Kinh tế Trung cộng bị ảnh hưởng bởi sự kết hợp của 3 cú đấm
Kinh tế Trung cộng bị ảnh hưởng bởi sự kết hợp của 3 cú đấm
Milton Ezrati _ Chánh Tín
Một công nhân làm một thanh sắt tại một nhà máy thép ở Liên Vân Cảng,
tỉnh Giang Tô, Trung cộng, hôm 12/02/2021.
Nền kinh tế Trung cộng đã trải qua một mùa hè khó khăn, trước tiên bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng của nhiễm trùng COVID-19, sau đó là sự phá sản sắp xảy ra của nhà phát triển bất động sản khổng lồ Evergrande, và bây giờ là tình trạng thiếu điện trầm trọng trên khắp đất nước.
Những tháng tới có thể mang lại sự cải thiện cho mặt trận COVID-19, nhưng dù cho các nhà chức trách đang vật lộn, hai vấn đề còn lại sẽ kéo dài và có nhiều khả năng trở nên tồi tệ hơn trước khi chúng trở nên tốt hơn.
Hầu hết các số liệu thống kê – chính thức và không chính thức – minh chứng cho những khó khăn kinh tế này. Chỉ số hoạt động sản xuất hàng tháng của Bắc Kinh đã giảm xuống 49.6 trong tháng Chín từ mức 50.1 vào tháng Tám. Bất kỳ con số nào dưới 50 đều cho thấy sự co lại. Có lẽ còn đáng nói hơn con số tổng thể đang giảm, là mọi tiểu mục chính của cuộc khảo sát—sản xuất, tổng số đơn đặt hàng mới, đơn đặt hàng xuất cảng, và tuyển dụng – đều cho thấy sự sụt giảm. Các con số này đều là thấp nhất kể từ tháng 02/2020.
Một cuộc khảo sát tư nhân, Chỉ số Caixin, có bớt bi quan hơn một chút, cho thấy chỉ số sản xuất ở mức 50, tăng từ 49.2 vào tháng Tám và cho thấy sự không tăng trưởng cũng không suy giảm, nhưng con số này hầu như không ở bất kỳ mức nào gần tỷ lệ mở rộng mà Trung cộng đã quen [đạt được] trong thời gian dài. Một cách chắc chắn, hoạt động phi sản xuất cho thấy một số tăng trưởng trong tháng Chín. Ở đó, cuộc khảo sát chính thức đã ghi nhận mức chỉ số là 53.2, tăng từ mức 47.5 đầy khó khăn vào tháng Tám, nhưng đó không phải là điều mà các nhà hoạch định của Bắc Kinh đặt trọng tâm trong dài hạn. Ngay cả với sự gia tăng này, toàn bộ các chỉ số kinh tế Trung cộng đều cho thấy tháng Chín là tháng suy yếu thứ ba liên tiếp của nền kinh tế.
Sự gia tăng các ca nhiễm COVID-19 đã có tác động kinh tế lớn hơn ở Trung cộng. Chính sách không khoan nhượng của Bắc Kinh đã bắt đầu chuyển động bằng cách thực hiện ngay lập tức các biện pháp ngăn chặn và kiểm dịch nghiêm ngặt khi có dấu hiệu đầu tiên của sự gia tăng lây nhiễm. Mặc dù sự khôn ngoan của một chính sách như vậy vẫn còn là điều phải tranh luận, nhưng có thể không còn mấy nghi ngờ về hậu quả [của nó] với nền kinh tế. Tất nhiên, có mọi lý do để mong đợi những tác động bất lợi này nhanh chóng đảo ngược khi các hạn chế được dỡ bỏ, nhưng các vấn đề khác của Trung cộng sẽ không nhanh chóng tan biến.
Trung cộng không đưa ra số liệu thống kê về số kilowatt chính xác thiếu hụt mà nước này phải đối mặt. Tuy nhiên, quy mô và phạm vi hoạt động của nó vẫn thể hiện rõ ràng trong các khu dân cư bị mất điện trên diện rộng cũng như trong các lệnh đóng cửa tại nhiều nhà máy Trung cộng, trải dài trên 20 trong số 23 tỉnh của Trung cộng. Một phần của vấn đề này là do chính Bắc Kinh tạo ra. Vì lý do ngoại giao, và rõ ràng là không cân nhắc nhiều về kinh tế, Bắc Kinh đã cắt đứt Trung cộng khỏi nguồn than của Úc, nguồn cung cấp nhiên liệu chính cho các máy phát điện của nước này. Đồng thời, cam kết của Bắc Kinh nhằm giảm lượng khí thải carbon của nền kinh tế đã đóng cửa hoặc cắt giảm nghiêm trọng nhiều hoạt động khai thác trong nước, khiến các nhà máy phát điện phải vật lộn để thay thế cho lượng than của Úc bị mất đi.
