Dự luật bầu cử vì dân của đảng Dân chủ đã bị thất bại.

Dự luật bầu cử vì dân của đảng Dân Chủ đã bị thất bại


Tác giả: KIM NGUYỄN

             

Cuộc bầu cử Tổng Thống năm 2020 là một vết nhơ trong lịch sử Hoa Kỳ.  Nhiều tiểu bang Dân Chủ đã sửa đổi luật bầu cử vào ngay trước thời gian bỏ phiếu, nhiều thùng phiếu đặt tại những địa điểm không an toàn, không có người canh giữ, số phiếu bầu nhiều hơn trong danh sách cử tri, . . . Không ai có thể tin được rằng Hoa Kỳ, một quốc gia có nền dân chủ tự do vững mạnh nhất thế giới mà đã có một cuộc bầu cử gian lận có hệ thống.  Nhiều cuộc điều tra vẫn được tiếp tục mở ra tại một số tiểu bang có sự gian lận rõ ràng nhất, gây tranh cãi nhiều nhất như Michigan, Arizona và Georgia.

Gần 2 tháng nay, quận Maricopa, tiểu bang Arizona đã thực hiện đếm lại hơn 2 triệu 100 ngàn phiếu, và cuộc đếm phiếu này sắp được kết thúc.  Tiểu bang Michigan sẽ sớm tiến hành cuộc tái kiểm phiếu.  Tài liệu kiểm phiếu của quận Fulton, tiểu bang Georgia ghi nhận có hơn 100 lô phiếu khiếm diện đã bị thất lạc.  Mới đây, ngày 20/6, New York Post và nhiều truyền thông báo chí loan tin Bộ Trưởng Nội Vụ Georgia là Brad Raffensperger đã quyết định loại hơn 100,000 người ra khỏi danh sách cử tri của tiểu bang Georgia vì thư gởi tới địa chỉ của họ đã bị gởi trở lại bưu điện do không có người nhận.  Như vậy những địa chỉ này là những địa chỉ ma và hơn 100,000 người xử dụng những địa chỉ ma này là những cử tri ma, phiếu đó là phiếu gian lận.  Thêm vào đó, tiểu bang Georgia còn loại ra hơn 18 ngàn cử tri đã chết mà tên của họ vẫn còn trong danh sách cử tri.  Tổng cộng có hơn 118 ngàn cử tri ma đã đi bỏ phiếu, trong khi đó Joe Biden chỉ thắng TT Trump có 12 ngàn 670 phiếu.  Rõ ràng chiến thắng của TT Trump đã bị chiếm đoạt tại tiểu bang này.

Dự Luật Bầu Cử Vì Dân được đưa ra biểu quyết tại Thượng Viện 
Nhiều tiểu bang Cộng Hòa như Arizona, Arkansas, Kansas, Florida, Montana, Texas, Georgia, và một số tiểu bang khác đã ban hành hoặc đang vận động những luật bầu cử mới nhằm bảo vệ tính cách minh bạch, giảm thiểu gian lận bầu cử.  Trong khi đó thì đảng Dân Chủ lại đưa ra “Dự Luật Vì Dân” với chủ trương là bảo vệ quyền bầu cử của người dân và chống kỳ thị chủng tộc.  Hiến pháp đã trao quyền tổ chức bầu cử cho chính quyền tiểu bang nhưng chính quyền liên bang lại muốn giành quyền này nhằm thao túng hệ thống bầu cử.  TNS Ron Johnson phê bình rằng dự luật này có mục đích duy trì và củng cố quyền lực của đảng Dân Chủ, ông ta nói “Dự Luật Vì Dân là công cụ giúp đảng Dân Chủ kiểm soát quyền bầu cử để củng cố quyền lực.  Tại sao muốn loại bỏ luật đòi hỏi thẻ căn cước?  Tại sao lại cho tự do đi thu gom phiếu, không kiểm soát?  Tại sao gây khó khăn cho chính phủ tiểu bang trong việc duy trì danh sách cử tri? . . . đúng là có chủ trương tạo cơ hội cho đảng Dân Chủ dễ gian lận.  Cần đổi tên dự luật này là Dành Quyền Lợi Cho Chính Trị Gia Dân Chủ.”   

Một số điều khoản của Dự Luật Vì Dân được ghi nhận theo Breitbart News như sau:

  • Chính quyền liên bang có thẩm quyền tổ chức những cuộc bầu cử liên bang.
  • Không chấp nhận những tiêu chuẩn của chính quyền tiểu bang như yêu cầu cử tri trình thẻ căn cước có hình (ID), hạn chế việc bỏ phiếu bằng thư, không cho tội phạm tham gia bỏ phiếu. Vì những tiêu chuẩn này là chống lại quyền bỏ phiếu của cử tri, là một hình thức “phân biệt chủng tộc” có hệ thống.
  • Tất cả những khiếu nại, kiện cáo phải được đệ trình lên tòa án liên bang tại Washington, DC. Xin lưu ý, đa số Chánh Án tại Washington, DC là do Tổng Thống Dân Chủ chỉ định.
  • Chính quyền tiểu bang bắt buộc tự động ghi danh cử tri cho tất cả công dân trên 16 tuổi.
  • Không truy tố những người di dân bất hợp pháp nếu họ bỏ phiếu.
  • Các tiểu bang không được loại bỏ những cử tri không đủ điều kiện ra khỏi danh sách cử tri.
  • Cử tri được quyền ghi danh bỏ phiếu trong cùng ngày bầu cử.
  • Giảm ngân sách nhà tù của tiểu bang trừ khi tiểu bang cho phép những tội phạm đã thi hành án tù xong được phép ghi danh bỏ phiếu.
  • Bắt buộc phải có 15 ngày bỏ phiếu sớm trước ngày bầu cử.
  • Cử tri trên toàn quốc được bỏ phiếu khiếm diện mà không cần bất cứ điều kiện gì, và chữ ký cũng không bị đòi hỏi.
  • “Thu hoạch phiếu bầu” (Ballot harvesting):  Bất kỳ người nào cũng có thể được chỉ định đi thu gom phiếu bầu, không giới hạn.
  • Tiểu bang phải chấp nhận tất cả những phiếu bầu được gởi tới trong 10 ngày sau Ngày Bầu Cử.
  • Tiểu bang phải cung cấp những thùng bỏ phiếu tại nhiều địa điểm công cộng, được bảo mật, dán nhãn rõ ràng trong thời gian 45 ngày cho những người bỏ phiếu vắng mặt được dễ dàng xử dụng.
  • Chính quyền liên bang kiểm soát bản đồ khu vực bầu cử, có quyền tái phân chia khu vực mà không cần thông qua chính quyền tiểu bang.
  • Cho phép các chính trị gia được xử dụng quỹ vận động tranh cử cho mục đích cá nhân.

