TIN VN - 19/09/2021
TIN VN - 19/09/2021
Bộ y tế ra văn bản doạ rút chứng chỉ hành nghề nhân viên y tế bỏ việc mùa dịch
Trước tình trạng nhiều nhân viên y tế bỏ việc trong mùa dịch, ngày 4/9/2021, Bộ Y tế Cộng sản đã ban hành công văn số 7330/BYT-KCB với tuyên bố sẽ tước chứng chỉ hành nghề đối với nhân viên y tế bỏ việc.
Trên báo Lao động ngày 6/9 cho biết, Bộ Y tế Cộng sản đề nghị sở Y tế các địa phương tăng cường kiểm tra, tổng hợp danh sách những nhân viên y tế tự ý bỏ việc, hoặc vi phạm đạo đức hành nghề để tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề.
Tờ báo này cho rằng, nhà cầm quyền đã trang bị đầy đủ cho các nhân viên y tế chống dịch Covid-19 như, được tiêm đủ 2 mũi vaccine; mỗi nhân viên y tế tham gia tuyến đầu chống dịch được hỗ trợ 3 triệu đồng/1 đợt, cùng tiền phụ cấp, tiền chống dịch; và nhà cầm quyền đã làm 20.000 thẻ bảo hiểm cho nhân viên y tế tuyến đầu nên các nhân viên y tế phải tham gia chống dịch.
Theo báo Lao động, sở Y tế tỉnh Bình Dương đã không giải quyết đơn nghỉ việc của các nhân viên y tế, nếu ai tự ý bỏ việc thì sẽ thu hồ chứng chỉ hành nghề.
Được biết, trong thời gian qua, đã có khá nhiều nhân viên y tế chống dịch tuyến đầu vì quá bất mãn, và không chịu đựng được môi trường làm việc thiếu thốn trang thiết bị y tế, thậm chí là các đồ bảo hộ như găng tay, quần áo bảo hộ, còn lãnh đạo sở Y tế thì không dám bước chân đến nơi điều trị bệnh nhân nên họ đã bỏ việc.
Ngoài ra, trong thời gian qua, nhiều nhân viên y tế phải sống bằng nguồn cơm từ thiện của cộng đồng, và người thân tiếp tế vì cơm của nhà cầm quyền cấp vừa khó ăn, vừa không đủ chất dinh dưỡng. Bác sĩ Võ Xuân Sơn bình luận, ông nhìn vào tấm hình chụp bệnh viện dã chiến 13.000 giường bệnh mà ông rùng mình, và không hiểu sao các nhân viên y tế đã lấy can đảm ở đâu để làm việc trong cái không gian rùng rợn, và kinh khủng như vậy?
Hỏi tiền hỗ trợ, một thương phế binh VNCH bị tổ trưởng dân phố đập gạch vào đầu
Ngày 15/9/2021, trên trang Facebook của Linh mục Đinh Hữu Thoại cho biết, vào chiều 14/9/2021, ông Nguyễn Tiến Mạnh, 75 tuổi, là thương phế binh Việt Nam Cộng Hoà đã bị ông Vòng A Lộc, tổ trưởng khu phố 9, phường Tân Quý, quận Tân Phú, Sài Gòn cầm đá đập vào đầu trong lúc tranh cải về trợ cấp mùa dịch.
Theo lời kể của ông Mạnh, trong lúc ông đang ngồi trước cửa nhà thì thấy ông Lộc đi qua nên ông Mạnh hỏi tại sao gia đình ông bị phong toả nhiều tháng trời mà không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào, dù là cọng rau? Sau đó, giữa ông Mạnh và ông Lộc xảy ra cải nhau, rồi ông Lộc cầm đá đập trực tiếp vào đầu ông Mạnh khiến máu chảy khắp đầu.
Lúc này, con ông Mạnh trong nhà chạy ta thấy ba mình bị thương nên đã đưa ông tới trước cửa nhà ông Lộc để hỏi chuyện. Do quá bất mãn, con ông Mạnh đã lấy đá ném vào cửa nhà ông Lộc. Sự việc khiến ông Mạnh bị thương ở đầu, phải khâu 6 mũi và đau choáng đầu. Theo bà Phạm Thanh Nghiên thì ông Mạnh cũng là một dân oan vườn rau Lộc Hưng, bị nhà cầm quyền phá nhà cửa, cướp đất.
