TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 183

TRANG THƠ NHẠC
VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 183

Hoàng Trường Sa phụ trách

Yêu Mãi Cờ Vàng - Thơ A.K.

CÂU ĐỐI

1) Vế xuất về "Trí Thức Chồn" của Lê Nam

Xuất : Trí Thức Chồn
    Sĩ Phu Bắc Hà thời Xã Nghĩa, Sĩ hóa Sỉ, gà phải cáo, Sĩ khí tiêu tan Sĩ diện. (Lê Nam)

- Đối 1: Hồ Thu Cáo
    Tủ Lạnh Đông Lào mùa Nắng Cực, Hồ hàm hồ, lăng lốc chồn, Hồ thu hắt bóng Hồ Quang. (Hai Nu)

- Đối 2: Đảng Viên Cs
    Đảng viên cộng sản xứ chiều nay, đảng thành đàn, chó luồn hán(g), đảng hồ vốn dĩ đảng đĩ ! (Việt Nhân)

2) Vế xuất trích từ câu đối 3, 4 trong bài thơ "Về Với TỰ DO" của Thangcuibapbrvt:

Xuất: Bảo vệ Tự Do thanh kiếm thép
    Dựng xây Dân Chủ ngọn cờ vàng (thangcuibapbrvt) 

Đối: Giải trừ Hán Ngụy tâm chính nghĩa
    Nở hoa Nhân Quyền ánh trí huệ (Việt Nhân)

3) Vế xuất trích từ câu đối 5, 6 trong bài thơ "Về Với TỰ DO" của Thangcuibapbrvt:

Xuất: Non sông muôn thuở thời hùng thịnh
    Dân tộc ngàn đời buổi vẻ vang
 
(thangcuibapbrvt)

Đối: Cố quốc thập niên thế Lú dồn
    Quê nhà thất kỷ thần Chồn lạ. (Hai Nu)

4) Vế xuất về nhạc sĩ Trúc Phương của Lê Nam:

Xuất: Nhạc Sĩ Trúc Phương
    Tằm nhả kiếp Tơ, Tằm đói, Tằm nghèo. Tơ vẫn đẹp. (Lê Nam)

Đối: Bả Hồ Thuốc Chó
    Hồ tràn bả Chó, Hồ dâm, Hồ ác, Hồ quá xấu. (Hai Nu)

5) Câu đối chơi chữ:

Xuất: Con rể nết na xem tử tế (Khuyết danh)

Đối: Ông chồng cay đắng kể công phu (Khuyết danh)

[Tử = con, tế = rể, tử tế = con rể;  Công = ông, phu = chồng, công phu = ông chồng]

Nguồn: Thú Chơi Câu Đối

6) Câu đối nói lái vị "mằn mặn" (thanh thanh mà tục):

Xuất: Giai nhân "tái đắc" giai nhân tử  (Khuyết danh)

Đối: Anh hùng "khai đống" anh hùng tiêu (Khuyết danh)

[Tử = con, tế = rể, tử tế = con rể;  Công = ông, phu = chồng, công phu = ông chồng]

Nguồn: Thú Chơi Câu Đối
7) Vế xuất về nói lái của Hai Nu:

Xuất: Ông lấy giấy chùi - Ông chúi lấy giầy. (Hai Nu)

- Đối 1: Lão quỳ khóc kể - Lão kề khóc quỷ! (.2N)
- Đối 2: Bác cản leo cầu - bác cẩu leo càn. (Nina)


8) Thêm vế xuất nói lái về Sĩ Nhiếp của Hai Nu:

Xuất: Lỗ chứ chẳng phải Hán.g - Lãng chứ chẳng phải Hố (*) (Hai Nu)

- Đối 1: Sở hán. ..éo chịu Tần - Tẩn hán. ..éo chịu Sờ. (Hai Nu)
- Đối 2: Tấn vong đến đâu Đường - Tướng vong đến đâu Đần! (.2N)
- Đối 3: Ngụy trị đâu tới Thanh - Thạnh trị đâu tới Nguy! (.2N)

(*) Sĩ Nhiếp là người nước Lỗ, không phải người Hán .