Trong khi đó, các giải pháp [năng lượng] thay thế có thể tái tạo đã bị thiếu hụt. Sản lượng điện gió chỉ tăng 7% trong năm nay so với 24.5% năm ngoái, và hạn hán đã làm giảm sản lượng điện thủy điện khoảng 4%.
Vấn còn nhiều các vấn đề phức tạp khác, nhu cầu nhiên liệu gia tăng từ nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi và quyết định của chính phủ của Tổng thống Biden ở Hoa Kỳ về việc cắt giảm hoạt động khai thác, đã làm tăng chi phí nhiên liệu ở khắp mọi nơi. Với giá than tăng khoảng 40% so với mức năm trước và giá dầu tăng khoảng 95%, một số hoạt động sản xuất của Trung cộng đã trở nên không khả thi ngay cả khi họ có thể có được năng lượng.
Hình ảnh đường dây điện và tua-bin gió tại một trạm lưu trữ và truyền tải năng lượng gió và năng lượng mặt trời của Tổng công ty Lưới điện Nhà nước Trung cộng, ở Trương Gia Khẩu, tỉnh Hà Bắc, Trung cộng, hôm 18/03/2016.
Tất cả những vấn đề này sẽ chỉ trở nên nghiêm trọng hơn khi thời tiết trở nên lạnh hơn và nhu cầu nhà ở tăng lên. Ngay cả khi, như có thể diễn ra, nguồn cung cấp điện có thể tăng lên theo thời gian, sự thiếu hụt năm nay dường như đủ để làm trầm trọng thêm một diễn biến kinh tế bất lợi khác.
Ngay cả trước khi diễn ra tình trạng thiếu điện làm giảm sản lượng của Trung cộng, các nhà sản xuất và bán lẻ ở Hoa Kỳ, Nhật Bản, và Âu Châu đã suy nghĩ lại về việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung ứng của Trung cộng. Họ đã phản ứng với sự gia tăng lương của Trung cộng so với những nơi khác ở Á Châu và điều đó đã làm xói mòn sức hấp dẫn lớn một thời của Trung cộng như một nguồn lao động rẻ và các nhà sản xuất không mắc tiền. Sau đó, vào năm 2020, Bắc Kinh ngừng một số giao dịch bán hàng nhất định. Quyết định đó, mặc dù có thể hiểu được trong trường hợp khẩn cấp về đại dịch, nhưng vẫn khiến các nhà mua hàng ở ngoại quốc hoài nghi về độ tin cậy của các nguồn cung Trung cộng.
Giờ đây, tình trạng thiếu điện đã hạn chế khả năng đáp ứng các mục tiêu giao hàng của Trung cộng, cảm giác không đáng tin cậy đã trở nên gay gắt hơn nhiều và càng thôi thúc những nhà mua hàng ở Nhật Bản và phương Tây này phải tìm kiếm [nguồn cung] ở nơi khác. Những nỗ lực này sẽ tiếp tục ngay cả sau khi Trung cộng khắc phục được tình trạng thiếu điện.
Một loạt các vấn đề đã trở thành một bài kiểm tra lớn đối với khả năng
lãnh đạo của Trung cộng. Nền kinh tế và tài chính Trung cộng đang ở một bước
ngoặt. Bắc Kinh sẽ phải làm nhiều hơn nữa để kiềm chế tình trạng nợ nần để
không tạo ra những lo ngại lan rộng gây kìm hãm hoạt động kinh tế. Nước này
cũng sẽ phải điều hòa các sáng kiến ngoại giao của mình – với Úc và với các
sáng kiến về khí hậu – với các nhu cầu trước mắt và lâu dài của nền kinh tế.
Một nền kinh tế do thị trường dẫn dắt sẽ dựa vào nhu cầu và tín hiệu giá cả để
chỉ hướng cho những điều chỉnh này. Nhưng vì Trung cộng vẫn bị lập kế hoạch
theo cách chỉ huy tập trung, và càng chỉ huy tập trung hơn thế nữa trong những
năm gần đây so với một thời gian dài trước đây, nên trách nhiệm đó thuộc về
giới lãnh đạo ở Bắc Kinh.
Milton Ezrati _ Chánh Tín
Nguồn: BM
Nhận xét
Đăng nhận xét