TẢN MẠN NGÀY 30/4-Phần 2: NHỮNG NỖI XÓT XA ĐỌA ĐẦY
TẢN MẠN NGÀY 30/4
PHẦN 2: NHỮNG NỖI XÓT XA ĐỌA ĐẦY
ĐẶNG CHÍ HÙNG/FB
Trong cuộc phỏng vấn tạp chí George
năm 1998, chính tướng William Childs Westmoreland - Tư lệnh Bộ chỉ huy cố vấn
quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam- về tướng Võ Nguyên Giáp của quân đội cộng sản
như sau: “Of course, he was a formidable adversary…. By his own admission, by
early 1969, I think, he had lost, what, a half million soldiers? He reported
this. Now such a disregard for human life may make a formidable adversary, but
it does not make a military genius. An American commander losing men like that
would hardly have lasted more than a few weeks”. Xin được tạm dịch là: “Dĩ
nhiên, ông ta là một đối thủ ghê gớm…. Với sự thừa nhận của chính ông ta, đến
đầu năm 1969, tôi nghĩ, ông ta đã mất nửa triệu lính? Ông ta đã báo cáo điều
này. Hiện tại, một sự coi thường mạng người như thế có lẽ sẽ tạo nên một đối
thủ ghê gớm, nhưng nó không tạo nên một thiên tài quân sự. Với một người chỉ
huy người Mỹ mà làm thiệt mạng nhiều binh sĩ thì vị chỉ huy đó sẽ bị cách chức
sau vài tuần lễ”.
Một cuộc chiến tranh phi nghĩa với
danh xưng giải phóng và thống nhất bằng vũ lực quân sự mà ở đó, các lãnh đạo Hà
Nội không coi cuộc sống của dân lành, của thanh niên là gì. Các lãnh đạo cộng
sản coi thường sinh mạng của mình để đổi lấy sự vinh quang cho riêng lãnh đạo.
Các bà mẹ miền Bắc chỉ biết đến “Các con không về mình mẹ lặng yên” (trích “Đất
nước” - Nhạc: Phạm Minh Tuấn - Thơ: Tạ Hữu Yên). Trong khi đó, các con của các
mẹ đã bị đẩy vào chiến trường cho cái gọi là sinh bắc tử nam. Một sự xót xa đọa
đầy cho người miền bắc.
Những nỗi xót xa và đắng cay của
những số phận nghiệt ngã đi tìm cái chết để đem lại giàu sang tột cùng cho con
cháu Hồ, Giáp, Duẩn, Chinh, Đồng vv…đã được nhà văn cộng sản hồi chánh Xuân Vũ
mô tả chính xác “mạng người lá rụng”. Những đứa con của các bà mẹ Miền Bắc như
thể những chiếc lá trên rừng Trường Sơn rơi vào quên lãng, rơi vào mục nát, rơi
vào quên lãng để cho bác và đảng vinh quang trong chiến thắng ồn ào…
Nhưng ngày 30/4 lại còn đem đến những
nỗi xót xa hơn cho cả Miền Nam và chung quy là cho cả dân tộc trừ 10% bọn cộng
sản, nằm vùng và mafia đỏ. Nhà báo James Taranto đã trích dẫn cuộc điều tra quy
mô của nhật báo Orange County Register được phổ biến trong năm 2001 về “học tập
cải tạo” tại Việt Nam và đã kết luận rằng: "Ngay sau khi xâm chiếm VNCH,
cộng sản đã đưa một triệu quân dân cán chính VNCH vào tù vô thời hạn - dưới cái
nguỵ danh học tập cải tạo – trong ít nhất là 150 trại tù được thiết lập trên
toàn bộ lãnh thổ Việt Nam kể cả những nơi rừng thiêng nước độc với khí hậu khắc
nghiệt. Theo Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, đại đa số những người này đã bị giam cầm từ
3 tới 10 năm và có một số người đã bị giam giữ tới 17 năm. Nếu lấy con số trung
bình là bẩy năm tù cho mỗi người, số năm tù của một triệu người là 7,000,000
năm… Cứ mỗi ba gia đình tại Miền Nam, có một gia đình có người phải đi tù cải
tạo. Và trong số một triệu người tù kể trên, đã có 165,000 người chết vì bị
hành hạ, tra tấn, đánh đập, bỏ đói, lao động kiệt sức, chết vì bệnh không được
chữa trị, bị hành quyết… Cho tới nay, hài cốt của 165,000 nạn nhân này vẫn còn
bị Việt Cộng chôn giấu trong rừng núi, không trả lại cho gia đình họ. Hiện nay
chỉ có Việt Cộng mới biết rõ tên tuổi các nạn nhân cùng nơi chôn giấu hài cốt
của họ. Đây là tội ác thủ tiêu mất tích người, một tội ác chống loài người đã
và đang diễn ra tại Việt Nam suốt 35 năm nay mà thủ phạm là Lê Duẩn…”.
