Hiến Pháp 2013 và bản chất công an trị của CSVN
Hiến Pháp 2013 và bản chất công an trị của CSVN
Luật sư Đào Tăng Dực
1. Dẫn nhập:
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: Dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Để trả lời vấn nạn này, trước hết chúng ta nhận xét ngay rằng, tuy hiện giờ CSVN tôn CSTQ là quan thầy, tuy nhiên trong tương quan giữa quân đội và công an thì quân đội CSTQ giữ vai trò vượt trội hệ thống công an. Các cấp bậc chính thức trong công an TQ không rập khuông quân đội, như công an Việt nam. Tuy công an TQ cũng giữ vai trò kiểm soát nhân dân, nhưng uy tín thấp hơn quân đội rất nhiều.
Tình trạng tại Việt Nam thì ngược lại. Bộ trưởng công an Tô Lâm và guồng máy công an hầu như làm lu mờ quân đội và mọi khía cạnh khác của bộ máy công quyền. Chỉ cần nhìn vào con số 2 triệu công an bán chuyên trách mà Tô Lâm thừa nhận là chúng ta đã thấy choáng ngợp rồi.
CSLX là một chế độ CS mang tính công an trị và đây là mô hình CSVN theo. Lý do chính là vì mô hình cai trị của CSVN là phụ bản của CSLX mà Hồ Chí Minh học được từ Lê Nin và Stalin. Khác với CSTQ.
Trong đảng CSTQ, kẻ nào nắm được quân đội sẽ nắm được đảng và sau đó chính quyền. Công an chỉ là một công cụ phụ thuộc để kiểm soát dân chúng mà thôi.
Sau khi LBXV sụp đổ, tuy CSVN có xích lại gần TQ nhưng đó chỉ là trên phương diện cải tổ kinh tế và ngọai giao. Trên bình diện tương quan quyền lực nội bộ, CSVN vẫn theo mô hình của Liên Xô thủa xưa.
Từ khi thành lập, đưới ảnh hưởng của Liên Xô, các phe công an luôn luôn lấn quyền quân đội. Từ Lê Duẫn, Lê Đức Thọ đến Nguyễn Tấn Dũng và Trần Đại Quang đều xuất phát từ công an. Tướng Lê Khả Phiêu chỉ nắm quyền một thời gian ngắn là bị truất phế.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp lúc sinh tiền và những lận đận buồn cười của ông ta là ví dụ điển hình nhất cho vị trí lép vế của quân đội so với công an trong nội bộ CSVN.
2. Tương quan giữa quân đội và công an trong hiến pháp:
Tuy nhiên, để chúng ta có thể nắm bắt vấn đề này rõ rệt hơn, chúng ta cần phải nhắc đến tương quan giữa quân đội và công an như quy định trong Hiến Pháp 2013 liên hệ đến trong guồng máy điều hành quốc gia.
Trong một quốc gia dân chủ chân chính như Hoa Kỳ hoặc Úc Đại Lợi thì vai trò của quân đội và cảnh sát (hay công an) hoàn toàn khác nhau.
Quân đội là lực lượng vũ trang duy nhất, có nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc chống ngoai xâm. Công an là lực lượng bán quân sự, chỉ có nhiệm vụ trị an.
Trái với các quốc gia dân chủ chân chánh, đảng CSVN ý thức hơn ai hết vai trò quan trọng của công an nên chương IV Hiến Pháp 2013, từ các điều 64 đến 68 đã minh thị hiến định hóa công an như một trong 2 lực lượng vũ trang có nhiệm vụ “Bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa”. Công an không phải là một lực lượng “bán vũ trang” như tại các quốc gia dân chủ, mà là một lực lượng vũ trang ngang hàng với quân đội.
Tóm lại, đảng CSVN chủ trương tổ chức công an như một lực lượng quân sự mạnh và trang bị cho công an những vũ khí hiện đại nhất, hầu đàn áp mọi cá nhân, phe nhóm đối lập, phát xuất từ nhân dân và xã hội dân sự.
