Trung cộng mạnh tay mua 140 máy bay Đức để chia rẽ Mỹ và Châu Âu

Trung cộng mạnh tay mua 140 máy bay Đức
để chia rẽ Mỹ và Châu Âu

Sầm Tâm

Kể từ khi bùng phát dịch bệnh COVID-19 (viêm phổi Vũ Hán), Thủ tướng Đức Olaf Scholz là nhà lãnh đạo đầu tiên trong G7 đến thăm Bắc Kinh. Giới quan sát có xu thế nhận định chuyến thăm này như thế nào?


Thủ tướng Đức Olaf Scholz. (Ảnh: Gints Ivuskans/Shutterstock)

Ông Olaf Scholz đã kết thúc chuyến thăm Trung Quốc vào thứ Sáu (4/11). Truyền thông Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đưa tin, thời điểm ông Scholz đến Bắc Kinh thì hãng sản xuất máy bay Airbus (Châu Âu) đã ký một thương vụ mới tại Bắc Kinh. Dự kiến Trung Quốc sẽ mua 140 máy bay Airbus với tổng số tiền là 17 tỷ USD.

Các đại diện doanh nghiệp Đức lớn tháp tùng ông Scholz đến Trung Quốc lần này bao gồm của Volkswagen, Siemens, Deutsche Bank, BMW, Adidas và Bayer.

Vài ngày trước, ông Scholz bất chấp phản đối của nội các và liên minh cầm quyền để thúc đẩy thông qua một thỏa thuận mua cổ phần thuộc sở hữu của Trung Quốc tại Cảng Hamburg, cho phép Tập đoàn COSCO Trung Quốc mua 24,9% cổ phần trong một bến thông thương ở Cảng Hamburg.

ĐCSTQ muốn dùng lợi ích kinh tế để chia rẽ châu Âu và Mỹ

Liên quan đến sự kiện này, nhà bình luận người Hoa tại Mỹ là ông Đường Tĩnh Viễn (Tang Jingyuan) nói với tờ Epoch Times vào ngày 6/11 rằng: “Chuyến thăm của ông Scholz tới Trung Quốc không phải là cái gọi là ‘chiến thắng ngoại giao lớn’ như tuyên bố từ nhà cầm quyền Trung Quốc. Nói chính xác hơn đó chỉ là kiểu ngoại giao dùng lợi ích nhất quán của ĐCSTQ đã gây cám dỗ nhất định đối với phía Đức mà thôi”.

Đường Tĩnh Viễn nói rằng khác với cạnh tranh Mỹ – Trung Quốc vốn chủ yếu đối lập về hệ giá trị, ĐCSTQ [có thể đạt được thành quả nhất định] bằng áp dụng chính sách ngoại giao thực dụng đối với các đồng minh của Mỹ bằng thủ đoạn dùng kinh tế ‘hối lộ’.

“ĐCSTQ thực sự đang sử dụng đòn bẩy kinh tế để thúc đẩy chia rẽ liên minh chính trị giữa Mỹ và các đồng minh châu Âu, đồng thời cũng tìm một kênh để có được công nghệ phương Tây mà không phải Mỹ. Điều này phù hợp chiến lược của ĐCSTQ ngắm vào châu Âu với Đức là nước ưu tiên, nhằm chia rẽ châu Âu và Mỹ, gây suy yếu địa vị lãnh đạo và sức ảnh hưởng của Mỹ”, ông chia sẻ.

Một nhà bình luận người Hoa khác tại Mỹ là ông Vương Hách (Wang He) nói với Epoch Times hôm 6/11 rằng chuyến thăm của ông Scholz đến Trung Quốc vào thời điểm này đã tạo cơ hội cho ĐCSTQ gây ồn ào lớn, “Ông Tập Cận Bình vừa giữ được quyền lực nhiệm kỳ 3, vào thời điểm nhạy cảm kết thúc Đại hội 20 thì ông Scholz với tư cách là nguyên thủ nước lớn phương Tây thăm Trung Quốc, đã tạo cơ hội cho ĐCSTQ khoa trương, nhưng kèm theo đó là ‘hối lộ kinh tế’ với hợp đồng máy bay trị giá 17 tỷ USD và việc chấp thuận sử dụng vaccine BioNTech của Đức”.

