2. Vắng Trump, G-7 đang kiềm chế Trung Quốc hay đang “bao che” cho ĐCSTQ? (Phần cuối)

Những tuyên bố chung của nhóm G-7 dưới thời Joe Biden có vẻ như “đội lốt” chống ĐCSTQ, nhưng thực chất là bảo vệ thể chế độc tài này một cách tinh vi.


Vắng Trump, G-7 đang kiềm chế Trung Quốc hay đang “bao che” cho ĐCSTQ? (Phần cuối)

Tác giả: Đông Bắc

(Tiếp theo Phần đầu )

Kết thúc 3 ngày nhóm họp (11-13/6), G-7 ra các tuyên bố chung, mà theo đánh giá của truyền thông dòng chính, thì các nhà lãnh đạo G-7 đang thống nhất hơn bao giờ hết trong nỗ lực kiềm chế mạnh mẽ Trung Quốc. Nhưng ngôn từ trong các tuyên bố lại cho thấy dường như ngược lại, và nhìn chung không có gì khiến ĐCSTQ phải lo ngại như G-7 năm 2017 với sự tham dự của Tổng thống Donald Trump.

Hối thúc WHO mở cuộc điều tra mới về nguồn gốc Covid-19 

Tuyên bố chung của G7 kêu gọi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mở cuộc điều tra "kịp thời, minh bạch" về nguồn gốc COVID-19 vào thời điểm Joe Biden đã ra lệnh cho tình báo Mỹ điều tra về việc virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán, cũng như tiến sĩ Anthony Fauci đã phải thừa nhận rằng ông "không tin" COVID-19 có "nguồn gốc từ tự nhiên”. (7)

Tuyên bố của G-7 nêu rõ: "Chúng tôi kêu gọi WHO dẫn đầu một cuộc nghiên cứu giai đoạn 2 kịp thời, minh bạch, được dẫn dắt bởi các chuyên gia và dựa trên cơ sở khoa học về nguồn gốc COVID-19 ở Trung Quốc, như khuyến nghị trong báo cáo của các chuyên gia". 

WHO - một tổ chức được thiết lập trên cơ sở cung cấp những thông tin chính xác, giải quyết những vấn đề cấp bách về sức khỏe cộng đồng - nay đã trở thành “công cụ” tuyên truyền dối trá cho ĐCSTQ, bao che cho ĐCSTQ ngay từ ngày đầu bùng phát đại dịch, và cho tới tận hôm nay. 

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus khen ngợi hết lời vì cách "dập dịch" của ĐCSTQ, trong khi lại chỉ trích các quốc gia khác về phản ứng đối với dịch bệnh cũng như thái độ của họ đối với Trung Quốc trong năm 2020. (Ảnh: Getty)

WHO là một ví dụ điển hình nhất của thể chế đa phương đã bị biến chất, từng bị Tổng thống Trump cắt nguồn viện trợ tài chính, nay lại được các nhà lãnh đạo G-7 “tin tưởng” giao phó mở cuộc điều tra giai đoạn 2 về nguồn gốc COVID-19. 

Có lẽ các nhà lãnh đạo G-7 quên mất rằng,  vào tháng 2 vừa qua, một nhóm chuyên gia của WHO sau 14 ngày điều tra đã công bố kết quả điều tra gần như trùng lặp với tất cả những luận điệu trước đây của ĐCSTQ, rằng khả năng virus bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán là “chuyện không thể nào xảy ra”, rằng virus đã lây truyền từ động vật sang người trước khi đại dịch bùng phát…

Tháng 3/2021, WHO đã công bố báo cáo dài 120 trang về nguồn gốc COVID-19. Theo báo cáo, virus SARS-CoV-2 có "nhiều khả năng" lây sang người từ vật trung gian là một động vật hoang dã bị bắt và nuôi trong trang trại. Tuy nhiên, báo cáo chưa chỉ ra được đây là loài vật cụ thể nào.

Báo cáo của WHO cũng cho rằng virus đã lây lan trên người không quá 1-2 tháng trước khi nó được phát hiện vào tháng 12/2019. Xuyên suốt 240 mặt giấy, báo cáo của WHO chỉ đánh giá khả năng "ít, nhiều" của các giả thuyết mà không đưa ra lời khẳng định cụ thể nào khiến nhiều quốc gia lên tiếng chỉ trích.


