Thụy Sĩ hợp tác chống rửa tiền sẽ khiến chính trị ĐCSTQ nhạy cảm hơn

Thụy Sĩ hợp tác chống rửa tiền
sẽ khiến chính trị ĐCSTQ nhạy cảm hơn

Miêu Vi 

Ngân hàng UBS tại trung tâm thành phố Zürich, Thụy Sĩ.(Ảnh: DreamerAchieverNoraTarvus / Shutterstock)

Thụy Sĩ đã hoàn toàn từ bỏ chính sách “bảo mật cực đoan” tạo cơ hội cho tội phạm giữ tiền an toàn, điều này sẽ khiến quan chức tham ô các nước độc tài như của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hoảng sợ. Có phân tích cho rằng động thái này sẽ làm cuộc đấu quyền lực trong ĐCSTQ khốc liệt hơn nhiều.

Thụy Sĩ không còn là nơi giấu tiền an toàn cho tội phạm

Nhiều nguồn tin cho thấy cuối năm 2021, Cơ quan Quản lý Thuế Liên bang Thụy Sĩ đã cơ bản hoàn thành việc chuyển dữ liệu khách hàng nước ngoài có liên quan đến hàng trăm quốc gia hoặc khu vực. Cho đến nay, trung tâm tài chính nước ngoài lớn nhất thế giới là Thụy Sĩ đã từ bỏ chính sách “bảo mật cực đoan” thông tin khách hàng ngân hàng hàng đã được họ thực hiện nhiều thế kỷ.

Năm 2015, hệ thống ngân hàng Thụy Sĩ dính vào một số vụ bê bối về nguồn tài chính quốc tế bất hợp pháp, theo đó những nguồn tin cáo buộc nhiều nhân vật có chức sắc quan trọng trên toàn cầu đang che giấu tài sản bất hợp pháp trong các ngân hàng Thụy Sĩ nổi tiếng. Khi đó Chủ tịch Hội đồng Luật quốc tế của Thụy Sĩ đã nói rằng ít nhất vài ngàn người được gọi là “nhân vật nhạy cảm” đã mở tài khoản ngân hàng ở Thụy Sĩ, chứ không phải chỉ vài trăm như ước tính phổ biến. Thời điểm đó, Chính phủ Thụy Sĩ cũng cho biết họ sẽ thông qua một dự luật mới để đẩy nhanh việc trả lại các khoản tiền bất hợp pháp được nhiều “ông trùm” ở nhiều nước cất giấu tại Thụy Sĩ. Dưới áp lực của Liên minh châu Âu và Mỹ, từ năm 2018, Cơ quan Quản lý Thuế Liên bang Thụy Sĩ đã thúc đẩy trao đổi thông tin thuế tự động.

Ở Trung Quốc, mặc dù việc các quan chức của ĐCSTQ giấu khối tài sản khổng lồ của họ ở các trung tâm tài chính nước ngoài như Thụy Sĩ từ lâu đã không còn là bí mật, nhưng con số chính xác tài sản đó là bao nhiêu thì luôn là bí mật hàng đầu.

Các quan chức của ĐCSTQ đã chuyển sang Thụy Sĩ bao nhiêu tài sản? Giáo sư Jia Kang – ủy viên Chính hiệp toàn quốc và cựu Viện trưởng Viện Tài chính thuộc Bộ Tài chính của ĐCSTQ – đã chuyển tiếp một thông điệp rằng: phía Thụy Sĩ thông báo có 100 khoản tiền gửi của người Trung Quốc tại các ngân hàng Thụy Sĩ với tổng giá trị là 7,8 nghìn tỷ RMB, bình quân mỗi người là 78 tỷ RMB.

Bài đăng trên Twitter dưới đây chia sẻ tuyên bố của giáo sư Trung Quốc Jia Kang, có nguồn từ một người tự làm truyền thông với tên kênh “Linlin bàn về Kinh tế  tài chính” công bố.



Nhiều người cho rằng dữ liệu do Ngân hàng Thụy Sĩ chia sẻ chỉ là một phần nhỏ trong số tài sản ở nước ngoài của các quan chức ĐCSTQ vừa nêu. Vài năm trước, Wikileaks tiết lộ hệ thống ngân hàng Thụy Sĩ có khoảng 5000 tài khoản của giới quan chức cấp cao ĐCSTQ, trong đó gần 70% là quan chức cấp trung ương.

Ít nhất 1 nghìn tỷ USD từ gia đình cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân

Năm 2019, ông Quách Văn Quý (Guo Wengui), một thương nhân Trung Quốc giàu có đang sống lưu vong tại Mỹ, đã công bố thông tin gây chú ý rằng cháu trai của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân là Giang Chí Thành (Jiang Zhicheng) có tài sản ít nhất 500 tỷ USD, còn khối tài sản ở nước ngoài của gia đình họ Giang ít nhất cũng 1 nghìn tỷ USD. Do tại Trung Quốc thế lực chính trị nhà họ Giang dựa vào bộ máy chính trị ĐCSTQ kiểm soát hàng ngàn doanh nghiệp, tổ chức tài chính… có được nguồn lợi bất chính khổng lồ. Số tiền đó được mang đi “làm sạch” ở nước ngoài, được chuyển đi khắp nơi, bao gồm đầu tư vào một số quỹ và công ty công nghệ lớn của Mỹ.