Động thái không hay của Đức trong khi cạnh tranh Mỹ-Trung gia tăng

Vào thời điểm mà Mỹ coi Trung Quốc là nguy cơ lớn nhất đối với an ninh quốc gia, còn Liên minh châu Âu xem xét lại quan hệ với Trung Quốc khi coi nước này là đối thủ cạnh tranh mang tính hệ thống, chuyến thăm của Thủ tướng Đức tới Trung Quốc đã làm dấy lên quan tâm và lo ngại từ các bên.

“ĐCSTQ đang đối mặt xu thế chia tách ngày càng tăng với Mỹ về kinh tế và công nghệ, do đó họ cần khẩn cấp tìm một giải pháp thay thế, và Đức hiện được coi là giải pháp thay thế tốt nhất”, ông Đường Tĩnh Viễn nói về cuộc chiến công nghệ do Mỹ phát động nhằm vào Trung Quốc, đã giải phóng khá nhiều không gian tại thị trường Trung Quốc cho Đức để cố gắng lấp đầy khoảng trống đó.

Ông nhận định rằng Đức dường như đã áp dụng mô hình “về an ninh dựa vào Mỹ và về kinh tế dựa vào Trung Quốc”, trong một thời gian ngắn mô hình đó đầy hấp dẫn. Tuy nhiên, cùng với xu thế cạnh tranh Mỹ – Trung Quốc gia tăng khi ĐCSTQ bộc lộ bản chất bành trướng, thì mô hình đó cũng nhanh chóng mất hấp dẫn. Động thái đầu cơ của ông Scholz lần này e rằng khó tránh khỏi việc một lần nữa trong tương lai, Đức bị động về mặt chiến lược, giống như trong quá khứ họ phụ thuộc vào Nga về năng lượng.

Khiến ĐCSTQ khó chịu khi nói về Đài Loan và Tân Cương

Trong thỏa thuận liên minh do ông Scholz đứng đầu (gồm Đảng Dân chủ Xã hội, Đảng Xanh và Đảng Dân chủ Tự do) đã thể hiện sự nhất trí về việc xây dựng chiến lược mới cho Trung Quốc. Theo tờ Handelsblatt của Đức, tài liệu chiến lược Trung Quốc do Bộ Ngoại giao Đức phụ trách chính dự kiến ​​sẽ chính thức được phát hành vào mùa xuân năm 2023.

Nhà bình luận Vương Hách cho rằng chuyến thăm lần này không nhất thiết cho thấy chính quyền Scholz sẽ có điều chỉnh lớn trong chính sách đối với Trung Quốc, tương tự như chuyến thăm Trung Quốc năm 2017 của Tổng thống Mỹ khi đó là ông Trump cũng thu hút chỉ trích, nhưng ông Trump đã bắt đầu một cuộc chiến tranh thương mại khiến ĐCSTQ bị bất ngờ. Ông Vương Hách nhận định: “Sau chuyến thăm Trung Quốc lần này của ông Scholz, liệu chính sách Trung Quốc dự kiến ​​sẽ được áp dụng vào năm tới của Đức có gây bất ngờ tương tự không? Điều này đáng được chú ý”.

Một lý do là trong họp báo với ông Thủ tướng ĐCSTQ Lý Khắc Cường thì ông Scholz đã nhắc về nhân quyền, xâm lược của Nga đối với Ukraine, vấn đề Đài Loan. Ông Scholz nhấn mạnh rằng vấn đề eo biển Đài Loan phải được giải quyết một cách hòa bình, cũng như mối quan tâm của Đức về vấn đề nhân quyền ở Tân Cương.

Ông chỉ ra: “Những lời đó của ông Scholz đã khiến ĐCSTQ rất khó chịu, theo cách này, ông Scholz đã gây áp lực nhất định lên ĐCSTQ. Trước mong đợi của ĐCSTQ là xây dựng mặt trận thống nhất quốc tế [từ châu Âu nhắm vào Mỹ], trong đó Đức là mục tiêu ưu tiên, nhưng phản ứng của ông Scholz khiến họ như chạm phải cái gai”.

Theo Sầm Tâm, Epoch Times

Nguồn trithucvn.org


Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 209