Hành trình nghẹt thở giải cứu thiếu nữ từ nơi nguy hiểm nhất thế giới

Hành trình nghẹt thở giải cứu thiếu nữ từ nơi nguy hiểm nhất thế giới
Phong Bụi
Một thiếu nữ bị giam cầm ở vùng Tam Giác Vàng (Myanmar) và trở thành nô lệ của những cuộc mua vui đã được giải cứu thành công…
SẬP BẪY NỢ VÀ CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN “ĐỊA NGỤC”
Nhà mày không trả hết số nợ tao sẽ bắt cóc con mày mang đi bán”, một giọng người đàn ông nói qua điện thoại và có ý định làm thật.
Người này [là] một trong hàng chục chủ nợ đã từng góp vốn cùng với chị Tạ Thị Niềm, mẹ ruột của em Trần Huyền Trang (24 tuổi, quê huyện Đầm Dơi, Cà Mau) để đầu tư mua mỹ phẩm kinh doanh kiếm lời.
Nhưng đâu ngờ, tất cả đã bị sa chân đường dây đa cấp và vỡ nợ với số tiền vài tỉ đồng. Đối tượng lừa đảo đã được cơ quan chức năng mời làm việc, đường dây lừa đảo gia đình Trang và hàng chục bà con khác đã được toà án thụ lý. Nhưng nhiều năm kết quả vẫn chìm trong vô vọng.
Trong lúc chờ xét xử và đối tượng lừa đảo sẽ trả lại tiền thì gia đình chị Niềm liên tục [bị] áp lực từ khoảng vay trước đó nên đành bỏ quê lên Bình Dương tìm kiếm cơ hội để trả nợ.
Mỗi tháng, cả gia đình vừa lo cuộc sống vừa phải còng lưng trả tiền lãi hơn 10 triệu đồng. Con gái của Trang nay 7 tuổi, đúng ra cháu sẽ được cắp sách vào lớp 1. Nhưng bao nhiêu tiền bạc dồn gửi hết về quê nên đành cho bé ở nhà.
Thấy cảnh mẹ liên tục bị chủ nợ đe dọa, Trang lên trên mạng xã hội tìm kiếm việc làm với ý định giúp gia đình bớt đi khó khăn.
Tuyển dụng nhân viên phục vụ tại quán nhậu đặc khu kinh tế Lào. Lương tháng trên 1.000 USD”, lời chào hấp dẫn được vẽ ra và khiến Trang sập bẫy từ câu đầu tiên.
Phía bên kia cam kết nếu Trang đồng ý, họ sẽ hướng dẫn xuất cảnh sang nước ngoài và lo các chi phí đi lại. Đặc biệt cho phép ứng mức lương 6 tháng, tức chỉ cần vào làm sẽ có khoảng tiền hơn 150 triệu đồng để lo cho gia đình trả nợ.
Trang nghĩ bụng bấy lâu nay người ta chỉ sợ qua Campuchia làm việc còn Lào là vùng đất hiền nên chẳng sao. Thế rồi âm thầm giấu chồng và ba mẹ để lên đường đi.
Trước khi gom quần áo, Trang hôn vào mặt đứa con gái 7 tuổi để nói lời từ biệt. “Mẹ đi xa kiếm tiền cho để được đến lớp trở lại”, Trang thì thầm vào tai con rồi quẹt nước mắt, bước chân lên chiếc xe ô tô 4 chỗ.
Từ đó, thiếu nữ ôm giấc mộng đổi đời và rời bỏ mảnh đất quê hương lên đường ra Hà Tĩnh. Tại đây, được các đối tượng chuyên vận chuyển người đón sẵn và dẫn đi vượt biên đến lãnh thổ Lào.
NGÀY ĐẦU ĐẾN VÙNG ĐẤT DỮ
Tại Lào, Trang được một người dân địa phương dẫn bộ nhiều ngày vào những cánh rừng già nhằm tránh sự phát hiện từ lực lượng chức năng. Do không có điện thoại và không biết chính xác vị trí mình đến, nên cứ thế đi theo hướng dẫn của người lạ. Sau 6 ngày băng rừng, vượt sông cuối cùng cũng có mặt tại một khu dân cư đông đúc người Trung Quốc.
Vài ngày sau cô gái này mới giật mình khi đã bị bán cho một công ty chuyên mua bán người. Nơi Trang đang giam giữ là một căn nhà 3 tầng lầu, nằm tại khu vực Tam Giác Vàng (Thuộc địa phận Myanmar). Nơi đây từng mệnh danh là vùng đất NGUY HIỂM nhất THẾ GIỚI. Ở đó, chỉ có tệ nạn và việc mua bán chất cấm.
