Báo nước ngoài: Mỹ nên đề nghị mua tàu ngầm của Pháp và tặng cho Việt Nam

 

Tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân Lớp Columbia thế hệ mới của Mỹ
dự kiến sẽ thay thế các tàu hiện tại vào năm 2031. (Nguồn: General Dynamics Electric Boat)

Báo nước ngoài: Mỹ nên đề nghị mua tàu ngầm của Pháp
và tặng cho Việt Nam

 Bình luận Mc Trà

Động thái này sẽ mang lại giá trị to lớn cho Hoa Kỳ và các lợi ích an ninh quốc tế lớn cho phía Việt Nam. Đồng thời, nó sẽ giúp kiểm tra cam kết của Tổng thống Emmanuel Macron đối với an ninh quốc tế ở Biển Đông.

Gần đây, tờ Washington Examiner của Mỹ có bài báo hiến kế giúp Mỹ một mũi tên trúng 3 đích trong việc tăng cường quan hệ chiến lược để đạt được mục tiêu gạt bỏ Bắc Kinh ở Biển Đông. NTDVN xin được trích đăng.

Nếu Mỹ mua một số tàu ngầm Shortfin Barracuda của Pháp và sau đó tặng chúng cho Việt Nam, họ sẽ đạt được ba mục tiêu lớn:

Thứ nhất, chính quyền Biden sẽ hàn gắn được quan hệ với đồng minh lâu đời nhất của Mỹ. 

Thứ hai, nó sẽ cung cấp cho Việt Nam - một đối tác an ninh đang lên của Mỹ - những phương tiện mạnh mẽ và hiện đại để thách thức chủ nghĩa đế quốc của Trung Quốc.

Thứ ba, nó sẽ kiểm tra cam kết của Tổng thống Emmanuel Macron đối với an ninh quốc tế ở Biển Đông.

Động thái này sẽ mang lại giá trị to lớn cho Hoa Kỳ và các lợi ích an ninh quốc tế lớn cho phía Việt Nam. Tàu Shortfin Barracuda vận hành rất êm, hứa hẹn sẽ là mối đe dọa lớn đối với Hải quân Trung Quốc.

Người dân Việt Nam có thái độ thù địch truyền kiếp với Trung Quốc, họ càng tức giận hơn trước tuyên bố ngạo mạn của Bắc Kinh rằng Biển Đông là thuộc chủ quyền của mình.

Phó Tổng thống Kamala Harris gần đây đã đến thăm Hà Nội cho thấy mối đe dọa của Trung Quốc đang ngày càng lớn và Mỹ cần các đối tác. Điểm mấu chốt ở đây là: Hoa Kỳ biết rằng tình cảm của Việt Nam, sự gần gũi của Việt Nam với Trung Quốc và việc sở hữu một cảng nước sâu tại Đà Nẵng (có khả năng làm căn cứ chuyển tiếp cho Hải quân Hoa Kỳ) khiến cựu thù trở thành đối tác an ninh lý tưởng trong tương lai.

Trung Quốc tuyên bố rằng Biển Đông và toàn bộ nguồn lợi hải sản và tài nguyên khoáng sản ở đó đều thuộc về Bắc Kinh. Vùng biển này đang đóng góp ít nhất 3,5 nghìn tỷ USD mỗi năm trong dòng chảy thương mại toàn cầu.

Bằng cách quân sự hóa quyền kiểm soát Biển Đông, Trung Quốc có thể trục lợi chính trị từ vùng biển này và có quyền ra điều kiện với các quốc gia trong khu vực. Dần dần, các cường quốc trên thế giới cũng phải dựa vào vùng biển này để giao thương. Đây là một mối đe dọa sâu sắc đối với trật tự quốc tế của Mỹ sau Thế chiến II. Vì thế, họ không thế cho phép Trung Quốc đạt được mục đích này!


Trung Quốc đã xây dựng nhiều các đảo nhân tạo ở Biển Đông để củng cố các tuyên bố chủ quyền vô lý của họ đối với khu vực. (Hình ảnh: wikimedia / CC0 1.0)



Vì vậy, ngay cả khi Hoa Kỳ củng cố mối quan hệ với Úc bằng thỏa thuận an ninh AUKUS mới, thì Washington cũng nên duy trì mối quan hệ bền chặt với Pháp.

Việc Pháp theo đuổi các mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc đã làm suy giảm uy tín của tổng thống Macron. Nhưng với tư cách là nhà lãnh đạo của các giá trị dân chủ, ông đã thể hiện sự ủng hộ ngầm đối với việc Mỹ duy trì vị thế quốc tế ở Biển Đông. Do đó, ông Macron chắc chắn phù hợp với họ hơn ứng cử viên Marine Le Pen - vốn có tư tưởng độc lập và thân Trung Quốc - người dường như sẽ trở thành nhân vật thách thức tổng thống trong cuộc bầu cử năm tới.

Thiếu vắng sự hỗ trợ của Mỹ, ông Macron có nguy cơ sẽ bị kẹt giữa chủ nghĩa dân túy chống Mỹ trong nước (hiện đang được thúc đẩy bởi ngoại trưởng Pháp) và những lời ve vãn từ Trung Quốc.

Tập Cận Bình không phải là kẻ ngốc. Ông ta sẽ cảm thấy rằng bây giờ là thời điểm thích hợp để đầu tư lớn vào Pháp để đổi lại việc ông Macron từ chối những lời đề nghị bất lợi cho Trung Quốc từ phía Hoa Kỳ. Đồng thời, Bắc Kinh cũng tiếp tục đối đầu kinh tế với Úc. Thông điệp của Trung Quốc đối với các đồng minh của Mỹ: Hãy lựa chọn giữa lợi ích thiết thân và áp lực kinh tế khó chịu của họ.

Tổng thống Biden nên đề nghị mua một số tàu ngầm Shortfin Barracuda của Tập đoàn Hải quân Pháp –  với điều kiện phần lớn tàu ngầm sẽ được chuyển giao cho Việt Nam (những tàu ngầm còn lại có thể dùng cho mục đích huấn luyện và hoạt động đặc biệt của Hải quân Hoa Kỳ).

Trung Quốc sẽ giận giữ trước sự tăng cường mạnh mẽ của Hải quân Việt Nam và phải thay đổi chiến lược của Hạm đội Nam Hải.

Còn ông Macron sẽ phải đối mặt với một sự lựa chọn: Chấp nhận lợi ích kinh tế này từ Mỹ và ủng hộ các giá trị quốc tế mà ông vẫn theo đuổi, hoặc thể hiện rằng những gì trước nay ông ta vẫn hùng hồn tuyên bố chỉ là chót lưỡi đầu môi.

Dù thế nào đi nữa, ông Biden cũng nên đưa ra lời đề nghị này, sau đó hãy xem xem Tổng thống Macron sẽ quyết định thế nào. Tình thế giằng co ở Biển Đông đang chờ đợi điều đó.

Mộc Trà

Nguồn: NTD Việt Nam

 

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 219

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 217

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 218

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025