9) Vế xuất về nói lái lụm trên mạng:

Xuất: Thấy là yêu - Yếu là thay! (Khuyết danh)

- Đối 1: Thấy ố dâm - Dấm ố thây. (Hai Nu)
- Đối 2: Thờ bác cu - Thù bác cơ. (Nina)
- Đối 3: Thác đầu bờ - Thờ đầu bác. (Hai Nu)
- Đối 4: Loạn dâm mù - Mụ dâm loàn. (Hai Nu)
- Đối 5: Lũ hám đạo - Lão hám ..Ụ. (Hai Nu)
- Đối 6: Ốm vì yêu - Yếu vì ôm! (Việt Nhân)
- Đối 7: Thấy hết ghét - Thét hết gáy! (Việt Nhân)
10) Vế xuất đề ảnh của Nina:

Xuất: Ăn Táo rào Lê - Ê Táo rào Lăng (Nina)



THƠ

Mai Lại Về Rừng - Thơ nhukhong

Tháng Ba Từ Biệt Pleiku - Thơ Đông Ry Nguyễn

Anh Hùng Mạt Lộ Biển Thuận An - Thơ Lý Thừa Nghiệp

Nhật Ký Tháng Tư - Thơ Trạch Gầm

Tháng Tự Năm 1975 - Thơ Bùi Đức Tín

Tháng Tư Úa Nắng Hạ Vàng - Thơ Songthy

Tình Đồng Đội - Thơ An Nguyen

Nỗi Buồn Chiến Thắng - Thơ Trần Trung Đạo

Tháng Tư Đen Cải Tạo - Thơ Trương Hiếu

Nước Non ... - Thơ Thai Tran

Nhớ Hay Làm Bộ Quên - Thơ Thì Thầm

Thời Hoàng Kim - Thơ Thanh Thanh

Đổi Thay - Thơ Thai Tran

Mừng Gì ? - Thơ Xuan Ngoc Nguyen

NHẠC

Thuyền Tự Do
Việt Dzũng & Nguyệt Anh

Người Việt Nam Ơi Đáp Lời Sông Núi 
Nhạc sĩ: Nguyệt Ánh

Hành Trình Tìm Tự Do
Nhạc sĩ: Trúc Hồ - Hợp ca

Bên Em Đang Có Ta
Nhạc: Trúc Hò - Lời: Trầm Tử Thiêng - Hợp Ca

Chiều Tây Đô
Nhạc sĩ: Lam Phương - Ca sĩ: Hoàng Oanh

Nguồn Vị Mặn Quê Hương

Về Ca Khúc "Tình Anh Lính Chiến" (Ns. Lam Phương)
Và "Lính Mà Em" (Ns. Anh Thy)

TIẾU LÂM

1) Giai thoại văn chương I
Sau đây là những chuyện có thật mà người viết một thời từng là tác nhân hoặc chứng nhân. Lúc đó, khoảng đầu thập niên 1970, người viết là một “trưởng tràng” của một trường trung học công lập tại một quận lẻ tỉnh Tây Ninh. Buổi trưa, các thầy cô thường tổ chức nấu ăn tại nhà vợ chồng ông Lao công của trường. Gia đình ông Lao công nghèo, không con, được nhà trường du di thu xếp một phòng học làm nơi ăn nghỉ tại trường. Một buổi nọ, cô H., dạy văn trong trường, nhân lúc ăn uống vui vẻ, ứng khẩu ra một câu đối và mời mọi người đáp lại cho vui. Cô nói:
        Cô Hồng cởi áo cô hồng trần.

Mọi người bỗng ngừng đũa, mỉm cười nhìn nhau tinh nghịch chờ đợi câu trả lời, trong số đó có tôi. Là một người ham thích câu đối từ lúc còn nhỏ, tôi cũng cảm thấy bất ngờ, không thể nào đối đáp ngay được. Bỗng tôi sực nhớ đến tên mình và tên thường gọi ở nhà của thằng con trai trưởng là “Lục”, tôi đáp liền đáp:
        Thầy Ký lột quần thầy ký lục.