Còn theo tài liệu của Viện Bảo Tàng
Việt Nam tại San Jose ghi nhận số lượng tù cải tạo thực sự đều là tù chính trị
như sau: “Năm 1975 QLVNCH có 980.000 quân nhân gồm 1/10 cấp Tá và cấp Tướng
tổng cộng 9.600, cấp úy là 80.000, còn lại là hạ sỹ quan và binh sĩ. Binh sĩ
VNCH bị bắt đi cải tạo sau ngày 30 tháng 4, 1975.AFP/Getty Images – Cấp Tướng
tại ngũ đến 30 tháng 4 năm 75 là 112; bị tù cải tạo: 32 vị, 80 tướng lãnh di
tản và 1 số nhỏ không bị bắt giam. – Ðại tá có 600, bị tù 366. – Trung tá có
2.500, bị tù 1.700. – Thiếu tá có 6.500, bị tù 5.500. – Cấp úy có 80.000, bị tù
72.000. Trong số này bao gồm cả nữ quân nhân cũng như thành viên đảng phái và
các cấp chính quyền. Ðây là con số ghi nhận được từ phía Hoa Kỳ và Việt Nam
Cộng Hòa, không có tài liệu của các trại giam phía cộng sản để đối chiếu; và
không có con số chính xác tù cải tạo bị chết trong khi giam cầm”.
Hàng triệu người quân dân cán chính
VNCH phải đi tù, vợ con họ bị hãm hiếp, lao động cưỡng bức, đầy đi vùng kinh tế
mới. Gia sản, nhà cửa bị cướp mất để làm giàu cho quan to của đảng cộng sản hay
đám sâu bọ nằm vùng trước 1975. Hàng tram nghìn người đã bỏ mạng trên biển chỉ
bởi muốn thoát khỏi nhà tù lớn, muốn có được hai chữ tự do. Cảnh tù đầy sau
1975 đã được miêu tả qua nhiều hồi ký như Tôi Phải Sống, Đại Học Máu, Đáy địa
ngục, Tôi đi cải tạo vv…xin đọc một đoạn để thấy sự thật đau lòng cho người dân
Miền Nam sau 30/4/1975: “Đã hơn hai tháng nay, chúng tôi không được ăn miếng
thịt nào. Lao động mỗi ngày 8 tiếng, toàn việc nặng. Cơm không có, mỗi ngày
lãnh hai chiếc bánh mì luộc, mỗi cái khoảng 200gram và một nửa chiếc bánh buổi
sáng 50gram, như vậy chúng tôi chỉ được ăn 450gram chất bột với muối, không có
chất béo, chất rau và chất đạm nào! Do đó, ai nấy đều gầy rộc hẳn, da khô khốc.
Trên nguyên tắc theo giấy tờ chúng tôi được ăn 18 kí lô chất bột, 300gram thịt
mỗi tháng, nhưng thực tế chúng tôi chỉ được ăn 13 kí 500 chất bột”, (Đáy Địa
Ngục -Tạ Tỵ trang 378- 379.).
