Tại sao rất nhiều người phương Tây ủng hộ các triết lý cộng sản?
John Mac Ghlionn _ Yến Nhi
Từ phải sang trái _ Cựu Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Henry Paulson, lãnh
đạo Trung cộng Tập Cận Bình, cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger, và Phó
Thủ tướng Trung cộng Lưu Hạc và các thành viên của một phái đoàn từ Diễn đàn
Kinh tế Mới 2019, chụp ảnh trước một cuộc họp tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc
Kinh vào ngày 22/11/2019.
Sự khác biệt giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội là gì? Thực ra thì khác biệt không nhiều. Theo nhà bình luận người Mỹ Kevin D. Williamson, dưới chủ nghĩa xã hội, “kế hoạch hóa tập trung kết thúc bằng sự cưỡng chế.” Dưới chủ nghĩa cộng sản, “kế hoạch hóa tập trung bắt đầu bằng một sự cưỡng chế.”
Dù là con đường nào thì vẫn có sự cưỡng chế; và dù là con đường nào thì bảo đảm vẫn có khổ đau bất hạnh. Xét từ nhiều phương diện, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội chính là chủ nghĩa cộng sản.
Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội, một tư tưởng có nhiều biến thể hơn cả COVID-19, lại được nhiều người ủng hộ. Tác giả người Ý Francesco Sisci có vẻ là một trong số những người này. Trong một bài viết cho Asia Times, ông Sisci gần đây đã mô tả những khía cạnh lạc quan của tân chủ nghĩa xã hội (neo-socialism) của ông Tập Cận Bình.
Khi người ta nghĩ về Trung cộng, thì có một số từ sẽ nảy ra trong trí óc, nhưng [từ] “màu hồng” lại không nằm trong số đó. “Hàng triệu người bị cầm tù ở Tân Cương; Tây Tạng trong tình trạng bị kìm kẹp; Hồng Kông rơi từ trên vinh quang từng có khi mà những nhân vật xuất chúng nhất và tinh anh nhất đang phải rời đi để tìm kiếm quyền tự do cho chính mình; và hơn một tỷ người đang nằm dưới sự giám sát liên tục bởi một nhà nước toàn trí-toàn năng, luôn theo dõi mọi lời ăn tiếng nói và biểu cảm khuôn mặt thông qua hàng tỷ thiết bị gián điệp dưới mọi dạng thức.” Đây chính là những lời nhận xét của ông Sisci được nhắc đến ở trên.
Khá kinh ngạc là, ông Sisci sau đó lại tiếp tục đưa ra những luận điểm tích cực hay “những khía cạnh đầy màu hồng” gắn liền với một chế độ như vậy. Theo ông Sisci, ông Tập đang trong quá trình hình thành một xã hội theo “tân xã hội chủ nghĩa.” Ông Tập đã đạt được thành công lớn đầu tiên chỉ vài tháng trước, khi Đảng Cộng sản Trung cộng đã đặt một dấu chấm hết cho tình trạng “nghèo đói cùng cực.” Tuy nhiên, như tôi đã lưu ý trước đây, tình trạng nghèo đói cùng cực vẫn tồn tại ở Trung cộng; trên thực tế, có lý do để tin rằng 70% đến 80% người dân của đất nước này phải sống trong cảnh ‘giật gấu vá vai.’ Ông Sisci viết rằng ông Tập “đã hứa hẹn về những khoản hưu trí và một hệ thống chăm sóc sức khỏe miễn phí cho tất cả mọi người trong 15 năm. … Người ta có thể tìm ra nhiều lỗ hổng trong những lời tuyên bố này, nhưng sự cải thiện toàn diện cuộc sống của toàn bộ người Trung cộng là điều hiển nhiên,” ông Sisci viết. Tuy nhiên, có khoảng 600 triệu người dân Trung cộng có thể sẽ không vui vẻ đồng tình [với điều này].
