Giáo hội Chính thống Nga kêu gọi ‘Thánh chiến’

Giáo hội Chính thống Nga kêu gọi ‘Thánh chiến’
Giáo hội Chính thống Nga kêu gọi ‘Thánh chiến’ (Ảnh minh họa: rferl)

Liên Thành
Việc Giáo hội Chính thống Nga kêu gọi Thánh chiến đã thay đổi những lý giải ban đầu của ông Putin về lý do xâm lược Ukraina, cuộc chiến của Điện Kremlin giờ đây không ngần ngại nhắm đến toàn bộ thế giới phương Tây. Và cũng giống như các cuộc chiến có yếu tố tôn giáo cực đoan khác, các binh sĩ Nga được tuyên bố sẽ được sạch tội.
Giáo hội Chính thống Nga đã phê chuẩn một tài liệu mới đáng chú ý nêu rõ ý định của Điện Kremlin nhằm tiêu diệt Ukraina đồng thời đưa ra lập luận ý thức hệ về một cuộc đối đầu rộng hơn với thế giới phương Tây. Sắc lệnh này được ban hành trong đại hội diễn ra từ ngày 27 đến 28 tháng 3 của Hội đồng Nhân dân Nga toàn Thế giới, do Thượng phụ Kirill, lãnh đạo Giáo hội Chính thống Nga đứng đầu. Sắc lệnh gọi cuộc xâm lược Ukraina là “Thánh chiến” với mục đích rõ ràng là dập tắt nền độc lập của Ukraina và áp đặt sự cai trị trực tiếp của Nga.
Các nhà thờ thường ban hành các sắc lệnh nêu quan điểm chính thức về các vấn đề then chốt, nhưng hiếm khi những tuyên bố này liên quan đến việc kêu gọi bạo lực hoặc tham vọng lãnh thổ. Nga được nhắc đến 53 lần trong tài liệu dài 3000 từ, nhấn mạnh sự tập trung rất rõ ràng vào lợi ích thế tục của nhà nước Nga. Tài liệu nêu rõ: “Từ quan điểm tinh thần và đạo đức, Chiến dịch quân sự đặc biệt là một cuộc Thánh chiến, trong đó Nga và người dân đang bảo vệ không gian tinh thần duy nhất của nước Nga thần thánh”. Theo Giám đốc LLC, một công ty truyền thông chiến lược và có quan hệ với chính phủ có trụ sở tại Kyiv, Ukraina, ông Brian Mefford, thì Sắc lệnh này đã sử dụng cách nói uyển chuyển ưa thích của Điện Kremlin cho cuộc xâm lược toàn diện đối với Ukraina.
Sắc lệnh tiếp tục nhấn mạnh vị thế của Ukraina như một phần của “Thế giới Nga” rộng lớn hơn, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải dập tắt tư cách nhà nước Ukraina một lần và mãi mãi. Sau khi kết thúc cuộc chiến hiện tại, Sắc lệnh tuyên bố “toàn bộ lãnh thổ của Ukraina hiện đại sẽ nằm trong vùng đặc quyền ảnh hưởng của Nga. Khả năng một chế độ chính trị thù địch với Nga và người dân nước này tồn tại trên lãnh thổ này phải được loại trừ hoàn toàn”.
Những quan điểm thể hiện trong tài liệu được phê duyệt này vốn được mở rộng dựa trên những tuyên bố trước đây của Đức Thượng phụ Kirill, kể từ khi bắt đầu cuộc chiến của Nga hơn hai năm trước. Người đứng đầu Giáo hội Chính thống Nga thường xuyên khẳng định rằng người Ukraina và người Nga là “một dân tộc” và được coi là những người ủng hộ tư tưởng chủ chốt cho cuộc chiến. Những bình luận của Thượng phụ Kirill đã dẫn đến sự chỉ trích rộng rãi, bao gồm cả lời cảnh báo của Giáo hoàng Francis về việc tránh trở thành cái mà ông gọi là “chàng trai bàn thờ của Putin”. (The altar boy of Putin)
(trong hình này Altar boy là 2 cậu thiếu niên hầu ông linh mục trong buổi lễ ở dưới bàn thờ)
