Việt Nam coi bản án tử hình tỷ phú là chiến thắng cho việc cai trị trong sạch. Không phải thế!

Việt Nam coi bản án tử hình tỷ phú
là chiến thắng cho việc cai trị trong sạch. Không phải thế!
Tác giả Charlie Campbell - Biên dịch Trà Mi
Đây là vụ lừa đảo lớn nhất từ trước đến nay ở Đông Nam Á, lên tới 12,5 tỷ USD và dính líu đến một số viên chức chính phủ và chủ ngân hàng hàng đầu của Việt Nam.
Và hôm thứ Năm, một tòa án ở Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra án lệnh: Tuyên án tử hình bà Trương Mỹ Lan, một nữ doanh nhân 67 tuổi nổi tiếng, người bắt đầu sự nghiệp là người bán mỹ phẩm ở một quầy hàng ở thành phố phía Nam trước khi thành lập Vạn Thịnh Phát vào năm 1992, một công ty phát triển các căn phòng ở, văn phòng, khách sạn và trung tâm mua sắm sang trọng.

Việt Nam coi bản án tử hình tỷ phú là chiến thắng cho việc cai trị trong sạch. Không phải thế! TIME Breaking News
Năm 2011,bà Lan được điều động để đứng đầu việc sáp nhập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) đang gặp khó khăn với hai tổ chức cho vay khác trong một kế hoạch do Ngân hàng Trung ương Việt Nam giám sát. Nhưng cho đến khi bị bắt vào năm 2022, bà bị buộc tội dùng SCB làm con heo đất cho riêng mình, biển thủ hàng tỷ đồng bằng những khoản cho chính mình vay bất hợp pháp cho và liên minh xuyên qua hàng ngàn công ty vỏ bọc trong và ngoài nước. Đây là bản án tử hình đầu tiên dành cho một doanh nhân tư nhân về tội phạm tài chính.
Sự việc đã gây chấn động cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và là điểm nhấn cao nhất trong chiến dịch chống tham nhũng “Đốt lò” ngày đêm của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng. Ảnh hưởng toàn diện của bản án dành cho bà Lan – một người trong gia đình nói với Reuters rằng bà có ý định kháng cáo – vẫn chưa được biết rõ mặc dù có những ảnh hưởng rõ ràng đối với những công ty quốc tế đang tìm đến Việt Nam khi họ đa dạng hóa chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Hoa.
Nguyễn Khắc Giang, một thành viên thỉnh giảng tại Chương trình Nghiên cứu Việt Nam của Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, cho biết: “Phiên tòa này có lẽ là ví dụ điển hình cho nỗ lực của Việt Nam nhằm trấn áp tham nhũng không chỉ trong khu vực nhà nước mà còn cả trong lãnh vực tư nhân.”
Việc Việt Nam tìm cách lấy bà Lan làm gương đã rõ ràng. Một bản án có tội trong phiên tòa bắt đầu chỉ vài tuần trước có thể chưa bao giờ bị nghi ngờ, vì nó phù hợp với chế độ chuyên chế độc đảng, nhưng đây không phải là bản án mờ ám nằm ngoài tầm nhìn của công chúng. Bà Lan bị xét xử cùng với 84 bị cáo khác, trong đó có chồng (bị kết án 9 năm tù), người thân, 45 nhân viên SCB (trong đó có 3 giám đốc điều hành bị tuyên án tù chung thân), 15 cựu cán bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 3 viên chức Thanh tra Chính phủ và một của Kiểm toán Nhà nước. Tiến trình tố tụng có sự tham gia của 10 công tố viên nhà nước, khoảng 200 luật sư và 2.700 nhân chứng. Bằng chứng chứa đầy 104 thùng tài liệu và nặng sáu tấn. Phương tiện truyền thông địa phương được cung cấp những thông tin chi tiết do những cán bộ đảng vốn được đào tạo về việc giữ bí mật thật kỹ.
Reuters đưa tin dẫn báo VnExpress trích lời bồi thẩm đoàn cho biết, “Hành động của bị cáo không chỉ vi phạm quyền quản lý tài sản của cá nhân, tổ chức mà còn khiến SCB bị giám sát chặt chẽ, làm xói mòn lòng tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.”