Chúng ta được tuyên truyền rằng ông Tập “quan tâm đến phúc lợi của tầng lớp trung lưu và khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) bằng cách tạo điều kiện cho họ tiếp cận tín dụng và cắt giảm nạn quan liêu và tham nhũng.” Một lần nữa, như tôi đã thảo luận trước đây, hệ thống phân đẳng cấp của Trung cộng cố ý phân biệt đối xử với hàng trăm triệu người.
Thông điệp “khuyến khích” và “công bằng với tất cả” cùng lắm cũng chỉ là một lời xảo trá. Theo ông Sisci, “Khác với Liên Xô cũ, Trung cộng không tiêu diệt các công ty lớn.” Đúng vậy, Trung cộng chỉ sát hại hàng trăm người, nếu không muốn nói là hàng ngàn người. Nạn diệt chủng đang xảy ra ở Tân Cương. Ý tôi là, đây là Trung cộng cộng sản mà chúng ta đang nói đến, một đất nước nơi mọi người bị buộc phải làm việc cho đến chết, theo đúng nghĩa đen; một đất nước mà trẻ em đi học bị đánh đập; một đất nước mà hàng trăm triệu người sống trong cảnh nghèo đói nghiêm trọng; một đất nước mà sự phân biệt đối xử về giới tính, phân biệt đối xử về chủng tộc và phân biệt đối xử về tuổi tác chiếm vị trí tối cao; một quốc gia nơi mọi người sống theo hệ thống tín dụng xã hội (SCS) phi nhân tính. Chẳng hề có “những khía cạnh màu hồng” nào cả, và nói một cách ngược lại, đó hoàn toàn là điều điên rồ.
Trong những tuần gần đây, ông Tập lại một lần nữa tập trung vào ý tưởng bình đẳng kinh tế, khi hướng ánh mắt của mình vào những người có thu nhập cao. Từ nay trở đi, họ phải chia sẻ thu nhập của mình với những người thu nhập thấp hơn. Hình thức tân chủ nghĩa xã hội này không gì khác hơn là sự ngược đãi mang tính chất ép buộc, được ngụy trang dưới cái vỏ lãnh đạo thực dụng. Khi được áp dụng thành chính sách, chủ nghĩa xã hội trở thành hoạt động vơ vét cướp bóc được nhà nước hậu thuẫn, dưới cái mác là quản trị tốt. Suy cho cùng, cướp của người giàu để giúp đỡ người nghèo hơn, thì vẫn là ăn cướp. [Hiệu ứng] kinh tế Robin Hood giúp tạo nên những câu chuyện hư cấu hay, nhưng nó lại dẫn đến một chính sách tồi.
Trong khi đó ở Hoa Kỳ thì sao?
Nhưng hãy thử nói điều đó với ông Zohran Mamdani, một chính trị gia người Mỹ gốc Uganda, là người tin rằng chủ nghĩa xã hội đóng một vai trò quan trọng trong tương lai của Hoa Kỳ. Ví dụ, ở thành phố New York, sự phát triển của Đảng Xã hội Dân chủ Mỹ (NYC-DSA), một phong trào có liên hệ chặt chẽ với chủ nghĩa cộng sản, đã khiến một số cá nhân phấn khích.
Tại sao, tận cho đến ngày hôm nay, vẫn có nhiều người bị hấp dẫn bởi chủ nghĩa xã hội đến thế?
TNS. Bernie Sanders (trái) (Độc lập-Vermont) và Lãnh đạo đa số Thượng viện Chuck Schumer (Dân Chủ-New York) sau cuộc họp về gói ngân sách 3.5 ngàn tỷ USD đã được Đảng Dân Chủ tại Thượng viện thông qua hôm 11/08/2021, tại Hoa Thịnh Đốn hôm 09/08/2021.
