ĐƯỜNG DÀI NHẤT VẪN LÀ TỪ TAY ĐẾN MIỆNG
ĐƯỜNG DÀI NHẤT VẪN LÀ TỪ TAY ĐẾN
MIỆNG
Linh Mục Phanxicô Xavie Trần Quảng
Bài giảng của Linh Mục Phanxicô Xavie Trần Quảng, dòng Chúa Cứu Thế về sự liên quan cần thiết giữa “nói” và “làm”. Linh mục bắt đầu bài viết “ĐƯỜNG DÀI NHẤT VẪN LÀ TỪ TAY ĐẾN MIỆNG” bằng lời Chúa “Ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em” (Mc 10:43) để bàn về những đặc điểm mà một nhà lãnh đạo “có” và “không nên có”.
Chúng ta thường nghĩ về những cái
“có” của một nhà lãnh đạo như giàu sang, quyền lực, khả năng thu hút quần chúng
v.v… nhưng quên rằng chính những cái “không nên có” mới làm nên tư cách một nhà
lãnh đạo. Những điểm “không nên có” là “CÁI TÔI QUÁ LỚN, TÍNH TỰ KIÊU, TƯ LỢI,
TÍNH THIỆN VỊ và KHÔNG BIẾT LẮNG NGHE.
Cha Trần Quảng chấm dứt bài viết bằng
câu chuyện “Thánh Gandhi và đường ăn” mà có thể nhiều người đã đọc. Chuyện kể
rằng "những năm thập niên 1930, có một cậu bé đã bị nghiện và nhiễm thói
quen ăn đường (sugar). Mẹ cậu bé muốn giúp cậu bỏ thói quen không tốt và nguy
hại này. Vì muốn Ngài Gandhi giúp con mình bỏ thói quen xấu này. Chị đã cùng
con trai phải đi bộ nhiều dặm, sau nhiều giờ dưới nắng nóng như thiêu. Sau một
hành trình vất vả, cuối cùng chị cũng gặp được Gandhi. Chị nhờ ngài Gandhi
khuyên cậu bé bỏ thói quen ăn đường vì nó không tốt cho sức khoẻ. Gandhi trả
lời: “Tôi không thể nói cậu bé điều đó. Nhưng chị có thể mang cậu bé trở lại
đây sau vài tuần nữa thì tôi sẽ khuyên cậu bé.” Người mẹ cảm thấy không hài
lòng và buồn rầu dẫn cậu bé trở về nhà. Hai tuần sau chị dẫn cậu bé trở lại.
Lần này ông Gandhi đã nhìn thẳng vào cậu bé và nói: “Này! Hỡi chàng trai trong
tương lai, câu nên từ bỏ ăn đường đi! Nó không tốt cho sức khoẻ đâu.” Cậu bé
cúi đầu và hứa sẽ từ bỏ. Mẹ cậu bé bị bối rối. Chị hỏi: “Tại sao Ngài đã không
nói với cháu hai tuần trước khi tôi đưa cháu đến đây để gặp Ngài?” Gandhi mỉm
cười trả lời: “Thưa bà mẹ! Chính tôi hai tuần trước tôi cũng đang ăn rất nhiều
đường. Nhưng giờ tôi đã bỏ thói quen đó!”"
Mời nghe bài giảng ngắn của Linh Mục Trần Quảng
dưới đây qua giọng đọc của Ngọc Diễm Diem Pham:
Nhận xét
Đăng nhận xét