Những ngày đầu tiên có mặt ở đây khiến Trang chứng kiến rất nhiều hình ảnh như địa ngục. Đó là căn phòng giam 4 người phụ nữ Việt Nam. Ba thiếu nữ trước cũng bị sập bẫy lừa và mỗi buổi chiều ép hít chất cấm để lên cơn và tống vào những căn phòng karaoke với nhạc xập xình cùng thác loạn với khách.
Khi tàn cuộc vui, các cô gái [bị] lôi trở lại phòng trong cơn phê pha. Do sử dụng chất cấm nhiều khiến đầu óc liên tục không tỉnh táo. Dù đã được trao trả về phòng riêng nhưng vẫn cười nói, gào la một mình.
Phòng kế bên em là hai cô gái đã bị bán sang đây hơn một năm. Họ bị loạn thần nên không làm chủ được hành vi. Mỗi khi lên cơn sẽ bị bảo vệ dùng roi đánh tới tấp. Hôm rồi họ tự đại tiện bên trong và vài ngày mới cho tắm rửa, thu dọn”, Trang nhớ lại.
Sợ có ngày mình sẽ tàn đời như những người đi trước, Trang gào khóc van xin. Người chủ Trung Quốc đề nghị phải thanh toán mức tiền 15 vạn Nhân Dân Tệ (Hơn 350 triệu đồng) mới thả về. Nếu không có tiền phải chấp nhận làm nô lệ ở đây. Đêm nào cũng phải tiếp hai bàn tiệc. Thiếu doanh thu thì tiền chuộc cứ thế tăng lên.
Trước khi vào việc, Trang được bảo vệ thảy cho bộ quần áo ăn mặc hở hang và chở đến một tiệm tóc đề nghị nhân viên “tút” lại nhan sắc. Xong việc, chở vào một tụ điểm thác loạn, bên trong rất nhiều người đàn ông. Ở đó, chỉ có nhạc, chất kích thích và những thiếu nữ như Trang bắt phải hoà cùng bữa tiệc đó.
Tàn cuộc, Trang lại được áp giải về phòng giam, ném cho một tô cơm. Đó là phần công và cũng là phần lương mà Trang chỉ nhận được.
Không chịu nổi, Trang [có] ý định sẽ trèo tường bỏ trốn. Nào đâu trước khi chuẩn bị thì một cô gái cùng phòng đã hành động trước. Khi vừa thoát ra khỏi cổng, đã bị nhiều người phát hiện và lôi trở lại vào trong. Một trận đánh thừa sống thiếu chết đã xảy ra. Thiếu nữ thể trọng hơn 48kg đã chịu nhiều cú đạp, roi điện.
Thấy việc này quá mạo hiểm nên Trang nuốt nước mắt gọi điện thoại về chồng cầu cứu…
NGƯỜI CHỒNG ĐI KHẮP NƠI CẦM BẢNG CẦU CỨU VỢ
Ở Bình Dương, Đặng Quốc Tịnh (chồng Trang) đau gấp trăm ngàn lần. Một phần thấy cảnh vợ bị đối xử tàn bạo, phần khác lo gánh vác mọi gánh nặng nợ nần.
Tịnh đã trói bỏ mọi sĩ diện, cầm bảng với dòng chữ: “XIN HÃY CỨU LẤY VỢ TÔI” đi khắp mọi nơi. Hôm thì lang thang ở Đồng Nai, lúc dạt về Bình Dương và cuối cùng dừng chân ở công viên Hoàng Văn Thụ (Thành Hồ).
Đêm đầu tiên ngủ vỉa hè, Tịnh bị một nhóm giang hồ đến xua đuổi vì đây là chỗ ngủ của họ. Đêm thứ hai, cơn mưa to kéo dài nhiều giờ liền không một ngách nào ở đây được khô ráo. Trong người chỉ còn vài trăm ngàn đồng, Tịnh liều mình vào một vài khách sạn hỏi thăm, nhưng giá phòng quá mắc nên em đành ôm ba lô ngủ gục trong cái lạnh thấu trời xanh.
Cuộc sống rày đây, mai đó với tấm bảng cầu cứu, cứ thế kéo dài gần hai tháng.
Một lần tình cờ, Phong Bụi đi trên quốc lộ 1 (Đoạn thuộc quận Bình Tân, Thành Hồ), bắt gặp Tịnh ngồi co ro giữa trời nắng gắt. Lúc đầu, nghĩ bụng chắc đây là người lừa đảo. Vì chẳng ai lại hành động như thế. Qua trò chuyện và xác minh thì mới biết Tịnh đã khổ sở tìm vợ thời gian dài.
Nhà trọ em đã trả cho chủ. Con gái em gửi cho bà ngoại chăm, giờ đây em chỉ ngủ vỉa hè. Mưa thì em xin ngủ tại quán Cà phê võng, mỗi ngày người ta thu 15.000 đồng”, Tịnh kể.