Ông Bernie Sanders, một người đàn ông đã khiến hàng triệu người đả kích các triệu phú, đã đóng một vai trò to lớn trong sự trỗi dậy của chủ nghĩa xã hội lan rộng khắp đất nước sáu năm trước. Khá hài hước là ở chỗ nhiều người trong số những người tranh luận về “những điều không tưởng của xã hội chủ nghĩa” này có hiểu biết nghèo nàn về lịch sử, và thậm chí hiểu biết về thực tế còn tệ hại hơn. Họ ủng hộ những điều mà sẽ khiến cuộc sống của mọi người, kể cả của chính họ, trở nên tồi tệ hơn rất nhiều.
Tất nhiên, đối lập với chủ nghĩa xã hội là chủ nghĩa tư bản. Ở dạng thuần túy nhất, chủ nghĩa tư bản đề cao cá nhân; nó thúc đẩy thị trường tự do, sự lựa chọn, và cơ hội tạo nên vận mệnh của chính mình. Tại Hoa Kỳ, với ảnh hưởng ngày càng tăng của Facebook, Amazon, Google, Microsoft và Apple, chúng ta đang chứng kiến chủ nghĩa tư bản thân hữu (tư bản lợi ích nhóm), thay vì chủ nghĩa tư bản thị trường tự do. Cái sau thì thúc đẩy cạnh tranh và đổi mới, còn cái trước thì thúc đẩy các hành vi tham nhũng và thao túng. Điều quan trọng là không được nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Những người theo chủ nghĩa xã hội nên ghi nhớ điều này.
Ý tưởng rằng chủ nghĩa xã hội có thể “cứu lấy” Hoa Kỳ là một điều viển vông, một niềm tin hoàn toàn không dựa trên thực tế kinh tế và chính trị xã hội ngày nay. Gần một nửa dân số Hoa Kỳ không đủ tiền để thuê một căn hộ có một phòng ngủ. Việc áp dụng chủ nghĩa xã hội sẽ giúp ích hay gây hại thêm cho những người này? Họ bảo chúng ta rằng thế hệ thiên niên kỷ ủng hộ chủ nghĩa xã hội là vì họ “muốn làm cho nước Mỹ vĩ đại … cho tất cả mọi người.” Là một người của thế hệ này, tôi cố gắng quan sát xem chủ nghĩa xã hội, một triết lý đã thất bại liên tiếp trong suốt lịch sử, có thể mang lại hạnh phúc cho bất cứ ai hay không. Trên thực tế, chủ nghĩa xã hội chẳng làm được gì nhiều nhặn, ngoài việc phân phối sự nghèo khổ một cách đồng đều hơn.
Như Tiến sĩ Andy Norman viết, “về căn bản chúng ta lười suy nghĩ và thích đi đường tắt.” Con người “khao khát khẳng định sự nổi trội” và hoàn toàn “bỏ qua những sự thật không mấy dễ chịu.” Khi một cá nhân lựa chọn cố gắng thực hiện một ý tưởng tồi tệ, điều đó thường là để bảo vệ cái tôi của họ “và hợp lý hóa các ảo tưởng vì lợi ích cá nhân.”
Trong một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa thực thụ, chính phủ hoàn toàn sở hữu và kiểm soát tư liệu sản xuất. Sở hữu cá nhân được thay thế bằng sở hữu tập thể. “Sự thịnh vượng chung” trở thành nỗi tuyệt vọng tập thể. Có ai, ngoài những cá nhân nhẹ dạ nhất, thực sự thấy điều này hấp dẫn? Đáng buồn thay, có khá nhiều người Mỹ nghĩ như vậy.
Ông John Mac Ghlionn là một nhà nghiên cứu và nhà viết luận. Tác phẩm của ông đã được xuất bản bởi những tờ báo như New York Post, Sydney Morning Herald, The American Conservative, National Review, The Public Discourse, và các tờ báo danh tiếng khác. Ông cũng là một ký giả chuyên mục tại Cointelegraph.
John Mac Ghlionn _ Yến Nhi
Nguồn: Báo Mai
Nhận xét
Đăng nhận xét