Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng về cáo buộc ‘vi phạm nhân quyền’ liên quan đến Chỉ thị 24

Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng về
cáo buộc ‘vi phạm nhân quyền’ liên quan đến Chỉ thị 24
vet
VOA

Phản hồi câu hỏi VOA về báo cáo của các nhóm nhân quyền quốc tế lên án Chỉ thị “mật” số 24 của Bộ Chính trị về “an ninh quốc gia’, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng đó là những thông tin “có mục đích xấu nhằm tách Việt Nam ra khỏi cộng đồng quốc tế”.

“Chúng tôi phản đối những thông tin sai lệch, bịa đặt có mục đích xấu nhằm vào Việt Nam. Đây là hành vi can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, âm mưu phá hoại sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam và tách Việt Nam ra khỏi cộng đồng quốc tế”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho VOA biết qua email.

Vào tháng trước, như VOA đã đưa tin, tổ chức The 88 Project (Dự án 88) - một tổ chức phi chính phủ quốc tế có trụ sở ở bang Ilinois, Mỹ, chuyên vận động nhân quyền cho Việt Nam - công bố rằng chỉ thị mật số 24 của Bộ Chính trị về “đảm bảo an ninh quốc gia” trong bối cảnh hội nhập quốc tế đã bị rò rỉ.


Báo cáo chung của ba tổ chức Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo CPJ, Freedom House và Robert F. Kennedy Human Rights gửi đến LHQ trước cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát UPR 2024 về nhân quyền đối với Việt Nam. .

Project88 tố cáo Chỉ thị 24 của Bộ Chính trị Việt Nam vi phạm nhân quyền

Nội dung chỉ thị gây ra những ý kiến khác nhau trong giới quan sát về khả năng Đảng Cộng sản Việt Nam gia tăng đàn áp các cá nhân, tổ chức có hoạt động được cho là gây nguy hiểm cho sự toàn trị của đảng này.


Tổ thức The 88 Project phát hiện Chỉ thị 24-CT/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 13/7/2023 đóng dấu “mật”, được ký chỉ hai tháng trước khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nâng cấp quan hệ với Hà Nội lên Đối tác Chiến lược Toàn diện.


Trong chỉ thị này, Bộ Chính trị ra lệnh quản lý chặt chẽ việc xuất cảnh đối với cả cán bộ và công dân, ngăn cấm hình thành tổ chức chính trị đối lập; một mặt hướng dẫn việc tuân thủ thỏa thuận quốc tế về quyền người lao động, nhưng cấm thành lập tổ chức của người lao động dưới hình thức dân tộc, tôn giáo.


Ngoài ra, chỉ thị đồng thời đưa ra hướng dẫn công tác hợp tác quốc tế, tài trợ quốc tế và tăng cường công tác phòng chống “các thế lực phản động”, “cách mạng màu”...


Báo cáo của The 88 Project nói chỉ thị này nhằm củng cố chế độ độc đảng và cho thấy “các lãnh đạo Việt Nam tuyên chiến với nhân quyền”, cũng như tâm trí hoang tưởng của giới lãnh đạo Hà Nội.


Tổ chức này còn nói nếu chỉ thị đó được thực hiện như dự định, nó sẽ dẫn đến vi phạm nhân quyền có hệ thống và trên diện rộng, bao gồm các hạn chế trái phép đối với việc hội họp, lập hội, ngôn luận, truyền thông và đi lại.


“Đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước là Việt Nam tiếp tục chủ động hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng với tư cách là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam cam kết thực hiện nghiêm túc các cam kết quốc tế, trong đó có các cam kết trong lĩnh vực thương mại và nhân quyền”, bà Hằng nhấn mạnh trong email trả lời VOA.


Bà Hằng viết thêm rằng trước những diễn biến phức tạp của thế giới và khu vực, Việt Nam đã ban hành nhiều văn kiện và tiến hành nhiều biện pháp nhằm tăng cường an ninh quốc gia, trong đó có phối hợp chặt chẽ với các nước nhằm “bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh con người và bảo đảm cuộc sống yên bình, hạnh phúc của nhân dân”. Tuy nhiên, bà Hằng không cho biết nội dụng của Chỉ thị 24.


Nguồn VOA

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 180