Thêm vào đó khái niệm bảo vệ trị an nghiêm chỉnh phải là một khái niệm đem lại phúc lợi cho người dân, không phải cai trị họ bằng bàn tay sắt. Một chính quyền nghiêm chỉnh không thể sử dụng định chế công an như một vũ khí đánh dân như kẻ tử thù trên trận địa. Một vỉ dụ điển hình đánh dân như kẻ thù trên trận địa gần đây là 3.000 công an vũ trang thảm sát dân làng xã Đồng Tâm ngày 9 tháng 1 năm 2020 và hành quyết cụ Lê Đình Kình một cách thảm khốc.
Trị an như một trách nhiệm, không thể là thành phần cấu trúc của phạm trù “Bảo vệ tổ quốc”. Phạm trù này riêng của quân đội như là lực lượng vũ trang chân chính, chống ngoại xâm.
Nhân dân phải là đối tương phục vụ của mọi chính quyền chân chính, không phải là kẻ thù không đội trời chung của chính quyền như giặc ngoại xâm.
3. Hậu quả của việc hiến định hóa chế độ công an trị:
Như vậy khi Hiến Pháp 2013 đã hiến định hóa chế độ công an trị tại Việt Nam, thì hậu quả của một chế độ công an trị sẽ như thế nào cho dân tộc Việt Nam?
Những biến cố gần đây cho thấy, công an CSVN dưới quyền lãnh đạo của Tô Lâm, không những hà hiếp nhân dân mà còn hà hiếp ngay cả hàng ngũ lãnh đạo của đảng CSVN như cựu Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc, cựu phó TT Phạm Bình Minh, cựu CT Nước Võ Văn Thưởng… Nhất là trường hợp liên hệ đến Võ Văn Thưởng thì Tô Lâm không những qua mặt Trần Cẩm Tú, chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương, mà còn gián tiếp qua mặt TBT Nguyễn Phú Trọng, Bộ Chính Trị và Ban Chấp Hành Trung Ương khi bắt giam môt đàn em của Thưởng là bà Hoàng Thị Thúy Lan, ủy viên trung ương, bí thư thành ủy, chủ tịch hội đồng nhân dân tỉnh, 10 ngày trước khi Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương của ông chủ nhiệm Trần Cẩm Tú quyết định.
Đây là hậu quả bất ngờ của sách lược dùng công an như một vũ khí để kiểm soát quân đội và đàn áp nhân dân của CSVN.
Hâu quả của sách lược này, chiếu theo chương IV của HP 2013 là: trong 2 kẻ thù quan trọng nhất của đảng: một là giặc ngoại xâm (tức CSTQ) và hai là kẻ nội thù của đảng là dân tộc Việt Nam, thì bằng cách nâng cao vai trò của công an so với quân đội, đảng CSVN đã coi dân tộc là kẻ thù nguy hiểm cho chế độ hơn là CSTQ.
Trong khi đó, đảng CSTQ coi trọng quân đội hơn là công an, kết quả là TQ phát triển nhanh hơn về kinh tế, quân sự, phúc lợi nhân dân hơn CSVN vì tuy họ kiểm soát dân chúng như những chế độ độc tài khác nhưng không coi nhân dân là kẻ thù nguy hiểm nhất như CSVN.
4. Chúng ta phải làm gì?
Như vậy câu hỏi tiếp theo cho chúng ta là: chúng ta phải làm gì để chấm dứt hiểm họa công an trị cho toàn dân Việt Nam?
Sau khi hoàn tất tiến trình dân chủ hóa và dẹp bỏ độc tài, nhân dân Việt phải thông qua một bản hiến pháp dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên chân chính.
Tân hiến pháp phải hiến định hóa quân đội như lực lượng vũ trang duy nhất có trách nhiệm bảo vệ tổ quốc.
Công an sẽ trở về vai trò vô cùng quan trọng của mình như một lực lượng bán quân sự có trách nhiêm không kém quan trọng, đó là trị an cho quốc gia.
Để nhấn mạnh vai trò trị an như một trách nhiệm hoàn toàn khác biệt với trách nhiệm bảo vệ tổ quốc, đẳng cấp trong hàng ngũ công an hay cảnh sát phải được cải tổ, không thể mang quân hàm tương tự như quân đội để tránh sự nhầm lẫn và chấm dứt cũng như phòng ngừa khuynh hướng công an trị tương lai trong lòng dân tộc Việt Nam.
Luật sư Đào Tăng Dực
Daotangduc.blogspot.com
Nhận xét
Đăng nhận xét