Tờ “Vấn đề Trung Quốc” (Houthoff) tiết lộ trước đó: “Giang Trạch Dân có tài khoản bí mật trong một ngân hàng Thụy Sĩ với trị giá 350 triệu USD; ông ta mua một biệt thự ở Bali – Indonesia trị giá 10 triệu USD vào năm 1990, do cựu Bộ trưởng Ngoại giao  của ĐCSTQ là Đường Gia Triền quản lý thay.”

Một nguồn tin khác từ Open Magazine của Hồng Kông chỉ ra, vào tháng 12/2002, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) tại Thụy Sĩ đã phát hiện một quỹ vô thừa nhận trị giá hơn 2 tỷ USD. Sau đó năm 2005, cựu chủ tịch của Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China) chi nhánh Hồng Kông là ông Lưu Kim Bảo (Liu Jinbao, bị kết án tử hình nhưng hoãn thi hành) tiết lộ trong tù rằng số tiền này được ông Giang Trạch Dân chuyển đi vào thời điểm trước thềm Đại hội 16 ĐCSTQ, để chuẩn bị trước cho đường lùi của Giang. Đây chỉ là một phần nhỏ của nguồn tài sản tham nhũng khổng lồ mà gia đình Giang Trạch Dân vơ vét được.

Thông tin cũng chỉ ra không chỉ gia đình họ Giang, nhiều quan chức cấp cao của ĐCSTQ như Mạnh Kiến Trụ – cựu Bí thư Ban Chính pháp Trung ương, hay Hàn Chính – Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị hiện nay… đều có nguồn tài sản khổng lồ ở nước ngoài.

Ngoài ra giới truyền thông bên ngoài Trung Quốc cũng đưa tin về trường hợp cựu Chủ tịch PetroChina và Trưởng Ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước Trung Quốc là Tưởng Khiết Mẫn (Jiang Jiemin) đã “ngã ngựa”. Ông này từng dùng quyền lực khi phụ trách PetroChina để làm “sân sau” cho gia đình Chu Vĩnh Khang trong các vụ mua lại mỏ dầu ở nước ngoài và mua thiết bị mỏ dầu thông qua các công ty ở nước ngoài của nhà họ Chu. Ông ta giúp gia đình họ Chu kiếm được hơn 10 tỷ USD và gửi những khoản tiền khổng lồ đó tại ngân hàng Thụy Sĩ.

Có thể dẫn đến cuộc đấu quyền lực trong ĐCSTQ khốc liệt hơn

Có thông tin cho rằng Ma Cao cũng được đưa vào danh sách cam kết mới của Thụy Sĩ. Giới quan sát có phân tích, lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình muốn nắm bắt chính xác các kênh rửa tiền của nhiều quan to ĐCSTQ, vì vậy ông Tập cũng đang mạnh tay chấn chỉnh ngành tài chính ở Hồng Kông và ngành cờ bạc ở Ma Cao.

Trên kênh truyền hình NTDTV của người Hoa tại Mỹ, vào ngày 9/1 vừa qua, giáo sư Thẩm Vinh Khâm (Shen Rongqin) tại Đại học York ở Canada nói rằng trong bối cảnh đấu đá quyền lực đầy rủi ro của ĐCSTQ thì nhu cầu cất giấu nguồn của cải khi quan chức chiếm được sẽ ngày càng gia tăng. Ông nói: “Ví dụ như con trai của ông Giang Trạch Dân có quyền phát triển toàn bộ đất đai ở Thượng Hải, vì vậy nguồn lợi ích của ông ta không phải là ông ta tạo ra bao nhiêu giá trị cho xã hội mà là có được từ quyền lực. Trong trường hợp này, khi một người biết rõ quyền lực của mình sẽ không tồn tại mãi thì càng có nhu cầu cao tìm một nơi để cất giữ của cải.”

Giáo sư Thẩm Vinh Khâm tin rằng vì Đại 20 ĐCSTQ năm nay, nên những thông tin rửa tiền này rất quan trọng đối với ông Tập Cận Bình tăng cơ hội giúp ông ta tại nhiệm. Đấu đá chính trị của ĐCSTQ có thể khốc liệt hơn những gì chúng ta tưởng tượng.

Nhà kinh tế Ngô Gia Long (Wu Jialong) của Đài Loan gần đây đã đăng trên Facebook của mình rằng vì Mỹ và châu Âu điều tra rửa tiền và trốn thuế nên gây áp lực lên các ngân hàng Thụy Sĩ, hệ quả buộc Thụy Sĩ ký hiệp ước chia sẻ thông tin ngân hàng. Điều này lại trở thành nguy cơ đối với nguồn tài sản phi pháp của giới quyền quý quan to ĐCSTQ có thể bại lộ hoặc thậm chí bị đóng băng. Những kẻ trở thành nạn nhân đó có thể lại trút nỗi hận này lên ông Tập Cận Bình, do ông Tập hủy hoại quan hệ với phương Tây nên bị phản công từ nhiều bên.

Trong bài viết này, chuyên gia kinh tế Ngô Gia Long cũng đề xuất rằng ông Tập phải dè chừng hai vấn đề nguy cơ trong năm 2022: một là nguy cơ bị ám sát, trong thời gian tại nhiệm 10 năm qua đã nhiều lần có diễn biến liên quan này; hai là việc kẻ thù chính trị lợi dụng cuộc khủng hoảng kinh tế của Trung Quốc để thúc đẩy đảo chính từ lĩnh vực tài chính.

Miêu Vi, Vision Times


Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 219

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 217

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 218

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025