Được biết, trong thời gian vừa qua, rất nhiều người dân ở khắp các quận, huyện Sài Gòn đã kéo nhau đi đòi tiền hỗ trợ như nhà cầm quyền tuyên bố trên truyền thông vì họ vẫn chưa nhận được. Tuy nhiên, ở một số nơi, công an đã xuất hiện hiện, ngăn chặn, rào đường không cho người dân đi đòi quyền lợi. Thậm chí, công an còn nhắn tin cho các chủ nhà trọ yêu cầu chủ nhà không cho người ở trọ đi đòi tiền hỗ trợ.
Sài Gòn phong tỏa khiến người dân nghèo Việt Nam rơi vào tình cảnh không có lương thực
Bà Trần Thị Hảo, một công nhân nhà máy, được thông báo rằng nhà cầm quyền cộng sản sẽ cung cấp thực phẩm đầy đủ cho bà và gia đình nhưng trong hai tháng nay họ đã không có gì để ăn ngoài cơm và nước mắm. Bà bị cho nghỉ việc không lương vào tháng 7, trong khi chồng bà, một công nhân xây dựng, đã không thể làm việc trong nhiều tháng. Gia đình họ lâm vào tình cảnh chậm trễ trả tiền thuê trọ khi hạn thanh toán kế tiếp lại đang đến gần. Bà Hảo không phải là người duy nhất đối mặt với tình cảnh này. Khi các hạn chế chặt chẽ hơn đã dần được áp dụng kể từ đầu tháng 6, dân nghèo là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Tài xế taxi, người bán hàng rong, công nhân nhà máy và công nhân xây dựng vốn đã khó khăn, nay lại không thể kiếm tiền trong nhiều tháng liền và bị mắc kẹt trong những khu nhà chật chội, đông đúc ở các điểm nóng Covid. Dữ kiện thống kê chính thức cho biết chỉ riêng tại Sài Gòn đã có 3 đến triệu người rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính do đại dịch.
Cô Nguyễn Lâm Ngọc Trúc, 21 tuổi, sống trong một khu ổ chuột bên bờ sông cùng với 30 đến 40 gia đình khác. Gia đình cô đều thất nghiệp và phải sống qua ngày nhờ gạo và mì gói từ các tổ chức thiện nguyện và hàng xóm. Với số lượng lớn người dân di cư sinh sống trong khu xóm của cô Ngọc, có nhiều người trong số họ chưa ghi danh hộ khẩu và do đó đã không được cai quản và trở nên vô hình đối với chính quyền.
Nguồn: SBTN
Nhà cầm quyền CSVN vay thêm Trung Cộng 7,8 triệu mỹ kim cho hoả xa Cát Linh- Hà Đông
Báo VTC ngày 12/9/2021 loan tin, bộ Giao thông vận tải Cộng sản Việt Nam đã có văn bản đề nghị ngân hàng Xuất nhập cảng Trung Cộng sửa đổi hiệp định vay bổ sung và xem xét, chấp thuận cho bộ Giao thông vận tải Cộng sản vay thêm 7,835 triệu Mỹ kim để trả tiền cho chi phí tư vấn giám sát dự án tuyến hoả xa Cát Linh- Hà Đông.
Theo VTC, dự án Hoả xa đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh- Hà Đông là dự án sử dụng nguồn tiền vay của Trung Cộng. Đây là dự án có tổng chiều dài 13,05km, được khởi công từ tháng 10 năm 2011 với tổng mức tiền đầu tư ban đầu là 8.770 tỷ đồng, nhưng sau đó tăng lên 18.002 tỷ đồng, và dự trù đến năm 2015 sẽ đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, đến nay đã tròn 10 năm, dự án có biểu hiện xuống cấp, hư hại nhưng vẫn chưa biết đến khi nào mới xong.
Phía bộ Giao thông vận tải Cộng sản giải thích việc vay thêm tiền là do hợp đồng EPC không thể hoàn thành đúng thời khóa biểu nên phải kéo dài thời gian thực hiện, làm tăng chi phí hợp đồng tư vấn giám sát nên cần thêm tiền để chi trả. Hiện tại nguồn vốn đối ứng tức là vốn đóng góp của nhà cầm quyền còn rất ít.
