Lão Móc Luận Tiểu Nhân
Lão Móc Luận Tiểu Nhân
Dẫn nhập: Qua những việc làm bỉ ổi, hèn hạ như đưa bức tượng Tái Chiếm Cổ Thành Quảng Trị từ Westminster về công viên Kelly Park biến thành “Bia đá không đau” để tế sống ông ta (tức nhà văn Giao Chỉ tức cựu Đại Tá Vũ Văn Lộc) và mười ba đồng bọn, gần đây nhất, nhà văn Giao Chỉ “lại leo lên” truyền hình ca tụng bà Cindy Chavez, ứng cử viên vào chức Thị Trưởng thành phố San José dù rằng bà này chủ trương phá thai.
Với những việc làm mất tư cách và nhân cách như thế, nhà văn Giao Chỉ tức cựu Đại Tá Vũ Văn Lộc rất xứng với “danh xưng ngụy quân tử Nhạc Bất Quần.”
Bài viết của cựu Đại Tá Vũ Văn Lộc cách đây nhiều năm chứng tỏ ông ta chỉ là một kẻ tiểu nhân.
******
Năm 1995, nhà thơ tranh đấu Nguyễn Chí Thiện vừa mới đến Hoa Kỳ. Ông là một nhà thơ nổi tiếng khá lâu trước khi ông đặt chân lên đất Mỹ. Nhiều người trông đợi được thấy ông đặt chân lên phần đất tự do sau bao nhiêu năm tù đày. Sự nổi tiếng của ông có những lý do của nó.
Trước hết, ông là một người vào tù ra khám ở miền Bắc vì những tư tưởng chống lại sự độc tài phi nhân của chế độ Cộng sản Hà Nội. Kế đó là những bài thơ của ông, những bài thơ mà ông đã khiêm tốn nhận xét là không mang tính văn chương cao; nhưng phải công nhận là mang một tinh thần đấu tranh mãnh liệt.
Trong những tháng đầu khi ông mới đến bến tự do, các cộng đồng Việt Nam hải ngoại khắp nơi đều muốn gặp gỡ, tiếp xúc chào đón ông. Có thể nói, báo chí Việt ngữ ở hải ngoại, mà đặc biệt là ở Hoa Kỳ vào năm 1995, gần như không ngày nào là không có loan tin về nhà thơ Nguyễn Chí Thiện.
Trong lúc đó, ở Bắc Cali, người ta thấy một bài Đại Luận, mang tên “Giao Chỉ Luận Anh Hùng.” Bài đại luận này đã được một Giáo sư Triết học, đương kim "Quốc vụ khanh Đặc nhiệm của nước Cộng Hòa Fairgrounds" nhận định là một bài nhận định “có giá trị nhất ở Bắc California trong nhiều năm trở lại đây.” Bài đại luận “Giao Chỉ Luận Anh Hùng” của tác giả Giao Chỉ được trịnh trọng đăng lên tờ Thời Báo số 1689 ngày 27, 28-1-1996.
Năm trăm sáu mươi bảy năm trước đây, sau khi đại thắng quân Minh, Nguyễn Trãi đã thay mặt vua Lê Thái Tổ viết “Bình Ngô Đại Cáo” để tuyên cáo với quốc dân. Bài cáo bắt đầu với những lời văn mà người Việt Nam chúng ta không mấy ai không thuộc lòng:
“Thường nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt chỉ vì khử bạo.
Nước Đại Việt ta, vốn xưng văn hiến đã lâu
Cõi bờ cương vực đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác”.
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt chỉ vì khử bạo.
Nước Đại Việt ta, vốn xưng văn hiến đã lâu
Cõi bờ cương vực đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác”.
Và những câu mà khi đọc lên, người ta thấy như có một dòng máu khác nóng hơn, mạnh hơn đang luân lưu trong huyết quản:
“... Gươm mài đá, đá núi phải mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn
Đánh một trận, sạch không kình ngạc
Đánh hai trận, tan tác chim muông
Tổ kiến lớn sụt toang đê cũ
Thôi Tụ quỳ gối xin hàng, Hoàng Phúc cúi đầu chịu trói...”
Voi uống nước, nước sông phải cạn
Đánh một trận, sạch không kình ngạc
Đánh hai trận, tan tác chim muông
Tổ kiến lớn sụt toang đê cũ
Thôi Tụ quỳ gối xin hàng, Hoàng Phúc cúi đầu chịu trói...”
Ai cũng phải chịu “Bình Ngô đại cáo” là một áng “kim cổ đệ nhất hùng văn”. Gần sáu trăm năm sau khi áng văn bất hủ này được viết ra, đến bây giờ đọc lên còn thấy nóng cả người!
Thiên đại luận “Giao Chỉ Luận Anh Hùng” cũng xứng đáng là một “Kim cổ đệ nhất Luận văn” của người Việt ta ở “nước Cộng Hòa Fairgrounds”. Ba trăm mấy chục năm sau khi nó được viết ra, ai đọc lên cũng còn...đỏ cả lỗ tai!
Trong bài luận, Giao Chỉ đại nhân đã luận rất nhiều. Nhưng chung quy là người muốn nhắn nhủ đôi điều với nhà thơ Nguyễn Chí Thiện. Trong số những lời ông Giao Chỉ dạy bảo ông Nguyễn Chí Thiện, có đoạn:
“... Người anh hùng đôi khi chỉ anh hùng trong giây lát,
thi sĩ của chúng ta anh hùng gần như suốt cả đời người,
bây giờ định mệnh đã an bài
đưa ông đến với anh em để yên hưởng tuổi già,
ông không nên tiếp tục hy sinh cãi lại số trời không tốt!...”