Một nam giáo viên mặt nghiêm nghị, ngó thẳng vào mặt tôi rồi lớn tiếng phản đối:
- Người ta mới cởi áo, anh làm gì mà gấp gáp quá vậy! Lột quần người ta rồi lục lạo tùm lum là nghĩa làm sao? Anh không bị đưa ra tòa vì tội sách nhiễu tình dục cũng là may!
Mọi người đồng loạt cười vang rân thiếu điều muốn sặc…
Đây cũng là một kỷ niệm vui mà anh chị em thường nhắc nhở sau ngày “mất dạy”: 30.04.1975 (Vì sau ngày nầy Việt Cộng không cho dạy nữa nên thành mất dạy).

2) Giai thoại văn chương II

Một lần khác ba anh em chúng tôi trong đó có một thầy dạy toán và một thầy dạy sinh vật có việc đi xa, bị mắc mưa giữa đường. Cả ba liền tắp vào một quán cà phê cạnh đường, vừa đụt mưa, vừa du dương điếu thuốc bên cốc cà phê phin nóng hổi. Tiệm cà phê khá lớn và rất đông nhân viên phục vụ. Đang ngồi lim dim nhả khói, bỗng thầy HTC, dạy môn vạn vật, nhớ lại chuyện hai con bò cạp giao hoan mà thầy có cơ may chứng kiến nên nảy ý làm một câu đối trong đầu rồi vừa cười mỉm, vừa rung đùi, ra vẻ khoái chí lắm. Thầy nghĩ rằng câu đối hóc búa nầy mà nói ra sẽ không ai đối được. Thầy cười duyên nói:
- Tôi dạy môn sinh vật nhưng nay tôi xin múa rìu, nghĩ ra câu đối nầy đố anh em đối được thì tôi sẽ phục sát đất. Nầy nhé:
    Con bò cạp, cạp con bò cạp, cạp chỗ bò mà bò chỗ cạp.

Thầy Cao T. Giám học của trường, nguyên là giáo sư ban toán, gốc người Huế, nổi tiếng hài hước trong trường, trầm tư tìm vế đối. Cũng may, trước đó mấy ngày báo Trắng Đen trong đó có tường thuật một vụ quan hệ tình cảm bất chính của một cặp thương gia bị đổ bể và bị đưa ra Tòa. Ngó ngay mặt thầy C., anh thách:
- Nếu tao đối được thì mầy trả chầu cà phê nầy nhe! Còn nếu đối không chỉnh, tao sẽ trả hết, luôn hai gói Capstan. Mấy khách ngồi uống cà phê ở mấy bàn kế cận, cười tủm tỉm chăm chú lắng nghe.

Thầy Cao T. tằng hắng một tiếng rồi giả bộ nghiêm trang nói:
    Anh tiểu thương, thương chị tiểu thương, thương chổ tiểu mà tiểu chỗ thương.

Một tràng pháo tay nổ vang trong quán xen lẫn với tiếng cười vui. Thầy C. dạy môn sinh vật vừa gật đầu, vừa vỗ tay tán thưởng nhưng muốn tìm cách gỡ huề cho bớt “quê”, thầy nói:
- Bây giờ, nếu mấy anh đối được câu nầy, tôi sẽ mời chầu khác ngay tại đây vì trời vẫn còn mưa, chưa thể đi được. Cả bọn đồng ý. Không khí trong quán cà phê bỗng trở nên ấm cúng và vui nhộn lên đến nỗi mấy anh chị chạy bàn cũng đứng lại nghe ngóng một cách thích thú. Thầy C. ôn tồn nói câu mới:
    Thầy sinh vật, vật cô sinh vật, vật chỗ sinh mà sinh chỗ vật.

Anh tiếp viên trẻ, tự nãy giờ tuy đi tới đi lui nhưng vẫn chăm chú lắng nghe một cách khoái chí. Bỗng anh góp ý:
- Xin phép mấy anh cho tôi tham gia được không?

