Bị hạ sát, nhưng 6 năm sau Phùng Quang Thanh mới gục?

 



 Bị hạ sát, nhưng 6 năm sau Phùng Quang Thanh mới gục?

14/09/2021 



Năm 2015 là năm bản lề để chuẩn bị cho đại hội 12. Lúc đó, trong Bộ chính trị ĐCS Việt Nam đang nổi lên những trận thư hùng mang tính sống còn. Trận chiến giữa Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng đến hồi ác liệt nhất làm người ta không chú ý đến một nhân vật rất tham vọng, đó là Phùng Quang Thanh. Phùng Quang Thanh là một Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng tham vọng hơn Ngô Xuân Lịch và Phan Văn Giang rất nhiều.

Cũng tương tự như Phạm Minh Chính, ông Phùng Quang Thanh cũng xây dựng mối quan hệ thân thuộc với phía Trung Quốc. Và ông Phùng Quang Thanh cũng bắt tay vào việc xây dựng quan hệ.

Sự hình thành âm mưu bắt nguồn từ chuyến đi có quy mô khác thường của Bộ quốc phòng Việt Nam thăm Trung Quốc, từ ngày 16 đến 18 tháng 10 năm 2014, do chính Phùng Quang Thanh dẫn đầu cùng 16 sĩ quan cao cấp khác, trong đó có 12 người mang quân hàm cấp tướng (6 trung tướng, 6 thiếu tướng), 1 người mang quân hàm đại tá, lần lượt đến từ Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, Không quân, Hải quân, Biên phòng, Thông tin và  Quân khu 2.

Ở phía bên kia, ông Tập Cận Bình cử Bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn gặp ông Phùng Quang Thanh vào ngày 17/10. Hai ông bộ trưởng gặp nhau và nhất trí “Đồng thuận nguyên tắc 3 điểm”, trong đó điểm thứ hai là “quân đội hai nước tăng cường đoàn kết, cung cấp bảo đảm vững chắc củng cố vị thế cầm quyền của Đảng Cộng sản hai nước, bảo vệ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội”.



Sau đó, ngày 18/10, một việc cũng rất khác thường là việc ký kết Bản ghi nhớ kỹ thuật về việc thiết lập đường dây điện thoại nối thẳng bảo mật giữa Bộ Quốc phòng hai nước.

Chuẩn bị công phu cho chuyến gặp

Để chuẩn bị cho chuyến gặp chính thức với phía Trung Quốc thì trước đó, ngày 16 tháng 10 năm 2014, khi đoàn ông Phùng Quang Thanh sang Trung Quốc, tại Milan, Italia, bên lề hội nghị cấp cao ASEM 10, ông Nguyễn Tấn Dũng có cuộc gặp với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Có thể nói, ông Nguyễn Tấn Dũng là người đặt nền tảng cho chuyến thăm của ông Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng. Việc này xem như ông Dũng liên minh với Phùng Quang Thanh gặp Trung Quốc. Tuy nhiên thực tế có phải ông Phùng Quang Thanh có liên minh với ông Dũng hay không thì không biết, với tầm của ông Phùng Quang Thanh khi đó ông hoàn toàn có khả năng đánh mánh lẻ mà không cần phải dựa hơi ai.

Sau chuyến viếng thăm của ông Phùng Quang Thanh sang Trung Quốc thì ngày 15/5/2015, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn gặp ông Phùng Quang Thanh tại biên giới Lào Cai một cách long trọng nhân dịp tổ chức buổi Tọa đàm hữu nghị quốc phòng Biên giới Việt Nam- Trung Quốc lần thứ hai. Tại cuộc tọa đàm này có một chi tiết rất nhiều hàm ý là việc Thường Vạn Toàn tận tay trao tặng Phùng Quang Thanh chiếc bình sứ Trung Quốc, như một thông điệp “hãy giữ lấy bình quý”. Có khả năng Trung Quốc tạo dựng một tài liệu tình báo và gây áp lực cho Phùng Quang Thanh chuẩn bị cuộc đảo chính, tuy nhiên về mặt đảng, ông Phùng Quang Thanh chỉ là cấp phó của ông Nguyễn Phú Trọng. Ông Phùng Quang Thanh là phó chủ tịch quân ủy trung ương, trong khi đó ông Nguyễn Phú Trọng là chủ tịch. Phía trên ông Phùng Quang Thanh là cái bóng quá lớn của ông Nguyễn Phú Trọng.