Trước đề nghị vay của phía cộng sản Việt Nam, ngân hàng Xuất nhập cảng Trung Cộng trả lời rằng, hợp đồng tư vấn giám sát không thể được tài trợ bởi khoản vay.
15 người trốn trong thùng xe đông lạnh từ vùng dịch để về quê
Báo Pháp luật loan tin, khoảng 10 giờ tối 12/9/2021, cảnh sát giao thông Hàm Tân, công an tỉnh Bình Thuận đã phát hiện 15 người, trong đó có cả trẻ em đang trốn trong thùng xe đông lạnh để về quê.
15 người này đi từ Đồng Nai để về Huế và Quảng Trị. Nhưng đi đến xã Hàm Tân thì bị công an phát hiện ra một chiếc xe đông lạnh mang bảng kiểm soát 51D-382,14 đang đậu tại một quán cơm thuộc xã Tân Đức, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận nên lại kiểm tra.
Trong quá trình làm việc với tài xế xe là Lê Văn Tuấn, phía cảnh sát giao thông phát hiện có nhiều mâu thuẫn trong lời khai nên đã yêu cầu tài xế Tuấn mở thùng xe và phát hiện cả người, cùng đồ đạc trong thùng xe. Sau khi bị đưa về chốt kiểm soát Covid-19 xã Tân Đức, tài xế Tuấn khai đã nhận chở 15 người trên từ một số xe hơi để đi qua chốt kiểm soát với số tiền 700.000 đồng một người.
Từ lời khai của anh Tuấn, cảnh sát giao thông đã bắt thêm hai tài xế là anh Hùng và Vũ đang chờ để vận chuyển 15 người trong thùng xe đông lạnh. Anh Hùng và Vũ cho biết, họ nhận chở khách từ các khu vực khác nhau, khi xe đi đến bến xe Long Khánh thuộc tỉnh Đồng Nai thì họ liên lạc với anh Tuấn để chuyển khách qua chốt.
Anh Tuấn đã chở khách trót lọt nhiều chốt, nhưng đến chốt kiểm soát Tân Đức thì bị phát hiện. Sau khi lập biên bản vi phạm hành chính đối với các tài xế và 15 người trong thùng xe thì các nhân viên kiểm soát yêu cầu tài xế chở người quay về tỉnh Đồng Nai.
Báo Pháp luật cho biết, khi bị phát hiện nhiều người có biểu hiện khó thở vì ngồi trong thùng xe kín mít, 15 người đều vã mồ hôi như tắm. Vì trước đó do quá lạnh nên nhiều người đập thùng xe yêu cầu tài xế tắt máy lạnh. Một người cho biết, dù biết ngồi trong thùng xe là nguy hiểm nhưng ở lại vùng dịch thì còn nguy hiểm hơn.
Nguyên nhân nông sản không bán được, giá giảm mạnh, nông dân kêu trời
Công ty dệt may Tiền Giang kêu cứu thủ tướng cộng sản trước nguy cơ phá sản
Trước bối cảnh nhiều công ty đang đứng trước nguy cơ phá sản do bị hủy đơn hàng, 7 công ty ở Tiền Giang thuộc Hiệp hội Dệt may Việt Nam vừa gửi thư lên Thủ tướng cộng sản đề nghị hỗ trợ và ưu tiên tiêm vaccine cho công nhân để có thể quay trở lại hoạt động. 7 công ty, với tổng số trên 13.300 công nhân, bao gồm: Công ty cổ phần May Tiền Tiến, Công ty cổ phần Tex - Giang, Công ty cổ phần May Phương Đông, Công ty cổ phần May Việt Tân, Công ty cổ phần May Việt Khánh, Công ty cổ phần Việt Long Hưng, Công ty cổ phần May Công Tiến.
Các công ty yêu cầu chính phủ ưu tiên tiêm vaccine cho toàn bộ công nhân với tổng cộng 26.600 liều (dựa trên số lượng 2 liều/người), để sớm đạt miễn dịch cộng đồng và phục hồi sản xuất. Thư kêu cứu của các công ty dệt may ở Tiền Giang được gửi đi giữa bối cảnh nhiều công ty phải dừng sản xuất từ giữa tháng 7.