Lý do ư? Đảng CSVN phải sắt máu để
làm khiếp sợ quân dân cán chính VNCH, phải trả thù cho được những người đã bảo
vệ miền nam đến cùng. Lê Duẩn đã khẳng định trong sách “Lê Duẩn, Nội dung cơ
bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, xuất bản lần 1 tại trang 482 có
viết: "Sức mạnh vô địch của cách mạng Việt Nam được tích luỹ qua gần nửa
thế kỷ đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, kết
tinh cả truyền thống chiến đấu và tài thao lược của tổ tiên ta. Bằng ý chí của
chúng ta, những kẻ một thời lầm đường lạc lối theo Mỹ - Ngụy đã được lao động
cải tạo để trở thành những công dân có ích cho xã hội mới…”. Trong khi đó Đỗ
Mười thì tuyên bố trắng trợn hơn “Giải phóng rồi, nhà cửa của bọn nó là của
chúng ta, vợ con của bọn chúng thì chúng ta dùng…
Một miền nam tươi đẹp đã ra đi, một
miền nam tươi đẹp đã băng hà sau ngày 30/4/1975 để đến nỗi tiêu điều, khổ cực
như Huy Đức đã viết là một ví dụ dù Huy Đức chưa viết hết những sự thật kinh
hoàng về những kẻ cướp ngày “Tối 10-9-1975, “tin chiến thắng” liên tục được báo
về “Đại bản doanh” của Trung ương Cục đóng tại Dinh Độc Lập. Con số bị bắt cho
đến khi ấy vẫn tăng lên. Các đoàn đưa ra những con số chi tiết: hàng chục triệu
tiền mặt, hàng chục ký vàng, cả “kho” kim cương, hàng vạn mét vải và cả một cơ
sở chăn nuôi gồm “7. 000 con gà, thu hoạch 4. 000 trứng mỗi ngày”120 ở Thủ Đức.
Một nhà tư sản đang nằm viện bị yêu cầu kiểm tra xem ốm thật hay cáo bệnh,
trong khi đó con trai ông ta bị bắt để buộc phải khai ra nơi cất giấu tiền,
vàng. Do tin tức bị lọt ra, một số nhà tư sản đã kịp cao chạy xa bay, có người
bị bắt khi đang chuẩn bị trốn.”
Thảm kịch của miền nam chưa dừng lại
ở cướp ngày mà nó trực tiếp đẩy người dân vào một thảm kịch khác: trên biển
đông. Tập tài liệu ấn hành vào năm 2000, mang tựa đề “The State of the World’s
Refugees 2000, 50 yearsof Humanitarian Action,” viết về tình trạng tị nạn thế
giới, để đánh dấu 50 năm hoạt động nhân đạo của Liên Hiệp Quốc, Bà Sadako
Ogata, Cao Ủy Trưởng Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, đã nói về lòng can trường của hàng
triệu người tị nạn và lánh nạn trên thế giới đã mất tất cả, ngoại trừ niềm hy
vọng, và đã vượt qua biết bao thử thách và chông gai để đi tìm con đường sống.
Bà Ogata đã tuyên dương những người này là “Những người sống sót vĩ đại của Thế
Kỷ 20”. Cuốn sách cho biết:
“Ngay từ cuối năm 1975, những đợt
người tị nạn Việt Nam đã bắt đầu đến lánh nạn tại các nước lân bang. Vào những
ngày đó, Thái Lan đã đón nhận 5. 000 người tỵ nạn từ Việt Nam qua, tại Hồng
Kông cũng đã có 4. 000 tị nạn, Tân Gia Ba 1, 800 người, và có khoảng 1. 250
người cũng đã đến Phi Luật Tân. Vào tháng 7 năm 1976, khi chế độ Hà Nội loại
trừ bộ máy quản chế miền Nam của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam để thực
hiện việc thống nhất hai miền, cưỡng chế người dân đi vùng kinh tế mới, và tập
trung trên một triệu người miền Nam vào các trại tù cải tạo, những làn sóng di
tản bằng đường biển bắt đầu gia tăng. Và đến cuối năm 1977, đã có trên 15. 000
người Việt sang tị nạn tại các nước trong vùng Đông Nam Á. Cho đến năm 1978,
khi nhà cầm quyền Cộng Sản phát động chính sách cải tạo tư sản, và tiếp theo đó
là việc xua quân xâm chiếm Cam Bốt, và phải đương đầu với cuộc chiến biên giới
với Trung Quốc, làn sóng tị nạn bằng đường biển đã tăng lên gấp bốn lần, với đa
số người ra đi thuộc khối người Việt gốc Hoa, để sau đó được đưa sang định cư
tại các tỉnh phía Nam Trung Quốc.