Mọi người đồng thanh hoan hô và khích lệ cậu tiếp viên. Cậu ta làm ra vẻ rụt rè rồi đáp:
- Em nói ra, nếu có gì sai, xin quý anh tha cho nhé! Em xin đối:
    Anh cà phê thương chị cà phê, phê chỗ cà mà cà chỗ phê.

Báo hại thầy sinh vật lại tốn thêm một chầu cà phê thuốc lá nữa…Còn mấy cô nữ tiếp viên đồng loạt cười vang rân rồi chạy trốn vào trong vì mắc cở…

3) Giai thoại văn chương III

Năm 1976, lúc ở "trại" HT 7590/L9/T1 ở Long Khánh, sau khi kho đạn của Sư Đoàn 18 BB/VNCH bị nổ, các "tù cải tạo" phải dọn các đóng gạch vụn. Trong lúc di chuyển đóng xà bần dưới trời nóng, Giáo sư TẠ KÝ, Đại Úy biệt phái trường Pétrus Ký, ra câu đối với đám học trò cũ cùng "cải tạo": "Nếu thằng nào đối được thì tao thua một bi thuốc lào". Câu Thầy Tạ Ký ra là:
    "Vác gạch hộc gạch",
thì ra mệt quá, Thầy Tạ Ký "rên" lên một câu nảo ruột !!!

Đám học trò cũ chưa lấy được bi thuốc lào của Thầy Tạ Ký thì phải chuyển trại lên Bù Gia Mập. Một hôm đi vát lồ ô về làm láng, một thằng học trò cũ nói: "Phải chi có Thầy Tạ Ký ở đây thì tao được bi thuốc lào của Thầy". Té ra, khi vát lồ ô lên dốc, anh học trò nghĩ ra câu:
    "Leo dốc thở dốc".



Rượu Trà - Thơ Thanh Thanh
4) "Đỡ Đần"

Cô giáo:
- Các em hãy đặt câu với từ "đỡ đần"! Em Tý, đọc câu của em xem nào?
Cu Tý:
- Vì lúc nhỏ không được đi học nên các ông cán bộ phải đi học bổ túc văn hóa cho đỡ đần ạ!

5) Cháy Nhà

Hai vợ chồng (chồng bị điếc, vợ bị câm) sống với nhau, rất hạnh phúc và hiểu nhau. Bữa nọ đi làm về anh chồng hớt hải hỏi vợ:
- Nghe nói bị cháy, nhà ai cháy vậy?

Chị vợ nghe thấy bèn vén váy chỉ vào "ấy ấy" rồi chỉ sang bên trái..., anh chồng nói:
- À, nhà cu Bướm ở xóm Đông... Thế vợ chồng nó đi đâu mà để cháy nhà vậy?

Chị ta bèn kéo váy lên, ngoáy ngoáy, đưa lên mũi ngửi, rồi chỉ thẳng tay lên trời..., anh chồng nói tiếp:
- Hóa ra chúng nó lên Miền Núi bán mắm tôm..., thế có cứu được gì không?

Chị vợ lại chổng mông, kéo váy lên, hai tay xoa xoa vào mông..., anh chồng thở dài:
- Tội nghiệp, thế là cháy sạch sành sanh, nhẵn như chùi....! Nhưng tại sao không gọi cứu hỏa?

Chị vợ bèn chạy tới ôm lấy chồng, tốc váy lên.. và giả vờ như "ấy ấy"..., rồi vỗ đánh "bốp" một cái vào bụng,, anh chồng buồn bã than thở:
- Trời ạ! Xe chữa cháy để đến lúc cứu hỏa mới bơm..., lại bơm quá tay để nổ cả lốp thì làm ăn gì..? Đúng là chủ quan hết mức.

Nguồn ĐQV

Đừng Bao Giờ Tin Cs - Hình nhột JMSS

PHIM ẢNH

Đàn Bò Vào Thành Phố

Trailer Phim Thuyền Nhân: Hành Trình 50 Năm
Đạo Diễn: Trần Hoàng Thanh Tâm

Tấm Thân Ý Nghĩa - Thơ Hoài Nam


Hoàng Trường Sa phụ trách

Nhận xét

Bài được quan tâm