Tập cận Bình và Joe Biden: hai biện pháp, một mục đích - Bài 2
Tập cận Bình và Joe Biden: hai biện pháp, một mục đích
BÀI 2: CHUẨN BỊ CHIẾN TRANH LẠNH MỸ-TRUNG
Bài Hai– Tình hình khu vực Châu Á-Thái Bình Dương ngày càng căng thẳng khi tranh cãi ngoại giao leo thang gay gắt, đồng thời với các biện pháp chuẩn bị chiến tranh. Không nước nào muốn bị rơi vào trường hợp bất ngờ. Chưa thấy dấu hiệu Bắc Kinh hoặc Hoa Thịnh Đốn thực hiện các biện pháp ngăn chặn!!!
Trong bài “There Will Be a U.S.-China Cold War” đăng trên tờ The National Interest ngày 3 tháng 10 năm 2021, chuyên gia về những vấn đề toàn cầu, Paul Heer đã đánh giá tình hình giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ hiện nay xem ra có phần nghiêng về phía Bắc Kinh: “Cuộc chiến tranh lạnh Mỹ-Trung chú trọng tới các lĩnh vực kinh tế, công nghệ, chính trị mà Bắc Kinh không tìm kiếm quyền bá chủ toàn cầu, xóa bỏ nền dân chủ hay tiêu diệt chủ nghĩa tư bản”.
Nhận xét của Paul
Heer không sát thực tế: (1) Bắc Kinh tăng cường việc chế tạo các phương tiện
chiến tranh hiện đại rầm rộ nhất. (2) Hải quân, Hải cảnh, Dân quân biển của
Trung Cộng thường xuyên đe doạ láng giềng gần như Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan
và các quốc gia duyên hải Đông Nam Á. (3) Bắc Kinh đe doạ “quyền tự do hàng
hải, hàng không trong vùng biển quốc tế. (4) Các bài phát biểu của Chủ tịch Tập
Cận Bình cũng như đội ngũ “chiến
lang” đều thể hiện khát vọng “lãnh
đạo thế giới” toàn diện.
Chiến tranh Lạnh
Mỹ-Trung từng bước xuất hiện qua các hoạt động tăng cường trong mọi lãnh
vực cuộc sống nhân loại. Bắc Kinh không che giấu mưu đồ thống trị thế
giới. Chưa có nước nào trên thế giới đủ sức ngăn chặn tham vọng vô bờ của Trung
Cộng, ngoại trừ Hoa Kỳ. Vậy thì, nên có hành động hữu hiệu chống Trung Cộng
thống trị hoặc nằm chờ chết?
Trong bài “Beijing
and the UN, 50 Years On” do báo The Diplomat xuất bản ngày
1 tháng 10 năm 2021, Tác giả Rosemary Foot biện minh cho thái độ của Bắc Kinh
sau khi thay thế Trung Hoa Dân Quốc ở Liên Hiệp Quốc từ 29/10/1971 vì Cộng hoà
Nhân dân Trung Hoa (PRC) chiếm tới ¼ dân số thế giới. Quỹ Ủy thác Hòa bình và
Phát triển do Trung Cộng và Liên Hiệp Quốc thành lập năm 2016 với cam kết tài
trợ 200 triệu USD cho LHQ trong vòng 10 năm.
Thực tế, hoạt động
của Bắc Kinh sau khi gia nhập LHQ nhằm vào mục đích thay đổi luật chơi quốc tế
sao cho phù hợp với chủ trương thống trị toàn cầu. Bắc Kinh lập một lực lượng
gìn giữ hoà bình 8,000 người trực thuộc LHQ với mục đích thu thập tin tức và
quảng bá chính sách của Trung Cộng ở quốc gia hoạt động. Ngược lại, tiếp tục áp
bức hoặc tước đoạt quyền sống của các dân tộc láng giềng. Công dân Trung Cộng
hiện cũng đứng đầu ba cơ quan chuyên môn như Bộ Kinh tế và Xã hội (DESA) của
LHQ. Chủ tịch Tập Cận Bình từng tuyên bố “Trung Cộng sẽ dẫn đầu việc cải cách
hệ thống quản trị toàn cầu”!!!
Theo dõi mọi hoạt
động và phát biểu của giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Cộng (CCP) dễ thấy tham
vọng lật đổ siêu cường duy nhất thế giới, tức Hoa Kỳ. Nền “ngoại
giao phong bì” đã giúp Bắc Kinh thêm nhiều đồng minh và đối tác trên con đường
dẫn tới thống trị toàn cầu.
Về quân sự, Trung
Cộng đang có tốc độ chế tạo phương tiện chiến tranh cao nhất thế giới, cố tình
che giấu kho vũ khí nguyên tử để đứng ngoài các Hiệp ước tài giảm vũ khí nguyên
tử mà sản xuất Hoả tiễn hành trình tầm trung.