Chỉ một số ít công ty cố gắng đáp ứng quy định về mô hình “3 tại chỗ” (làm việc, ăn uống, nghỉ ngơi tại chỗ) để duy trì sản xuất nhưng cũng chỉ kéo dài được đến ngày 5/8. Trang VietQ.vn dẫn lời lãnh đạo các công ty dệt may cho biết, đối tác đã thông báo là nếu đến 20/9/2021, công ty không mở cửa trở lại thì họ đành phải chuyển đơn hàng sang thị trường khác.
Như vậy, công ty sẽ mất khách hàng, không còn đơn hàng để sản xuất cho mùa cuối năm 2021 và năm 2022. Hiện các công ty ở Tiền Giang vẫn chưa biết khi nào sẽ được mở cửa hoạt động trở lại, trong khi các đối tác không thể chờ đợi lâu hơn.
Nguồn VOA
Đợt bùng phát COVID-19 tại Việt Nam buộc các công ty di chuyển sản xuất trở lại Trung Cộng
Các công ty dành nhiều năm qua để di chuyển sản xuất ra khỏi Trung Cộng và chuyển sang các quốc gia Đông Nam Á lân cận. Điều này vừa giúp khai thác lao động giá rẻ ở các nước khác vừa giúp né tránh thuế quan mà chính quyền Trump áp đặt trong cuộc chiến thương mại với Trung Cộng.
Việt Nam là một trong những điểm đến phổ biến nhất đối với các công ty Hoa Ký mở nhà máy mới, cùng với Campuchia, Indonesia. Giờ đây, các công ty đang loại bỏ những nỗ lực đó và chuyển nhà máy của họ trở lại Trung Cộng sau khi làn sóng lây nhiễm COVID-19 đã khiến các nhà máy trên khắp Việt Nam phải đóng cửa.
Sau ba tháng phong tỏa, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam mới chỉ dần bắt đầu nới lỏng các hạn chế. Các hạn chế này đã làm giảm mạnh sản lượng sản xuất của khu vực và bắt đầu ăn sâu vào lợi nhuận ròng của các thương hiệu toàn cầu. Adidas cho biết việc chậm trễ sản xuất tại Việt Nam sẽ khiến công ty bị mất doanh thu 600 triệu Mỹ Kim trong năm nay.
Thương hiệu Home Meridian International ước tính sẽ chứng kiến doanh số bán hàng giảm 30% trong tam cá nguyệt này do kết quả của lệnh đóng cửa. Một số công ty đã phản ứng bằng cách rút lui khỏi Việt Nam trong thời gian sớm nhất có thể.
Charles Roberson, Giám đốc điều hành của nhà sản xuất quần áo bảo hộ Lakeland Industries cho biết rằng công ty đã thuê các giám đốc điều hành mới để giúp chuyển công suất sản xuất từ Việt Nam sang Trung Cộng trong vài tuần. Đối với nhiều người, quay trở lại Trung Cộng đơn giản là phương án ít tồi tệ nhất để tăng cường sản xuất trước mùa lễ mua sắm đang trở nên hỗn loạn.
Nguồn: SBTN
Trung Cộng dừng nhập thanh long Việt Nam
Trung Cộng vừa đình chỉ nhập cảng thanh long từ Việt Nam và nói rằng họ phát hiện virus Sars-CoV-2 (virus gây đại dịch Covid-19) trên bao bì bọc quả thanh long và thùng carton đựng thanh long nhập cảng từ Việt Nam, Vụ Thị trường châu Á – châu Phi của Bộ Công thương Việt Nam cho biết hôm 16/9. Việc tạm dừng nhập cảng thanh long sẽ kéo dài trong một tuần, từ 15/9 – 21/9, tại khu vực Cầu phao tạm Đông Hưng (phía Việt Nam là khu vực xuất hàng của tỉnh Quảng Ninh).
Tờ Bloomberg dẫn lời ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, nói: “Đây là một sự kiện khá hy hữu. Công nhân tại các nhà máy chế biến trái cây được chính phủ yêu cầu ở lại tại chỗ sản xuất, thường xuyên xét nghiệm Covid-19 và họ đã được tiêm chủng”.
Trước đó trong tháng 8, Trung Cộng đã tạm ngừng nhập cảng thanh long tại các cửa nhập cảng Hà khẩu và Thiên Bảo, thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Cộng, khiến thanh long của Việt Nam rớt giá mạnh và kim ngạch xuất khẩu trái cây từ Việt Nam sang nước này cũng giảm mạnh trong nhiều tháng qua, Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết tại hội nghị trực tuyến do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức hôm 17/9.