Vào cuối năm 1978, đã có 62. 000
thuyền nhân người Việt tị nạn tại các nước Đông Nam Á. Riêng trong tháng 6 năm
1979, đã có trên 54. 000 thuyền nhân Việt Nam đến tị nạn tại các nước nói trên.
Những làn sóng tị nạn này đã khiến cho các nước trong khối Đông Nam Á, như Mã
Lai Á, Thái Lan, Phi Luật Tân, Tân Gia Ba và Nam Dương tuyên bố không nhận thêm
người tị nạn từ Việt Nam, khiến cho những đợt thuyền nhân đến sau đã bị xua
đuổi cấm không cho lên bờ. Cũng kể từ đó, con số thuyền nhân tử vong trên biển
cả cũng đã gia tăng.
Sau những cuộc hành trình hãi hùng
lênh đênh trên đại dương, một số thuyền nhân cũng đã đến được bến bờ tạm dụng.
Những lớp người này đã đem cho thế giới bên ngoài những mẫu chuyện về người
cha, người mẹ, đã phải chia nhau những hạt cơm rơi từ miệng những đứa con; đến
chuyện chia nhau từng giọt nước quý hơn vàng được vắt ra từmiếng vải thấm mưa,
để đánh lừa những cơn đói khát triền miên. Hay là những chuyện thương tâm về
người chết đã cứu được người sống với thịt máu của chính mình. Hoặc nữa là
những chuyện nói nhỏ, kể về những trường hợp phải đương đầu với hải tặc. Ngoài
những mối đe dọa do sự đầy đọa của con người đối với con người, những thuyền
nhân này còn phải đương đầu với những cơn thịnh nộ của thiên nhiên. Những cơn
phong ba bão táp đã khiến cho không biết bao nhiêu thuyền nhân làm mồi cho biển
cả. Không ai dám phỏng đoán với mỗi người có cơ may đặt chân lên bến bờ tự do,
đã có bao nhiêu người hy sinh trên đại dương.
Cuối cùng, làn sóng người tị nạn Việt
Nam bằng đường biển đã viết lê thiên bi sử của thuyền nhân, và những câu chuyện
hãi hùng của các cuộc vượt biển của người tị nạn Việt Nam đã đánh động được
lương tâm thế giới. Vào tháng Ba 1979, chương trình Ra Đi Có Trật Tự ra đời để
cố gắng ngăn chặn những làn sóng vượt biển. Ngoài ra, cũng vào thời gian này,
các chương trình cứu người vượt biển đã được một số tổ chức thiện nguyện quốc
tế phát động hai chiếc tầu cứu vớt thuyền nhân ngoài biển là Anamur do một tổ
chức từ thiện Đức Quốc vận động vào năm 1979 L’Ile deLumiere của tổ chức từ
thiện Pháp Medecins du Monde điều hành vào năm 1980 đã cứu mạng được nhiều
thuyền nhân Việt Nam lênh đênh ngoài biển cả trong khoảng thời gian từ 1979 cho
đến 1990.”
…Tất cả sự đau thương thống khổ của
người dân hai miền nam bắc chỉ đổi lấy sự hào nhoáng giả tạo, sự chiến thắng
viển vông và sự giàu có cho chỉ tầng lớp lãnh đạo đảng, nằm vùng và cơ hội. Còn
toàn thể dân hai miền thì đau thương không xiết. Những nỗi đau thương cứ đầy
theo năm tháng mãi không thể xóa nhòa bởi từ ngày 30/4 thống hận đó, lịch sử
toàn bộ đất nước VN lại bước vào một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên của đau khổ, cùm
kẹp và đầy rẫy trái ngang…Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng không thể nào quên
những kẻ phản bội miền nam. Đó cũng là nội dung của phần 3 trong loạt bài tản
mạn 30/4.
Đặng Chí Hùng
24/04/2022
Bài liên quan:
TẢN MẠN NGÀY 30/4 - Phần 1
Nhận xét
Đăng nhận xét