Trên
thế giới hiện nay có 9 quốc gia đã thủ đắc số lượng vũ khí nguyên tử: Hoa Kỳ
5,550 được bố trí 1,700 so với Nga 6,257-1,600; Pháp 290-280; Anh 225-120 dự
trù tăng lên 260. Các quốc gia không cho biết số đầu đạn được bố trí gồm Trung
Cộng 360, Pakistan 195, Ấn Độ 190, Bắc Hàn 45, Israel 90.
Mùa Thu 2019, Hoa Kỳ
chính thức rút khỏi Hiệp ước Hoả tiễn Tầm trung (INF) với Nga có tầm bắn
500-5,500 km. Bắc Kinh không tham gia Hiệp ước này nên giữ tư thế áp đảo trong
lãnh vực Đông Á. Mỹ bắt đầu sản xuất hoả tiễn hành trình tầm trung để chế ngự
Trung Cộng và Nga. Thế giới đang ở vào vị thế “một
nền hòa bình không có hòa bình” nên nguy cơ “đối
đầu bằng không” đã xuất hiện.
Làm sao nhốt Hải quân
Trung Cộng, kể cả trong Chuỗi Đảo số 1 và số 2 khi nổ ra chiến tranh đã được Tư
lệnh Thuỷ quân Lục chiến Hoa Kỳ, Đại tướng David Berger giới thiệu học thuyết
mới hồi tháng 7/2019: “Chiếm
và giữ lãnh thổ, hỗ trợ các đơn vị hải quân trên biển, tiếp nhiên liệu, tái
trang bị và khởi động lại máy bay và ngăn chặn các tuyến đường biển đối phương”. Đây là một sự phối
hợp nhịp nhàng giữa các trung đội TQLC và vận tải hạm cùng với Không quân được
tập trận thử gồm một Trung đội TQLC, vận tải hạm, Hàng không mẫu hạm vào ngày
28/09/2021 tại Hawaii. Lần đầu tiên, Hoa Kỳ có hoả tiễn chống hạm đặt trên đất
liền. Kế hoạch của Bộ Tư lệnh Thuỷ quân Lục chiến nhằm mục đích hữu hiệu và cập
nhật khả năng tác chiến bằng lực lượng nhỏ mà hữu hiệu.
Với nhiều Trung đội
Thuỷ quân Lục chiến Mỹ lưu động bí mật bố trí ở trên các đảo lớn nhỏ trên hai
Biển Đông Trung Hoa (ECS) và Biển Nam Trung Hoa sẵn sàng tấn công chiến hạm,
phi cơ hoạt động trên biển lẫn một số địa điểm ở Hoa Lục.
Hôm 11-9, đài CNN
loan tin Cận duyên hạm Tác chiến, USS Gabrielle Giffords đã rời căn cứ ở San
Diego, tiểu bang California hồi đầu tháng, chở theo hoả tiễn tấn công mới của
Hải quân Mỹ và một phi cơ trực thăng không người lái.
Đây là loại hoả tiễn
hành trình rất khó phát hiện trên radar và có thể cơ động để tránh hệ thống
phòng thủ của đối phương do Cơ quan Vũ trụ và Phòng thủ Kongsberg (Na Uy) phát
triển, thử nghiệm thành công trên chiến hạm USS Coronado vào năm 2014. Nó được
tích hợp với phi cơ MQ-8B Fire Scout, sử dụng trong trinh sát tìm kiếm mục
tiêu, có tầm bắn 160 km xa hơn 30% loại Harpoon mà Mỹ sử dụng.
Phân tích gia quốc
phòng, Timothy Heath của Tập đoàn Rand cho biết “Loại
hoả tiễn này được kỳ vọng làm thay đổi cuộc chơi ở Tây Thái Bình Dương, nơi Bắc
Kinh đang có lợi thế về hoả tiễn hành trình so với Mỹ”.
Tờ Stars & Stripes
số ngày 1 tháng 10 loan tin các phi công của Thủy quân Lục chiến Mỹ hiện diện
trên Hàng không mẫu hạm JS Izumo của Nhật Bản để bay thử nghiệm Tiềm kích cơ
Tàng hình F-35B cất và hạ cánh thẳng đứng cũng như F-35 phóng bằng đường bay
ngắn. Hai loại phi cơ này cũng được trang bị trên JSKaga.
Nhật Bản đã mua 42
Tiềm kích cơ Tàng hình F-35 đủ loại, chỉ đứng sau Hoa Kỳ về loại này.
Dù muốn bác bỏ hay
không, giới chuyên gia cũng ngửi thấy mùi Chiến tranh Lạnh ở Châu Á.
Đại-Dương
Nguồn: Thế Giới Mới.
Bài liên quan:
- Tập cận Bình và Joe Biden: hai biện pháp, một mục đích - Bài 1
Nhận xét
Đăng nhận xét