Trung Cộng là điểm đến hàng đầu của trái thanh long Việt Nam, chiếm hơn 80% tổng lượng xuất cảng và lên tới 1 tỷ Mỹ Kim mỗi năm. Thanh long cũng chiếm một phần ba xuất cảng rau quả của Việt Nam, đạt 3,27 tỷ USD vào năm ngoái.
Ngân sách nhà cầm quyền CSVN cạn kiệt, không có để cấp cho công an, quân đội chống dịch
Tờ Thời báo Tài chính Việt Nam loan tin, tại phiên họp sáng 16 tháng 9 năm 2021 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Cộng sản, ông Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Tài Chính cho biết, hiện tại ngân sách của nhà cầm quyền đang rất khó khăn, ngân sách Trung ương Cộng sản gần như không còn đồng nào, nên không có để cấp cho hàng chục ngàn công an, quân đội đang tham gia chống dịch ở các tỉnh phía nam. Trong khi đó, ngân sách dự phòng cũng không còn.
Theo ông Phớc, hiện tại phần ngân sách nhà cầm quyền tiết kiệm chi, và một số khoản khác chỉ còn lại khoảng 14.620.000 tỷ đồng. Ngân sách cạn kiệt, nhưng nhà cầm quyền lại thực hiện phong toả 23 tỉnh, thành suốt nhiều tháng qua, đặc biệt là Sài Gòn, nền kinh tế lớn nhất Việt Nam có tỷ lệ đóng góp ngân sách chiếm đến 27% của cả nước, nhưng vì cách chống dịch cực đoan của nhà cầm quyền nên đẩy nhiều công ty vào cảnh khó khăn, phá sản. Hiện tại, nguồn thu thuế của nhà cầm quyền đã giảm đến 50%, và ông Phớc cho rằng, trong thời gian tới sẽ còn giảm thêm nữa.
Ông Phớc cho biết, sẽ ra lệnh cơ quan thuế tăng cường cai quản, chống thất thoát, có biện pháp bảo vệ những đối tượng thụ hưởng chính sách là người tiêu dùng hàng hoá. Theo ông Phớc các công ty ở Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn, ngay cả 8 tỉnh không có dịch nhưng cũng bị ảnh hưởng do nguồn cung ứng hàng hoá, thị trường, lao động không bảo đảm.
Trước tình hình này, nói về chính sách hỗ trợ đối với các công ty, ông Phớc cho biết, đối với những công ty không có thuế phải nộp thì sẽ được hưởng chính sách không bị tính tiền phạt đối với các khoản nộp chậm trước đó.
Sở y tế tỉnh Bình Dương thông báo nhiều người khỏi COVID-19 không chịu rời khỏi bệnh viện
Báo Thanh niên ngày 15/9/2021 loan tin, ông Nguyễn Hồng Chương, Giám đốc sở Y tế tỉnh Bình Dương cho biết, có hàng chục người nhiễm dịch đã khỏi, đủ điều kiện để xuất viện nhưng họ lại không chịu về.
Ông Chương cho rằng, có một số trường hợp khi xuất viện về địa phương hoặc khu nhà trọ bị kỳ thị nên họ không muốn về. Và ở bệnh viện thì các bệnh nhân được cung cấp đầy đủ các chế độ ăn uống, điều kiện sinh hoạt được bảo đảm hơn ở các khu nhà trọ nên họ không muốn rời bệnh viện.
Ông Võ Văn Minh, Chủ tịch Uỷ ban tỉnh Bình Dương cho biết, nhà cầm quyền tỉnh đã chi cho mỗi bệnh nhân trong các bệnh viện dã chiến từ 70.000 đồng đến 90.000 đồng tiền ăn trong một ngày, và vừa qua nhà cầm quyền tăng chi thêm cho mỗi người từ 20.000 đồng đến 30.000 đồng tiền ăn cho mỗi ngày.
Về phía dư luận thì họ cho rằng, những trường hợp không muốn về vì họ không còn tiền để sống, không được đi mưu sinh, không được đi ra ngoài đường, không có tiền trả cho chủ nhà trọ nên nếu rời bệnh vì thì chắc chắn họ sẽ bị đói.