Các nhà lãnh đạo G7 muốn WHO - từng thất bại trong cuộc điều tra thứ nhất lại được trao “nhiệm vụ” thực hiện một cuộc điều tra tiếp theo? Và nhóm điều tra của WHO hồi tháng 2 vừa qua lại bao gồm các nhà khoa học có mối quan hệ xung đột lợi ích rõ ràng, như Tổ chức Liên minh Sức khỏe Sinh thái (EcoHealth Alliance) và Peter Daszak - Chủ tịch của Tổ chức này đã từng  tài trợ cho Viện Virus Vũ Hán. 

Đáng chú ý, Peter Daszak là đại diện duy nhất của Mỹ trong nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế của WHO tới Trung Quốc điều tra về nguồn gốc COVID-19, và đi đến kết luận việc rò rỉ virus từ phòng thí nghiệm là "không thể xảy ra".

ĐCSTQ cũng từ chối nhóm điều tra của WHO được quyền truy cập vào dữ liệu và hồ sơ quan trọng về hàng trăm mẫu nhiễm COVID-19 đầu tiên tại Vũ Hán. Giờ đây, các nhà lãnh đạo G7 lại “ngây thơ” tin rằng,  một cuộc điều tra "Giai đoạn 2" mới này của WHO sẽ được ĐCSTQ cấp quyền truy cập dữ liệu? 

Cạnh tranh hay “tiếp tay” cho ĐCSTQ?

Hội nghị thượng đỉnh G-7 cũng công bố sáng kiến mang tên "Xây dựng lại Thế giới Tốt đẹp hơn" (Build Back Better World - B3W)

Nội dung chi tiết của Sáng kiến này dù vẫn chưa được hé lộ, nhưng ít nhiều cho thấy nhóm các nhà lãnh đạo G-7 đang tìm cách chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc bằng cách cung cấp cho các quốc gia đang phát triển một kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng có thể cạnh tranh với sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) trị giá hàng nghìn tỷ đô la của Tập Cận Bình.

Theo Reuters, Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nhà lãnh đạo G7 khác hy vọng kế hoạch của họ, được gọi là sáng kiến ​​Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn, sẽ cung cấp một mối quan hệ đối tác cơ sở hạ tầng minh bạch để giúp thu hẹp 40 nghìn tỷ USD mà các quốc gia đang phát triển cần vào năm 2035”. (8)

Có nghĩa là các nhà lãnh đạo G-7 đã đồng ý kiềm chế ĐCSTQ  bằng cách… đầu tư vào cơ sở hạ tầng của các quốc gia đang phát triển. Bề ngoài thì đây dường như là giải pháp ngăn chặn ĐCSTQ “thôn tính” nền kinh tế, chính trị, quân sự của các nước nghèo…, nhưng bản chất thì hoàn toàn ngược lại, thậm chí như là đang giúp cho ĐCSTQ lấy lại những gì đã bị tổn hại trong 4 năm bị chính quyền Donald Trump vây hãm và trừng phạt. 

Cảng Sihanoukville ở Campuchia, một phần của Sáng kiến Vành đai và Con đường Trung Quốc. (Tang Chhin Sothy / AFP / Getty Images)

Cũng theo Reuter, “Nhà Trắng cho biết, G7 và các đồng minh sẽ sử dụng sáng kiến ​​B3W để huy động vốn của tư nhân trong các lĩnh vực như khí hậu, y tế và an ninh sức khỏe, công nghệ kỹ thuật số cũng như công bằng và bình đẳng giới”. (8)

Tổng thống Joe Biden cũng cam kết  "sẽ làm việc với Quốc hội Mỹ để bổ sung nguồn tài chính phát triển hiện có".

Với một nền kinh tế hiện đang èo uột bởi chính sách “giỏi tiêu hơn giỏi kiếm” của Đảng Dân chủ, nước Mỹ vẫn đang phải gồng mình vượt qua sự tàn phá bởi virus Trung Quốc với tốc độ tăng trưởng GDP "ì ạch", thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của nợ công, thì nay Joe Biden lại cam kết “bơm tiền” cho các nước đang phát triển để "đối chọi" với ĐCSTQ. 

Điều này có nghịch lý không khi "Nước Mỹ trở lại" của Joe Biden (hoàn toàn đối lập với "Nước Mỹ trên hết" của Tổng thống Donald Trump) đã "phát huy" tác dụng ở trong nước.

Vào ngày 11/3, Joe Biden đã nhanh chóng ký thành luật gói cứu trợ COVID-19 trị giá 1.900 tỷ đô la. Các nhà dân chủ tự do cấp tiến hy vọng gói cứu trợ này sẽ vực dậy nền kinh tế Mỹ đang suy yếu, trong khi các đảng viên Cộng hòa dự đoán gói cứu trợ sẽ ‘làm kinh tế Mỹ suy sụp’.