Tất cả những điều khoản nêu trên chỉ nhằm mục đích gian lận. 

Đảng Dân Chủ bị thất bại tại Thượng Viện

Chiều Thứ Ba, ngày 22/6, Dự Luật Vì Dân đã bị ngăn chặn tại Thượng Viện, đây là chiến thắng của đảng Cộng Hòa trong nỗ lực bảo vệ tính minh bạch và công bằng của luật bầu cử.  Các Thượng Nghị Sĩ đã bỏ phiếu theo đảng 50/50, mặc dù PTT Kamala Harris đã có mặt, sẵn sàng bỏ thêm 1 phiếu cho đảng Dân Chủ nhưng Dự Luật Vì Dân đã bị thất bại vì trước khi bỏ phiếu, đảng Dân Chủ đã không hủy bỏ được luật tranh luận vô thời hạn (filibuster) là đòi hỏi phải có đủ 60 phiếu mới được thông qua.  Đảng Cộng Hòa đã không đạt được thành công này nếu không có sự ủng hộ của hai Thượng Nghị Sĩ ôn hòa của đảng Dân Chủ là Kyrsten Sienma và Joe Manchin về việc duy trì luật “filibuster.”  Đảng Dân Chủ nhiều lần đã hăm dọa sẽ hủy bỏ “filibuster” nhưng TNS Kyrsten Sienma và Joe Manchin luôn luôn công khai chống đối.  Sáng Thứ Ba trước giờ bỏ phiếu, Washington Post đã đăng ý kiến của TNS Kyrsten Sienma:  “Quy luật “filibuster” giúp bảo vệ đất nước chúng ta tránh khỏi những dao động mạnh mẽ khi có sự bất đồng chính kiến kịch liệt của hai phe.”  Vì tình trạng đất nước liên tục bị chia rẽ theo đường lối của đảng, vì vậy “filibuster” đã được xử dụng trong nhiều thập niên.  Đây là quy tắc khiến cho Quốc Hội khó thông qua luật, là một lợi thế giúp cho các Thượng Nghị Sĩ của khối thiểu số có cơ hội ngăn chặn sự lạm dụng quyền hành của khối đa số.
Dự Luật Vì Dân đã được Hạ Viện thông qua từ đầu tháng Ba năm nay.  Obama, Joe Biden đã mạnh mẽ vận động cho dự luật này vì đảng Dân Chủ cho rằng luật bầu cử cần sửa đổi nhằm bảo đảm quyền bỏ phiếu của người dân và chống kỳ thị chủng tộc.  Thật là phi lý khi đảng Dân Chủ lập luận rằng phải trình ID khi bỏ phiếu là kỳ thị chủng tộc.  Trong sinh hoạt hàng ngày, người dân thường phải trình ID như trường hợp đi chích ngừa, đi máy bay, xin trợ cấp của chính phủ, giao dịch với ngân hàng, ký hợp đồng mướn nhà, mua nhà, . . .  ngay cả các em học sinh nhỏ cũng đòi hỏi phải có thẻ học sinh khi tới trường học.  Tổ chức Herritage Action cho hay rằng đầu tháng Ba năm nay, 20 Bộ Trưởng Tư Pháp của những tiểu bang Cộng Hòa đã gởi thư cho các nhà lãnh đạo Thượng Viện và Hạ Viện, cảnh báo rằng Dự Luật Vì Dân là vi hiến và không công bằng. 

Lãnh Đạo Khối Thiểu Số TNS Mitch McConnel nói trong một cuộc họp báo sau khi bỏ phiếu rằng “Đảng Cộng Hòa đã bỏ phiếu chống lại Dự Luật Vì Dân để bảo đảm đảm không cho đảng Dân Chủ áp đặt những tiêu chuẩn bỏ phiếu mới trên những quy luật bầu cử của tiểu bang nhằm can thiệp vào những cuộc bầu cử tạo lợi thế cho đảng Dân Chủ.”  Đa số cử tri Cộng Hòa đã nhìn thấy Dự Luật Vì Dân là phương tiện giành giật quyền lực của đảng Dân Chủ nhưng toàn bộ lãnh đạo Dân Chủ và phe truyền thông thiên tả đã xuyên tạc rằng đảng Cộng Hòa đã chống lại quyền bỏ phiếu của cử tri.   

Những thay đổi quy luật bầu cử trong Dự Luật Vì Dân là mục đích tạo cơ hội cho đảng Dân Chủ dễ dàng đoạt được chiến thắng trong tất cả các cuộc bầu cử trên lãnh vực quốc gia trong tương lai.  

Kim Nguyễn
June 23-2021
Nhận Định Thời Cuộc


Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 219

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 217

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 218

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025