Trước đó, một số người trong bệnh viện dã chiến cơ sở Thới Hoà, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đã quay lại cảnh hàng ngàn người chen chúc nhau, lao vào giành giật thực phẩm trong giờ phát cơm khiến người xem không khỏi xót xa. Vì vậy, những ngày sau đó, lực lượng phát cơm là cảnh sát cơ động phải mặc đồ bảo vệ, cầm dùi cui trong lúc phát cơm.
Nhật Bản và CSVN ký kết thỏa thuận chuyển giao quốc phòng giữa những lo ngại về Trung Cộng
Nhật Bản và cộng sản Việt Nam đồng ý tăng cường hợp tác trong bối cảnh lo ngại về ảnh hưởng quân sự ngày càng gia tăng của Trung Cộng, ký kết một thỏa thuận mới cho phép xuất cảng thiết bị và kỹ thuật quốc phòng do Nhật Bản sản xuất sang Hà Nội.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi cho biết thỏa thuận này, được ký vào hôm thứ Bảy, nâng quan hệ đối tác quốc phòng của hai nước “lên một tầm cao mới” và Nhật Bản và Việt Nam có kế hoạch củng cố mối quan hệ quốc phòng thông qua các cuộc tập trận chung đa quốc gia và các biện pháp khác.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết chi tiết về việc chuyển giao các thiết bị cụ thể, bao gồm cả các tàu hải quân, sẽ được thảo luận trong các cuộc đàm phán tiếp theo. Cuộc gặp của ông Kishi với người đồng cấp Việt Nam, ông Phan Văn Giang, tại Hà Nội diễn ra trùng với chuyến thăm hai ngày đến thủ đô Việt Nam của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Cộng Vương Nghị.
Nhà ngoại giao Trung Cộng này kết thúc chuyến thăm của ông bằng cách cho biết Bắc Kinh có kế hoạch viện trợ ba triệu liều vaccine coronavirus cho cộng sản Việt Nam. Ông cũng tuyên bố rằng Trung Cộng và Việt Nam nên kiềm chế mọi hành động đơn phương liên quan đến Biển Đông có thể phức tạp hóa tình hình và phóng đại những bất đồng. Cộng Sản Việt Nam đang tranh chấp lãnh thổ với Trung Cộng về các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trên Biển Đông.
Lý do gì Rosneft rút khỏi dự án với Việt Nam trên biển Đông?
Công ty Rosneft của Nga quyết định rút hoàn toàn khỏi các dự án với cộng sản Việt Nam trên Biển Đông, dù lợi nhuận ròng trong tam cá nguyệt thứ 2 lên đến 233 tỷ rúp (3,1 tỷ Mỹ Kim), điều này khiến một số người lo ngại về nguy cơ an ninh giữa bối cảnh Trung Cộng thời gian qua liên tục gây sức ép buộc các công ty quốc tế ngừng hợp tác với cộng sản Việt Nam trong việc khai thác dầu khí ở các khu vực mà Bắc Kinh cho là thuộc chủ quyền của mình.
Theo thông tin từ các hãng tin Nga Interfax, TASS và Prime, Rosneft vừa thông báo rút vốn khỏi công ty con Rosneft Vietnam B.V. Đây là đơn vị vận hành dự án sản xuất khí và condensate tại Việt Nam, trong đó Rosneft sở hữu 100% cổ phần tại công ty này. Thay đổi bắt đầu có hiệu lực từ ngày 2/9.
Tiếp theo hàng loạt sự ra đi của các công ty dầu khí quốc tế khỏi Việt Nam dưới áp lực của Trung Cộng trong những năm qua, việc rút vốn của Rosneft khỏi các dự án ở Biển Đông làm dấy lên nghi ngờ về khả năng công ty Nga bị Bắc Kinh gây áp lực tương tự.
Giám đốc điều hành Rosneft, Igor Sechin, trong một thông báo sau đó cho biết mức lợi nhuận ròng quý vừa qua là cao nhất trong lịch sử kinh doanh của công ty, chủ yếu nhờ vào sự phục hồi của giá dầu thô. Trong khi đó, Zarubezhneft là công ty đã liên doanh với cộng sản Việt Nam suốt 40 năm qua thông qua Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro, chuyên thăm dò và khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam tại các Mỏ Bạch Hổ, Mỏ Rồng, Cá Tầm, Thiên Ưng.
Nhận xét
Đăng nhận xét