Giải mã phiên đấu thầu vàng “ế ẩm”

Giải mã phiên đấu thầu vàng “ế ẩm”
Nguồn cava

Nguyên Hương

Sau khi hủy phiên đấu vàng ngày 22/4 do không đủ đơn vị tham gia dự thầu, trong phiên đấu thầu vàng ngày 23/4 của NHNN lại ế tiếp 13.400 lượng. Giá trúng thầu vàng của NHNN cao hơn giá mua từ dân cùng thời điểm 630 ngàn đồng/lượng.

Trong phiên đấu thầu vàng miếng SJC do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức sáng nay (23/4) tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước, có 7 ngân hàng và 4 doanh nghiệp dự thầu, bao gồm: HDBank, ACB, Eximbank, Techcombank, Sacombank, MSB, VPBank, SJC, DOJI, Phú Quý, PNJ.

Tổng khối lượng vàng miếng đưa ra đấu thầu lần này là 16.800 lượng với mức giá tối thiểu là 80,7 triệu đồng/lượng (đã giảm 1,1 triệu đồng so với mức giá tối thiểu trong thông báo đấu thầu đầu tiên bị hủy ngày 22/4).

Tuy nhiên, chỉ có 2 đơn vị trả giá và trúng thầu ngay là SJC và ACB. Tổng số lượng trúng thầu là là 34 lô, tương đương với 3.400 lượng vàng. 13.400 lượng vàng còn lại, tương đương 80% số vàng đưa ra đấu thầu nhập lại kho.

Tại thời điểm đấu thầu, đơn vị trúng thầu đã bỏ giá rất “lịch sự”.

Giá tối thiểu bỏ thầu cao quá (81,8 triệu đồng/lượng) là trở ngại chính khiến phiên đấu thầu đầu tiên của NHNN phải hủy do không đủ thành viên tham dự thầu. Rút kinh nghiệm, trong thông báo đầu thầu ngày 23/4, giá tối thiểu đã được rút xuống 80,7 triệu đồng/lượng.

Tại phiên đấu thầu ngày 23/4, hai đơn vị trúng thầu là SJC và ACB đã bỏ giá thấp nhất 81,32 triệu đồng/lượng và giá cao nhất 81,33 triệu đồng/lượng và trúng ngay.

Cùng ngày, tại 15h chiều ngày 23/4 (theo giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay trên sàn Kitco hạ xuống còn 2.306,50 USD/ounce. Quy đổi theo tỷ giá ngoại tệ tại Vietcombank hôm nay 1 USD = 24.488 VND, giá vàng thế giới tương đương 68,05 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng trúng thầu 13,27 triệu đồng/lượng.

Hơn nữa vận mệnh của vàng SJC luôn trong tầm ngắm của nhà điều hành với mục tiêu giảm ngang bằng với vàng thế giới. Nếu NHNN xóa bỏ độc quyền vàng miếng thì giá của vàng SJC sẽ phải tính toán lại phù hợp với chính sách mới về quản lý vàng.

Không chỉ cao hơn giá vàng thế giới cùng thời điểm, giá vàng trúng thầu còn cao hơn giá vàng mua từ dân cùng thời điểm. Sau phiên đấu thầu vàng miếng ngày 23/4, giá vàng trong nước giảm chỉ còn 80,70 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và 83 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra. Như vậy, SJC và ACB đã trúng thầu vàng SJC từ NHNN với giá cao hơn giá mua trên thị trường 630 ngàn đồng/lượng.

Tuy nhiên, một ngày sau khi có kết quả đấu thầu (15h chiều ngày 24/4), giá vàng SJC đã được bốc tăng trở lại mức 82,3 – 84,3 triệu đồng/lượng (mua – bán).

Rủi ro cao, số lượng đấu thầu tối thiểu quá lớn ngăn cản nhiều doanh nghiệp không tham gia đấu thầu.

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, khối lượng đấu thầu tối thiểu một thành viên được phép đặt thầu là 14 lô, tương đương 1.400 lượng; tối đa là 20 lô, tương đương 2.000 lượng. Trên thực tế, ở thời điểm này, rất ít doanh nghiệp dám “ôm” 1.400 – 2.000 lượng vàng.

Lãnh đạo một ngân hàng thương mại cổ phần cho biết, ngân hàng từ chối tham gia phiên đấu thầu vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước vì biên lợi nhuận rất thấp, chỉ khoảng 20.000 đồng/chỉ nên ngân hàng không muốn đầu tư vào vàng.

Mức đặt thầu tối thiểu này là quá cao so với nhu cầu thị trường hiện nay. Theo tính toán, nhu cầu tiêu thụ vàng miếng SJC bình quân của toàn thị trường khoảng 200-300 lượng/ngày. Ngày cao điểm ghi nhận mức bán ra 400 lượng – gần như cao nhất kể từ đầu năm nay.

Với sức tiêu thụ này, đặt cọc mua ngay 1.400 lượng vàng miếng thì không biết bao giờ mới bán hết. Trong khi đó, hầu hết doanh nghiệp kinh doanh vàng đều tuân thủ nguyên tắc mua bao nhiêu bán bấy nhiêu, bởi giá vàng tăng – giảm liên tục, do đó việc trữ một khối lượng vàng giá cao trong bối cảnh giá vàng thế giới biến động mạnh là rất rủi ro.

Theo đánh giá của ông Huỳnh Trung Khánh – Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA), cố vấn Hội đồng Vàng thế giới tại Việt Nam, việc Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng ở thời điểm này và lại yêu cầu số lượng mua tối thiểu là 1.400 lượng cũng khiến các đơn vị tham gia đấu giá hết sức cân nhắc.

Ông Khánh cho rằng, 1.400 lượng vàng miếng SJC ở thời điểm này tương đương hơn 113 tỷ đồng. Bỏ ra số tiền khổng lồ nếu trúng thầu nhưng không biết có tiêu thụ kịp không vì sức mua của thị trường lúc này rất chậm.

Nguồn trithucvn.co

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 209