Việt Nam mong muốn coi phán quyết này là một chiến thắng cho việc cai trị trong sạch. Dưới thời ông Trọng, thứ hạng tham nhũng của Việt Nam đã được cải tiến đều đặn, dẫn đến tình trạng dư thừa đầu tư trực tiếp nước ngoài. Samsung, LG và Apple nằm trong số nhiều công ty nước ngoài đã đầu tư hàng tỷ USD vào sản xuất kỹ thuật cao tại Việt Nam, thúc đẩy những kế hoạch đầy tham vọng nhằm biến quốc gia Đông Nam Á 100 triệu dân từng bị chiến tranh tàn phá thành nền kinh tế có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và một nền kinh tế có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và nền kinh tế thu nhập cao vào năm 2045. Chính phủ Hà Nội cũng đang thúc đẩy các công ty lớn trong nước như VinGroup, công ty con sản xuất xe điện VinFast đang muốn xây dựng một nhà máy trị giá 4 tỷ USD ở Bắc Carolina.
Ông Lê Hồng Hiệp, chuyên gia cao cấp tại ISEAS, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Yusof Ishak, cho biết: “Về lâu dài, nếu họ có thể làm sạch thị trường, loại bỏ những hoạt động kinh doanh độc hại và bất hợp pháp, điều đó sẽ tốt cho toàn bộ nền kinh tế và là điều mà giới đầu tư nên hoan nghênh.”
Tuy nhiên, mức độ và sự trắng trợn của tội ác của bà Lan vẫn để lại nhiều câu hỏi chưa được giải đáp. Suy cho cùng, bà là người đã xây dựng một đế chế bất động sản rộng lớn ở một đất nước theo chủ nghĩa Lênin, nơi tất cả đất đai chính thức thuộc về nhà nước. Điều đó không thể xẩy ra nếu không có sự kết nối và bảo vệ của giới độc quyền cai trị. Theo những công tố viên, khoản nợ của bà Lan chiếm 93% tổng số khoản tiền cho vay của SCB, trong khi trong khoảng thời gian 3 năm, bà bị cáo buộc rút số tiền mặt tương đương 4 tỷ USD và cất giữ dưới tầng hầm ở tư gia. Thực tế là không có một viên chức cao cấp nào của đảng nằm trong số nhiều kẻ đồng loã của bà Lan là điều khó tin. Carlyle Thayer, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales ở Úc, nói: “Tôi không thể tin rằng bộ máy đảng và chính phủ Thành phố Hồ Chí Minh không có tội và không liên quan.”
Trên thực tế, phần đảng viên bị thanh trừng có thể đã được tiến hành – một cách lặng lẽ, xa tầm mắt, và trong một vụ tham nhũng khác, trước đó. Tháng 3 năm 2020, Ủy ban Kiểm tra Việt Nam đề nghị kỷ luật hai Bí thư Thành ủy TP.HCM là Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy, được biết đến với biệt danh “Sếp Hải”; và Lê Hoàng Quân, nguyên Trưởng ban Thường vụ thành phố – về cáo buộc vi phạm nghiêm trọng liên quan đến dự án phát triển quy mô lớn ở đô thị lớn nhất Việt Nam.
Lê Thanh Hải (T) và Lê Hoàng Quân (P) hai cán bộ cao cấp của đảng cộng sản Việt Nam bị cáo buộc vi phạm nghiêm trọng liên quan đến dự án phát triển lớn ở Tp HCM. Ảnh: Báo Giao Thông
Hai cán bộ đảng có ảnh hưởng nêu trên rất có thể đã thúc đẩy sự thăng tiến nhanh chóng của bà Lan và sự sụp đổ sau đó của bà. Tại sao họ (hoặc bất kỳ ai khác ở Thành phố Hồ Chí Minh) cho đến nay vẫn chưa bị liên luỵ cùng tội ác của bà Lan vẫn là một chủ đề gây tranh cãi, mặc dù cả hai đều đã bị trừng phạt, nên đảng có lẽ đã quyết định không vạch áo cho dân xem lưng ở nơi công cộng. Ít nhất kể từ khi cuộc thanh trừng hai Chủ tịch nước trong lúc bị cáo buộc tham nhũng chỉ trong một năm đã làm dấy lên sự giám sát không mong muốn với những hành động sai trái của chính quyền.
