TỔNG THỐNG JOE BIDEN: LỜI NÓI KHÔNG ĐI ĐÔI VỚI VIỆC LÀM.

TỔNG THỐNG JOE BIDEN: LỜI NÓI KHÔNG ĐI ĐÔI VỚI VIỆC LÀM.

Tác giả: ĐẠI DƯƠNG

 Một quốc gia cường thịnh hay suy nhược tuỳ thuộc vào khả năng lãnh đạo và chịu trách nhiệm của người đứng đầu quốc gia.

Với thời gian cầm quyền khoảng bảy tháng, Tổng thống Joe Biden đã để lại một tình trạng lộn xộn tại Hoa Kỳ và khắp thế giới.
Trong bài đọc hôm 1 tháng 9, Tổng thống Joe Biden đã đảo lộn trắng đen nhằm biện minh cho những thất bại nhãn tiền trong các lĩnh vực Hành pháp, Tư pháp, Lập pháp, đặc biệt vụ triệt thoái quân đội Mỹ khỏi A Phú Hãn vô cùng tệ hại không bút mực nào kể xiết. Biden cứ họp báo khoe tài và đổ lỗi “tôi phải làm theo kế hoạch của Trump nên rút quân là cần thiết để tăng cường khả năng cạnh tranh của đất nước nhằm đáp ứng những thách thức từ Trung Quốc và Nga” đã có ba điều sai:
Thứ nhất, trên thế giới hiện nay có siêu cường duy nhất Hoa Kỳ trong khi Nga và Trung Quốc đang cố vươn lên vị trí siêu cường. Cổ nhân đã nói: “hai đánh một không chột cũng què”. Biden chọn vị thế “một chọi hai” là con đường dẫn tới thất bại tất yếu. Liên Xô sụp đổ vì đã chọi hai (Mỹ và Trung Quốc). Nếu Hoa Kỳ lôi kéo được Nga thì số lượng đầu đạn nguyên tử Nga+Mỹ gấp 30 lần Trung Quốc. Bắc Kinh cũng không còn cơ hội mua vũ khí tối tân của Nga. Lúc đó, Trung Quốc bị bao vây vì phía Bắc đụng Nga, phía Tây chạm Ấn Độ, phía Đông và Nam cụng Hoa Kỳ. Bắc Kinh cũng mất nguồn nhiên liệu rẻ từ Nga.
Thứ hai, cặp Obama-Biden rút quân khỏi Iraq (theo thỏa thuận thời George W. Bush) để tăng cường gần 100,000 quân vào chiến trường A Phú Hãn. Nhưng, chẳng biết cách tiêu diệt Taliban mà làm hao binh tổn tướng nên đành giảm quân. Cho đến lúc Donald Trump ra tranh cử tổng thống năm 2016 mới công bố chủ trương rút quân khỏi A Phú Hãn nên nhờ Qatar làm trung gian cho giải pháp hoà bình với các điều kiện rõ ràng: Taliban không được chứa chấp các tổ chức khủng bố, phải hoà giải với Chính quyền Kabul, sẽ dùng sức mạnh quân sự tuyệt đối nếu Taliban không thi hành nghiêm chỉnh từng giai đoạn.
Thứ ba, gần 90 cựu Tướng lãnh và Đô đốc Mỹ ký tên yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Lloyd Austin và Tổng tham mưu trưởng Liên quân, Đại tướng Mark Milley từ chức sau vụ triệt thoái khỏi A Phú Hãn. Đặc biệt có 3 cựu tướng William Boykin, Keith Kellogg, và Ronny Jackson đã yêu cầu toàn bộ ê-kíp Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng, Ngoại trưởng và Cố vấn An Ninh Quốc Gia phải từ chức tập thể.
Taliban xoá bỏ cam kết với Trump sau khi Joe Biden đắc cử, nhưng, Chính quyền Biden vẫn tiến hành kế hoạch mà không cần xác nhận với Taliban. Lẽ ra triệt thoái chậm ba tháng thì phải chu đáo hơn, sẽ không bị giới tướng lĩnh nghỉ hưu chỉ trích gay gắt. Tổng thống Biden đã lừa người đồng nhiệm Ashraf Ghani để lặng lẽ rút quân bỏ lại đủ loại vũ khí tối tân cho Taliban. Các đồng minh Châu Âu cũng ta thán Biden đã bỏ chạy một mình. Giấc mơ lãnh đạo thế giới của Joe Biden đã tan thành mây khói.