Sắc lệnh mới coi việc Nga xâm lược Ukraina là một phần của cuộc đấu tranh tinh thần lớn hơn chống lại phương Tây, mà nước này cáo buộc đã “rơi vào chủ nghĩa Satan”. Điều này đặc biệt giống với những lập luận ý thức hệ được những người Hồi giáo cực đoan ủng hộ, những người từ lâu đã tìm cách miêu tả Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây khác là “Satan” như một phần trong nỗ lực biện minh cho chương trình nghị sự cực đoan của họ. Ngoài Nhà thờ Chính thống Nga, nhiều quan chức cấp cao của Điện Kremlin đã tìm cách coi cuộc chiến ở Ukraina là một cuộc chiến sinh tồn với “chủ nghĩa Satan” của phương Tây. Như nhắc lại một cách lạnh lùng hơn nữa học thuyết Hồi giáo, Thượng phụ Kirill cũng tuyên bố rằng những người lính Nga thiệt mạng ở Ukraina sẽ được “rửa sạch mọi tội lỗi”.(phải chăng họ sẽ được Allah thưởng cho 12 cô gái trinh để vui thú (vật) ở bên kia thế giới ?? ☺☻ - BCT)
Không có gì ngạc nhiên khi Giáo hội Chính thống Nga ủng hộ ngôn ngữ gắn liền với chủ nghĩa tôn giáo cực đoan hơn. Xét cho cùng, toàn bộ cuộc xâm lược Ukraina của Nga ngay từ đầu đã được coi là một cuộc thập tự chinh. Sau khi chiếm giữ Crimea năm 2014, ông Putin đã so sánh bán đảo Ukraina bị chiếm đóng với “Núi Đền” (là thánh địa tôn giáo ở vào thành cổ Jerusalem, Israel) và nói về tầm quan trọng tinh thần của nó đối với đất nước Nga. Ông thường xuyên khẳng định người Ukraina thực sự là người Nga (“một dân tộc”) và coi Ukraina là “một phần không thể tách rời trong lịch sử, văn hóa và không gian tinh thần của chúng ta”.
Sự xác nhận gần đây về một cuộc thánh chiến chống lại Ukraina và phương Tây diễn ra vào thời điểm then chốt trong cuộc xâm lược của Nga. Kể từ tháng 2 năm 2022, đội quân của ông Putin vẫn chưa thể vượt qua sự kháng cự của Ukraina hoặc phá vỡ ý chí tự vệ của đất nước này. Với không nhiều triển vọng về một bước đột phá quân sự mang tính quyết định, Điện Kremlin hiện đang ngày càng chuyển sang các chiến thuật mạnh mẽ hơn, bao gồm cả việc leo thang ném bom các thành phố của Ukraina và phá hủy một cách có phương pháp mạng lưới điện dân sự của Ukraina.
Bằng cách định nghĩa cuộc chiến bằng những thuật ngữ tâm linh rõ ràng, Giáo hội Chính thống Nga hy vọng sẽ minh oan cho những tội ác chiến tranh đã gây ra ở Ukraina và khuyến khích nhiều người Nga tham gia tình nguyện. Tuyên bố gần đây của Matxcova về một cuộc thánh chiến cũng gửi một thông điệp không thể nhầm lẫn tới bất kỳ ai ở phương Tây vẫn tin vào khả năng đạt được một số thỏa hiệp với Điện Kremlin. Trong khi ông Putin ban đầu tìm cách lý giải cho cuộc xâm lược như một phản ứng thực tế trước sự phát triển của NATO, thì giờ đây rõ ràng là ông coi cuộc chiến là một sứ mệnh thiêng liêng và sẽ không dừng lại cho đến khi Ukraina bị xóa sổ khỏi bản đồ châu Âu.
----------

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 219

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 217

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 218

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025