Tuy nhiên, hình phạt hà khắc dành cho bà Lan đã có ảnh hưởng, khi những doanh nghiệp phàn nàn về tình trạng “công sở tê liệt” do những viên chức chính phủ nay đang quá sợ hãi để không dám làm công việc của chính họ. ông Giang nói, “Ngay cả việc phê duyệt một dự án mới cũng sẽ mất rất nhiều thời gian vì công chức nay rất ngại đưa ra quyết định.” Trong khi đó, ông Hiệp cho rằng bản án tử hình của bà Lan có thể phản tác dụng và bị lật ngược khi kháng cáo. ông Hiệp cho biết: “Điều quan trọng bây giờ là phục hồi tổn thất và duy trì niềm tin của giới đầu tư vào hệ thống tư pháp và nền kinh tế. Và việc tuyên án tử hình cho bà ấy cũng không giúp ích được gì cả.”
Tất nhiên, thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam là điều được Washington ủng hộ, vào tháng 9 đã nâng quan hệ song phương lên Đối tác chiến lược toàn diện khi Tổng thống Joe Biden đến thăm Hà Nội. Việt Nam hiện là trung tâm sản xuất lớn nhất của Apple ở ngoài Trung Hoa và là nơi công ty khổng lồ Cupertino sản xuất iPad, AirPods và đồng hồ Apple. Tháng trước, Ngoại trưởng Antony Blinken đã chào đón Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn tới Washington, D.C., nơi họ tuyên bố sẽ mở rộng hợp tác trong lãnh vực bán dẫn, đa dạng hóa chuỗi cung ứng cũng như ổn định và thịnh vượng ở Biển Đông.
Ngày nay, việc chống lại sự quyết đoán trong khu vực của Bắc Kinh được Hoa Kỳ ưu tiên. Tuy nhiên, số phận của bà Lan cho thấy rằng Trung Hoa và Việt Nam về bản chất vẫn là những con thú rất giống nhau. Hôm thứ Năm, hơn 60 tổ chức nhân quyền và môi trường đã viết thư cho Apple để nêu bật vụ bắt giữ Ngô Thị Tố Nhiên, giám đốc điều hành của Sáng kiến Chuyển đổi Năng lượng Việt Nam, một tổ chức tư vấn độc lập tập trung vào chính sách năng lượng xanh, vào ngày 15 tháng 9. —mới nhất trong một cuộc trấn áp đang diễn ra đối với những người hoạt động bảo vệ môi trường.
Phil Robertson, phó giám đốc Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết: “Tất cả những công ty này đều nói rằng họ đang ‘giảm thiểu rủi ro’ cho chuỗi cung ứng của mình bằng cách chuyển ra khỏi Trung Hoa sang Việt Nam. Nhưng họ thực sự đang ủng hộ điều gì? Những công ty có quy tắc ứng xử rất đẹp mắt đang đầu tư vào một quốc gia nơi tình trạng vi phạm nhân quyền diễn ra có hệ thống và tràn lan.” Trường hợp của bà Lan cho thấy trong khi những đối thủ của Mỹ đã thay đổi, chế độ chuyên chế của Việt Nam vẫn tỏ ra rất bình thản.
Alexander Vuving, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á Thái Bình Dương ở Hawaii, cho biết: “Tôi không nghĩ điều này sẽ làm tăng niềm tin vào hệ thống. Đối với cộng đồng doanh nghiệp, đây chỉ là một ví dụ khác về việc [những viên chức chính phủ] đấu đá với nhau, tham nhũng và sự khó lường của môi trường ở đây.”
Tác giả Charlie Campbell - Biên dịch Trà Mi © 2024 DCVOnline
 
Mục đích chính của DCVOnline, với trách nhiệm truyền thông độc lập, là cổ xúy dân chủ, nhân quyền và phát triển bền vững cho Việt Nam.

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 209