Trong bài “In a First, US Jets Will Fly Off a Japanese Warship This Fall” đăng trên The Diplomat hôm 4 tháng 9, Tư lệnh Thủy Quân Lục Chiến, Tướng David Berger cho biết theo thoả thuận có từ năm 2019 giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản thì vào Mùa Thu này các Tiêm kích cơ tàng hình F-35B sẽ cất cánh từ các Khu trục hạm Trực thăng của Nhật Bản nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng giả định giữa Trung Quốc với Đài Loan và Nhật Bản.
Vào ngày 26/08/21 trên biển phía Đông của Phi Luật Tân, các Chiến đấu cơ Liên hợp F-35B từ Hải đội Xung kích Hàng không mẫu hạm Carl Vinson (CVN-70) của Hoa Kỳ gồm có một Tuần dương hạm và năm Khu trục hạm và Hải đội Xung kích Hàng không mẫu hạm Queen Elizabeth (CSG 21) có một Khu trục hạm, hai Khinh hạm, hai Tiếp liệu hạm, một tiềm thuỷ đỉnh, một Khinh hạm của Hà Lan. Cuộc tập trận Mỹ-Anh cũng có đủ các loại phi cơ cần thiết cho một trận hải chiến.
Carl Vinson đã vào Biển Tây Thái Bình Dương từ 2 tháng 8 và thăm hải cảng Yokosuka. Từ 28/8 đến 1/9 Carl Vinson sẽ cùng với Queen Elizabeth tập trận chung với Thuỷ bộ hạm (LPH ROKS Dokdo) và Khu trục hạm ROK Seoae Ryu Seung-ryong (DDG-993) của Đại Hàn.
Các cuộc tập trận này được lên kế hoạch từ thời Tổng thống Donald Trump nhằm bảo đảm cho khu vực Tây Thái Bình Dương nơi có một số “lãnh thổ hải ngoại” của Châu Âu. Thứ hai, nhằm bảo vệ khu vực Biển Đông Trung Hoa (ECS).
Ngày 1 tháng 9 tại Toà Bạch Ốc, Tổng thống Joe Biden nói Hoa Kỳ cần tăng cường khả năng cạnh tranh của đất nước nhằm đáp ứng những thách thức từ Trung Quốc và Nga. Cụ thể về chính sách ngoại giao:
(1) Phải đặt ra các sứ mệnh với mục tiêu rõ ràng có thể đạt được.
(2) Tập trung rõ ràng vào lợi ích an ninh quốc gia cơ bản của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ.
Mục tiêu rõ ràng chỉ là phần lý thuyết. Hành động mới quyết định thành bại cụ thể.
Tổng thống Barack Obama (2009-2017) uỷ quyền cho Phó tổng thống Joe Biden toàn quyền điều hành hoạt động ngoại giao.
Kết quả:
(1) Khi George W. Bush hết nhiệm kỳ thì ở Iraq chỉ còn 700 tay súng ISIS, nhưng, vào thời Obama đã lên tới 40,000 rồi xoá sổ 4 Sư đoàn thiện chiến của Iraq và chiếm 3 thành phố lớn. Đồng thời, ISIS cũng khiến cho vùng do Tổng thống Bashar al Assad kiểm soát ở Syria bị thu hẹp. Bao nhiêu cuộc hội nghị quốc tế về giải pháp hoà bình đều thất bại. Nga nhúng tay vào hất Obama ra khỏi Syria và mở rộng vùng kiểm soát cho Assad.
(2) Tổng thống Donald Trump nhậm chức chỉ sử dụng một số quân Mỹ ít hơn thời Obama vẫn giúp Iraq khôi phục toàn bộ lãnh thổ, thu hồi ba thành phố lớn ở Iraq và xoá sổ Thủ đô Nhà nước Hồi giáo ở Syria, và tiêu diệt tên lãnh tụ gian ác của Nhà nước Hồi giáo từng ôm tham vọng lãnh đạo Phong trào Hồi giáo Thế giới. Từ đó, Trump ký Hiệp ước rút quân với Iraq một cách êm thấm đến độ ít ai biết.
(3) Ngoại trưởng Hillary Clinton đã tốn nhiều tiền bạc và thì giờ ngao du Trung Đông để hô hào xây dựng chế độ dân chủ tạo điều kiện cho các tổ chức khủng bố phát động công cuộc lật đổ chính quyền làm khu vực này thành biển lửa. Cuối cùng các chính quyền ở Trung Đông dưới thời Obama-Biden hỗn loạn và độc tài cũng hoàn độc tài. Ngoại trưởng Clinton bất chấp lời kêu cứu từ Toà Đại sứ Mỹ ở Libya nên Đại sứ Christopher Stevens và ba nhân viên bị bọn khủng bố giết chết.