Phong Bụi thấy câu chuyện của Tịnh nên đã ghi chép lại thước phim và đăng tải lên Youtube. Nhưng nghĩ bụng, số tiền quá lớn và hơn nữa nơi Trang bị giam là vùng đất dữ, chưa ai có thể thoát khỏi. Sự hy vọng đưa người về thành công chỉ là con số 0 tròn trịa.
PHÉP MẦU ĐÃ ĐẾN
Nhưng khi đoạn video đăng tải, phép màu dần dần hiện ra. Mọi người đã liên lạc Tịnh để trợ duyên. Khi số tiền chuộc đã đủ thì tất cả đối mặt câu hỏi: “Đưa Trang về nước bằng cách nào?”.
Vì lúc này chính trị ở Myanmar đang biến động. Cuộc đảo chính đã khiến cho xã hội ở đây hình thành rất nhiều khu tự trị. Việc đưa về đường chính ngạch sẽ không thể nào thực hiện được.
May mắn thay, Phong Bụi đã kết nối với một người bạn ở Myanmar tên là A Thy (Xin phép đổi tên khác nhằm đảm bảo an toàn cho người này). Đúng hẹn, đường dây giam giữ người đồng ý nhận tiền và thả người.
Một chiếc xe ô tô do A Thy bố trí được đậu sẵn để chở Trang rời đi. Để đưa Trang về Việt Nam, A Thy thuê một nhóm người tháp tùng Trang trở về. Lực lượng này được gọi là “người vận chuyển” có nhiệm vụ bảo vệ và giúp kết nối các đường dây đưa người đến đúng điểm hẹn. Chi phí lúc này lên đến gần 100 triệu đồng. Nhưng chỉ có cách đó mới giúp Trang về nước sớm nhất.
NHIỆM VỤ BẤT KHẢ THI
Em đã đi liên tục 6 ngày, 6 đêm từ Myanmar sang Trung Quốc, vòng về Lào và đặt chân đến Việt Nam”, Trang tóm gọm lại hành trình ngược về quê hương.
Nhưng trong 6 ngày ấy là cả một thử thách và em đã không nhớ mình đi bộ qua bao nhiêu con suối, thả trôi người trên bè gỗ để vượt qua bao nhiêu nguy hiểm. Chỉ biết rằng hai lần ngất xỉu vì kiệt sức giữa đường và một lần bánh xe máy chở vượt qua ngọn đồi bị sụp hầm.
Có đêm, em ngủ giữa tán rừng. Xung quanh em là người tháp tùng đi theo. Ở đó chỉ có tiếng côn trùng và sương lạnh.
Đêm đầu tiên bị sốt vì kiệt sức. Trong cơn mơ em thấy được ôm con vào lòng. Lúc tỉnh giấc chỉ biết khóc khi thấy mình vẫn đang ở rừng”, Trang hồi nhớ.
Trưa 16-11, Phong Bụi cùng Tịnh đã có mặt tại địa phận tỉnh Hà Tĩnh để đón Trang. Vừa đặt chân đến lãnh thổ Việt Nam, Trang vội quỳ lạy trời đất để cảm ơn cuộc đời. Em đã hít hà được hơi ấm quê hương.
CÁI KẾT ĐẸP
Khi đưa Trang về đến xóm trọ Bình Dương, mẹ Trang chỉ biết quỳ lạy và khóc ngất. Riêng người cha nép mình ở cánh cửa nhà để khóc thành tiếng vì không tin đó là sự thật.
Trang ôm con gái vào lòng và chỉ biết gào lên: “Cám ơn cuộc đời. Con cho mẹ ôm thêm chút nữa…”.
Trước khi về Việt Nam, cha Trang hứa sẽ “gánh nợ” hai đứa con tại Sài Gòn để phụ Trạm Cơm Nghĩa Tình. Vì vậy cuộc gặp gia đình xong, hai vợ chồng nghe lời cha khăn gói gặp mình xin ở lại phụ bếp cơm.
Để giúp hai vợ chồng có việc làm, mình bố trí nơi ngủ và gửi cho số tiền để chồng Trang mua xe máy chạy Grab, vợ mở quầy trái cây nhỏ trước bếp cơm để có thu nhập.
Hai vợ chồng bắt đầu lại cuộc sống tươi sáng và bỏ lại những ngày tháng đen tối ở phía sau.
Xem thêm:
Cuộc gặp gỡ đầy nước mắt của cô gái 
21 năm bị bán sang Campuchia với mẹ ruột


----------

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 219

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 217

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 218

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025