Cũng cần nhắc lại, chưa đầy hai tháng sau khi nhậm chức, Joe Biden đã thành công trong việc thông qua được gói cứu trợ lớn như vậy trong thời gian nhanh kỷ lục. Cũng hiếm thấy khi nào Đảng Dân chủ lại đồng lòng như vậy, khi chỉ có một dân biểu Dân chủ bỏ phiếu chống ở Hạ viện trong khi ở Thượng viện, toàn bộ 50 thành viên Dân chủ bỏ phiếu thuận.

Tuy nhiên quy mô 1,9 nghìn tỷ USD đã vấp phải sự phản đối của Đảng Cộng hòa. Nhiều nghị sĩ Cộng hòa lên tiếng bày tỏ quan điểm rằng gói kích cầu này là quá lớn. Trong tài khóa 2020 kết thúc vào tháng 9/2020, thâm hụt ngân sách liên bang Mỹ là 3,1 nghìn tỷ USD, cao chưa từng có trong lịch sử. Chỉ trong 3 tháng đầu tiên của tài khóa 2021, Washington chứng kiến mức thâm hụt kỷ lục 572,9 tỷ USD, tăng 60,7% so với cùng kỳ năm trước. 

Tuy nhiên số tiền cứu trợ 1,9 nghìn tỷ USD không tương ứng với sự khởi sắc của nền kinh tế, khi số liệu công bố vào tháng 4 cho thấy, nền kinh tế Mỹ chỉ tạo thêm 266.000 việc làm và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên tới 6,1%. Những con số này thấp hơn nhiều so với kỳ vọng của các chuyên gia kinh tế.

Những dữ liệu trên đã trở thành căn cứ để đảng Cộng hòa chỉ trích chương trình nghị sự của Joe Biden (không khác mấy so với Barack Obama), khi cho rằng điều đó chứng tỏ gói cứu trợ kinh tế của Joe Biden là quá tốn kém, và dẫn tới thực trạng nhiều người Mỹ không lao động, trông chờ vào tiền trợ cấp của Nhà nước.

Khi các quốc gia đang phát triển, đặc biệt các nước nghèo tại châu Phi, châu Á hiện đang là con nợ của ĐCSTQ thông qua bẫy nợ Sáng kiến Vành đai và Con đường, thậm chí phải gán cả tài sản quốc gia như cảng biển, các mỏ khoáng sản cho ĐCSTQ vì không có tiền trả nợ, thì phải chăng nước Mỹ nói riêng và nhóm G-7 nói chung lại sẽ rót tiền cho các quốc gia nghèo thông qua Sáng kiến "Xây dựng lại Thế giới Tốt đẹp hơn", mà  thực chất có thể là "hình thức" giúp họ trả nợ cũ cho ĐCSTQ và làm giàu cho thể chế độc tài này?

Đông Bắc

Tham khảo:

  1. https://www.globaltimes.cn/page/202106/1226061.shtml 
  2. https://www.reuters.com/article/eu-china/eu-sets-out-10-point-plan-to-balance-economic-ties-with-china-idUSL8N20Z4CS
  3. https://ec.europa.eu/eurostat/documents/portlet_file_entry/2995521/6-15022021-BP-EN.pdf/e8b971dd-7b51-752b-2253-7fdb1786f4d9
  4. https://www.wsj.com/articles/whos-on-firstagain-11623617075?mod=opinion_lead_pos1
  5. https://www.scmp.com/news/china/diplomacy/article/3137164/g7-calls-renewed-covid-19-origins-search-and-action-xinjiang
  6. https://www.globaltimes.cn/page/202106/1226061.shtml 
  7. https://www.reuters.com/business/healthcare-pharmaceuticals/biden-says-us-intelligence-community-divided-covid-origin-2021-05-26/
  8. https://www.reuters.com/world/g7-counter-chinas-belt-road-with-infrastructure-project-senior-us-official-2021-06-12/
  9. https://www.cbsnews.com/news/biden-g7-summit-china-infrastructure-vaccine/
https://www.npr.org/2016/04/29/476048024/fact-check-has-president-obama-depleted-the-military
https://www.dailysignal.com/2016/04/11/russia-and-china-increase-defense-spending-while-us-continues-cutting/
https://www.belfercenter.org/publication/reflections-american-grand-strategy-asia

https://www.gmanetwork.com/news/news/world/537370/senator-mccain-calls-for-us-to-challenge-china-claims-with-patrols-near-islands/story/

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 180