(4) Obama chê W. Bush đưa quân vào Iraq và nói “A Phú Hãn mới là chiến trường đáng đánh” nên tăng quân lên gần 100,000 để tiêu diệt Taliban. Cuối cùng tiền mất tật mang ! ! !
Hơn bốn thập niên Joe Biden ở trong ngành Lập pháp thuộc hạng tầm thường và 8 năm xách dép cho Obama danh không có mà lợi hình như cũng rủng rỉnh nên chớ mong có đầu óc sáng suốt.
Điều hành ngành Hành pháp và Lập pháp khác nhau. Lập pháp chỉ biết nói. Hành pháp mới biết thực hiện chu đáo đúng hoặc quá yêu cầu. Cụ thể, hai vị Tổng thống lỗi lạc nhất nước Mỹ đã ghi các thành tích xuất sắc mà hiếm người làm được. Tổng thống Franklin Delano Roosevelt đã chiến thắng Phe Trục (Đức-Ý-Nhật) rất vẻ vang trong Đệ nhị Thế chiến, mở đường cho một thời kỳ phát triển vượt bậc của nhân loại. Tổng thống Ronald Wilson Reagan đã làm tan rã Đệ tam Quốc tế Cộng sản mà không tốn viên đạn nào dù Liên Xô có số đầu đạn nguyên tử nhiều hơn Hoa Kỳ. Hai vị này thành công nhờ mỗi người đã giữ hai nhiệm kỳ Thống đốc nên biết cách thực hiện thành công các chính sách đề ra.
Cặp Obama-Biden chỉ bơi lội trong ngành Lập pháp nên cần nói hay, bịp giỏi mà làm đâu hư đó. Suốt 8 năm cầm quyền, cặp Obama-Biden đã để lại một di sản thê thảm cho Hoa kỳ và Thế giới. Kinh tế Trung Quốc lớn như thổi trong khi Hoa Kỳ teo lại, nợ nần chồng chất. Hô hào dân chủ, nhân quyền nơi nào thì có nổi loạn và chính phủ mới vẫn độc tài như người tiền nhiệm. Tham chiến nơi nào chỉ có bỏ của chạy lấy người. Đem tiền rãi khắp nơi để mua chút danh hảo qua quyền Hành pháp như Thoả ước Khí hậu Paris (PCA), Thỏa thuận Nguyên tử Iran (JCPOA), Thỏa thuận Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Cả ba không được Quốc hội Mỹ phê chuẩn. Tổng thống Obama từng khoe mình ngồi phía sau để điều khiển Tổng thống Pháp, Francois Hollande và Thủ tướng Anh Quốc, David Cameron trong cuộc oanh kích vào Lybia và giết Lãnh tụ Muammar Gaddafi. Vài năm sau, Obama thừa nhận đã bị Cameron lừa ! Suốt 8 năm cầm quyền, cặp Obama-Biden đã để Trung Quốc cưỡng đoạt Scarborough Shoal của Phi Luật Tân năm 2012. Đưa Giàn khoan nước sâu HD-981 vào Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) Việt Nam năm 2014, xây 7 Đảo nhân tạo ở Trường Sa (Spratly Islands, Nam Sa). Bắc Kinh liên tục tăng cường và bổ sung lực lượng nhằm quân-sự-hoá Biển Nam Trung Hoa (SCS).
Sau khi Tổng thống Donald Trump cầm quyền đã tung ra các biện pháp cứng rắn chống lại sự bành trướng phi pháp của Trung Quốc trên SCS làm cho Tập Cận Bình chùn chân. Nhưng, Bắc Kinh vùng lên mãnh liệt khi Joe Biden được đặt vào chiếc ghế Tổng thống Hoa Kỳ.
Bắc Kinh đẩy mạnh và nhanh hơn các biện pháp kiểm soát và khống chế SCS cũng như ép mọi hoạt động của các quốc gia Duyên hải Đông Nam Á vào gần bờ biển hơn, nơi có ít tài nguyên thiên nhiên.
Barack Obama nói được mà làm không được. Đệ tử Joe Biden cũng rứa !
Đại Dương
Nguồn: Ba Cây Trúc

Nhận xét

Bài được quan tâm