(Giao Chỉ luận anh hùng, Thời Báo số 1689).
thi sĩ của chúng ta anh hùng gần như suốt cả đời người,
bây giờ định mệnh đã an bài
đưa ông đến với anh em để yên hưởng tuổi già,
ông không nên tiếp tục hy sinh cãi lại số trời không tốt!...”
(Giao Chỉ luận anh hùng, Thời Báo số 1689).
Anh Binh Móc, sau ba năm đi lính, đánh lai rai vài trận, được thưởng một cái Anh Dũng Bội Tinh với ngôi sao đồng. Ngày kia, sau khi lãnh huy chương, anh Binh Móc được quan trên cho đi phép.
Về thành phố, gặp lại một số bạn bè, nhậu lai rai vài xị rượu đế, anh Binh Móc tự nhiên hăng tiết vịt. Anh nghĩ rằng trong ba năm qua anh đã lập được các chiến công hiển hách. Nếu đem so với các chiến công mà anh vừa lập được thì các chiến công của Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung mà anh đã từng học qua; các chiến công của anh Binh Móc vĩ đại và đáng chú ý hơn nhiều. Rồi sẵn cơn hăng, anh Binh Móc ngồi gò gẫm viết một thiên đại luận, lấy tên “Binh Móc luận anh hùng”. Trong cái thiên Đại Luận kim cổ có một không hai ấy, anh Binh Móc sẽ bình luận, phân tích các chỗ yếu, các sơ hở, các cách dùng binh chưa được hoàn hảo, những sai lầm chiến lược, chiến thuật của các vị anh hùng quân sự nói trên, rồi chỉ vẽ cho các vị ấy phải làm thế này, thế nọ... Xong! Đưa cho đám bạn vẫn tùng tam tụ ngũ nhậu nhẹt xưa nay, dĩ nhiên bọn nó phải lác mắt và phải trịnh trọng khiêng cái thiên Đại Luận ấy đi đăng báo!
Chuyện ấy có được hay không? Xin trả lời được! Chuyện ấy hoàn toàn hợp pháp ở một quốc gia có tự do ngôn luận. Nếu tờ báo ấy là một tờ báo nhà và ông chủ báo là một ông phải ù ù cạc cạc về chuyện “luận anh hùng” hoặc các vấn đề quân sự v.v... và v.v... thì ông ấy sẽ đăng lên để tỏ cái tình đồng bọn với anh Binh Móc.
Chuyện ấy hợp pháp nhưng có hợp lỗ tai mọi người hay không thì lại là chuyện khác.
- Kính thưa ông, ông có mục đích gì khi viết thiên Đại Luận “Giao Chỉ luận anh hùng” mà trong đó chủ ý ông nói về nhà thơ Nguyễn Chí Thiện?
- Có nhiều mục đích lắm ông Móc ạ. Tôi sẽ nói về mục đích “DANH” trước. Chắc ông Móc biết rằng kẻ tiểu nhân không có tư cách luận anh hùng. Chỉ có người anh hùng mới luận anh hùng một cách ngang hàng, hoặc ở địa vị bề trên phán ra điều này, điều nọ. Như vậy khi tôi viết “Giao Chỉ luận anh hùng” là tôi gián tiếp nhắc nhở mọi người tôi không phải là kẻ tiểu nhân. Và vì tôi “luận anh hùng” cho nên tôi đương nhiên cũng là một... mà thôi, nói thẳng ra làm cho người ta nghĩ rằng mình thiếu khiêm tốn.
- Vâng. Thưa ông, thế còn mục đích thứ hai?
- Từ trước đến giờ, tôi là người tiếng tăm ở đây, lúc ông Nguyễn Chí Thiện sang đây, bao nhiêu vị trí trang trọng trong các buổi lễ, người ta cũng dành cho ông ấy. Tôi muốn qua bài “luận anh hùng” nhắn với mọi người rằng, tôi vẫn còn đây, tôi chưa chết, tôi cũng là một...
- Vâng. Thưa ông thế còn mục đích thứ ba?
- Đó là ý "các anh ở trên". Các anh muốn Nguyễn Chí Thiện ra đây phải im lặng, không tranh đấu chống lại "các anh ở trên", để cho ông ta từ từ chìm vào quên lãng, mất hẳn đi tính cách của MỘT BIỂU TƯỢNG ĐẤU TRANH CHỐNG CỘNG. Cho nên tôi buộc lòng phải khuyên ông ấy “yên hưởng lúc tuổi già, không nên tiếp tục hy sinh cãi lại ‘số trời’ không tốt!”
- Thưa ông, ý ông nói “số Trời” có phải là sự thống trị độc tài phi nhân của Cộng sản Hà Nội không ạ? Ý ông nói đó là “số Trời”, đừng nên cãi lại, có phải không?
- Ông Móc hỏi khó anh em làm gì. Chuyện nó thế... Ông Nguyễn Chí Thiện cứ đi chỗ này chỗ nọ, nói chuyện chống lại chế độ độc tài, làm thơ nói xấu nhà nước làm chi làm cho người ta phải buồn lòng, người ta phải “luận anh hùng”, phải khuyên bảo ông nên “yên hưởng tuổi già, đừng cãi lại số trời.” Nếu nhà thơ chịu khó đi theo con đường của người ta đang đi thì người ta đâu có phải nhọc lòng viết thiên Đại Luận “Giao Chỉ Luận Anh Hùng.” Nhọc lòng quá !
Dã tràng xe cát biển Đông
Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì!
Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì!
Lão Móc tự biết mình là một thằng rất bố láo, nên chả dám “luận anh hùng” để làm bực mình người khác. Lão Móc chỉ “LUẬN TIỂU NHÂN” mà thôi!
Nhận xét
Đăng nhận xét