hóa Minh Triết , và GS Mạc Văn Trang thay mặt nhóm viết bài ca ngợi LS Nguyễn Mạnh Tường là một trí thức lớn, một nhân cách lớn , một người không chịu thỏa hiệp với cái ác v.v. Cá nhân tôi hoàn toàn đồng ý với những nhận định trên . NHƯNG , một mặt quý vị ca ngợi LS Nguyễn Mạnh Tường , còn mặt khác quý vị lại ca ngợi kẻ , từng một thời dụ dỗ ông Nguyễn Mạnh Tường giúp cho chính phủ của miền bắc, ngay cả gọi ông Nguyễn Mạnh Tường một cách trang trọng bằng chữ NGÀI, nhưng sau đó lại đày đọa gia đình của cái ông NGÀI ấy một cách thê thảm , kẻ ấy chính là thằng giặc già HỒ CHÍ MINH .
Tôi thực sự không thể nào hiểu nỗi, các vị giáo sư lấy tư cách gì để mà tưởng niệm GSTS Luật Sư Nguyễn Mạnh Tường ?
Huỳnh Hậu
Nhận xét
Đăng nhận xét