Những thông tin mật loại này, có thể bị mạng lưới đặc tình của Trần Đại Quang phát giác. Và những động tác chuẩn bị chiến dịch, có thể bị mạng lưới an ninh chính trị quân đội nằm trong tay Bí thư TW đảng, Tổng cục trưởng tổng cục chính trị Ngô Xuân Lịch phát hiện.


Phùng Quang Thanh từng gặp phó chủ tịch Trung Quốc – Lý Nguyên Triều

Chuyến sang Pháp bí mật

Nhưng ngay từ ngày 19/06/2015 Phùng Quang Thanh đã phải sang thăm Pháp. Không biết có lời mời của chính phủ Pháp hay không, nhưng báo chí Pháp trong thời gian này, không hề có dòng tin nào. Bức ảnh gặp Bộ trưởng M. Le Drian cũng chỉ thấy trên các báo của Việt Nam. Báo Việt Nam cũng không hề nói chuyến thăm này bắt đầu ngày nào và kết thúc ngày nào. Nói chung là cuyến đi này là bí mật. Khi đó xuất hiện một clip quay tại bệnh viện George Pompidou, thì Phùng Quang Thanh nhập viện ngày 20/06, một ngày sau khi gặp Bộ quốc phòng Pháp và xuất viện ngày 10/07. Từ những manh mối đó, có thể suy luận rằng, ông Phùng Quang Thanh tìm cách bắt liên lạc với Bộ Quốc Phòng Pháp để có cớ lên chuyến bay công vụ sang Paris – Pháp. Tuy nhiên, chuyến thăm là phụ mà là đi chữa bệnh là chính.

Tại Việt Nam, ngày 03/07/2015, Tư lệnh và Chính uỷ bộ tư lệnh thủ đô, trung tướng tư lệnh Phí Quốc Tuấn và trung tướng chính uỷ Lê Hùng Mạnh nhận quyết định của “thủ tưởng cơ quan”, bàn giao tức khắc cho thiếu tướng Nguyễn Doãn Anh – Phó Tư lệnh và thiếu tướng Nguyễn Thế Kết – Phó Chính Ủy, và nghỉ chờ về hưu. Lễ bàn giao do Ngô Xuân Lịch chủ trì điều khiển. Như vậy là khi ông Phùng Quang Thanh đi chữa bệnh tại Pháp thì bên Việt Nam phe Ngô Xuân Lịch đã xử lý một số tay chân của Phùng Quang Thanh.

Trên báo chí nhà nước thì họ tung tin rằng, cháu của Phùng Quang Thanh đều sang Pháp đón Phùng Quang Thanh về nước, nhưng trong bản tin tường thuật ngắn tại sân bay Nội Bài, thì chỉ tả lại Phùng Quang Thanh “có vẻ khoẻ mạnh, tươi cười, tự đi và không có người dìu”, kèm theo bức ảnh chụp mờ từ xa, không hề có mặt “con và cháu” trong đám người xúm quanh.

Với hình ảnh này cho thấy, ông Phùng Quang Thanh trở về được nhà nước CS Việt Nam cho người đón. Ông Phùng Quang Thanh đã thất sủng trước khi đi Paris và khi ông Trở về, khi vẫn còn chức tước trong tay nhưng xem như chẳng còn chút quyền lực gì và ông bị nhà nước đón rước và đưa về quản thúc.

Từ cách đoán tiếp một bộ trưởng Bộ Quốc Phòng bất thường như vậy, giới thạo tin lúc đó đồn đoán rằng, thông qua mật vụ và đặc tình, Bộ chính trị chắc đã khẳng định âm mưu đảo chính của Phùng Quang Thanh là có thật. Một kế hoạch nhằm dập tắt âm mưu đã được cấp bách thảo luận trong số những uỷ viên quan trọng nhất. Trong số này được biết là không có Nguyễn Tấn Dũng. Như vậy phía đối nghịch với Phùng Quang Thanh rất có thể là không có ông Nguyễn Tấn Dũng, tuy nhiên có việc thông đồng giữa Nguyễn Tấn Dũng và Phùng Quang Thanh hay không thì không có băng chứng để khẳng định điều đó.

Từ cõi chết trở về

Ông Phùng Quang Thanh chữa bệnh tại pháp nhưng giữ bí mật. Bởi lẽ tình hình bệnh tình của Phùng Quang Thanh càng khả quan thì phe mạnh nhất tại Hà Nội ăn không ngon ngủ không yên. Tin tức kín đến mức các hàng tin lớn trên thế giới cũng không thể tiếp xúc được. Tình hình sức khỏe của ông Phùng Quang Thanh khi đó được nhiều người suy đoán là giống với trường hợp ông Nguyễn Bá Thanh.

Người ta biết, tình hình bệnh tình của ông Phùng Quang Thanh rất nặng nhưng người ta không biết liệu ông Phùng Quang Thanh có qua khỏi hay không. Trong lúc thông tin hỗn loạn thì hãng tin đức DPA đã đưa tin cho biết, ông Phùng Quang Thanh đã từ trần. Đây là hãng tớn ở Đức, họ không thể đưa tin cẩu thả được. Nếu đưa tin thất thiệt thì rất có thể hãng tin này sẽ mất uy tín.

Theo nguồn tin mà chúng tôi được biết, hãng tin DPA lấy tin từ những người thân cận, những người đang chịu trực tiếp việc báo vệ bà chăm sóc ông Phùng Quang Thanh tại Paris – Pháp. Chính vì cả tin vào những người thân cận như vậy mà một hãng tin lớn đã đưa tin bị lố.

Thực ra những người thân cận của Phùng Quang Thanh lúc đó đã tung hỏa mù. Muốn bắn tin cho phía Hà Nội rằng, ông đã chết để người ta không phòng bị. Tuy nhiên, cây kim trọng bọc rồi cũng phải lòi ra, cuối cùng tin tức ông Phùng Quang Thanh được chữa khỏi.

Hãng tin Đức DPA vô tình trở thành công cụ cho phe Phùng Quang Thanh nhằm mục đích tung hoả mù. Theo một số nguồn tin khả tín thì người ta muốn tạo không khí thật thật, giả giả, gây nhiễu loạn để tránh nguy cơ bị ám sát. Được biết, trong những người theo ông Thanh sang Pháp, không thể không có tai mắt của ông Ngô Xuân Lịch.

Dù tung hỏa mù nhưng cuối cùng, ông Phùng Quang Thanh sau khi rời bệnh viện, đã được đưa về, và giam lỏng tại trụ sở bộ Tổng tham mưu.

Ngày 16 -18 tháng 7, ông Trương Cao Lệ, Phó thủ tướng và là thành viên ban Thường vụ Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung quốc viếng thăm Việt Nam. Có lẽ là muốn kiểm tra tình hình chính trị tại Việt Nam. Với Trung Quốc thì các phe phái nào ở Việt Nam đấu đá nhau thì họ mặc kệ, họ sẽ ủng hộ phe nào thân họ trở nên mạnh hơn để nắm quyền. Nếu có nhiều phe đối đầu nhau nhưng phe nào cũng tôn thờ Bắc Kinh thì Bắc Kinh đứng ngoài cuộc “toạ sơn quan hổ đấu” để rồi chọn con thắng cuộc phục vụ mình.

Trở về và bị giam lỏng cho đến ngày chết

Chuyện gì đến phải đến, ngày 20/7/2015, Tướng Võ Văn Tuấn, phó Tham mưu trưởng quân đội CSVN đã công bố Tướng Thanh về nước ngày 25/7/2015, đồng nghĩa với việc cho Tướng Thanh tái xuất hiện trở lại nhưng chỉ trong khuôn viên Bộ quốc phòng, không được về nhà, sau cả tháng chữa bệnh ở nước ngoài.

Thư ký riêng của ông cho biết vì lý do chưa hoàn toàn hồi phục, ôngThanh sẽ tránh gặp đông người, ồn ào, dễ gây căng thẳng có hại cho sức khoẻ. Nhưng lần ra khỏi khuôn viên Bộ Tổng tham mưu.

Cho đến Đại hội đảng XII, người ta vẫn cho ông Phùng Quang Thanh lên ngồi chủ tịch đoàn. Ông phải làm tốt vai diễn để chứng thực cho sự thống nhất, đoàn kết trong nội bộ đảng. Sau đại hội đảng ông Phùng Quang Thanh về sống âm thầm tại tư gia trong tình hình bị quản thúc cho đến ngày 11/9 ông trút hơi thể cuối cùng.

Nguyễn Phúc – Thoibao.de (Tổng hợp)

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 219

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 217

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 218

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025