TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 111

TRANG THƠ NHẠC
VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 111

Hoàng Trường Sa phụ trách

Nhớ Thác Bản Giốc


CÂU ĐỐI

1) Vế xuất về nói lái của Hai Nu:

Xuất: Hun bậu trong bồn - Hôn bậu trong bùn. (Hai Nu)

Đối: Sanh con thất kinh - Sinh con thất canh! (.2N)

2) Vế xuất đối của Đặng Trần Thường:

Xuất: Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai, ai dễ biết ai (Đặng Trần Thường)

- Đối 1: Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế (Ngô Thời Nhậm)
- Đối 2: Kẻ phản quốc, kẻ anh hùng, ai mới kẻ, kẻ nào là kẻ? (*) (HTS)
- Đối 3: Sản bán nước, sản buôn dân, thời cộng sản, sản sinh bầy sản (**) (HTS)
- Đối 4: Nó mèo mửa, nó ruồi bu, chợ Tự Do, đúng tên một nó (LMTT)
- Đối 5: Kẻ đốn mạt, kẻ tiểu nhân, người với kẻ, kẻ nào là kẻ? (Lê Nam)
- Đối 6: Sỉ vô liêm, sỉ hữu liếm, đời kẻ sỉ, sỉ giả giả sỹ! (Việt Nhân)
- Đối 7: Đứa nịnh bợ, Đứa lòn trôn, người và đứa, đứa nào gọi đứa. (Lê Nam)
- Đối 8: Cầu cá tra, cầu lăng bác, dân viếng cầu, cầu cho thông cầu! (Việt Nhân)
- Đối 9: Mi Hái 'Non', Mi Hái Nụ, bất chính mi, mi chính là mi. (Hai Nu)
- Đối 10: Cung mại quốc, cung cầu vinh, tử sinh cung, cung ái tử cung (Khách Vãng Lai)
- Đối 11: Luận tiểu nhân, luận quân tử, thế sự luận, luận thành bất luận (Việt Nhân)
- Đối 12: Giới cọng lú, giới mơ hồ, bác ái giới, giới hương đèo giới. (Hai Nu)

(*) Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm ai là kẻ phản quốc? Xin thưa: Hồ Chí Minh là kẻ phản quốc. Ngô Đình Diệm là bậc anh hùng.
(**) "Sản" = cộng sản.

3) Thêm vài vế đối cho vế xuất về nói lái của Khuyết danh:

Xuất: Sút em một phát - Sát em một phút. (Khuyết danh)

- Đối 1: Lỡ rồi thì thôi - Lỗi rồi thì tha! (HTS)
- Đối 2: Đối anh một hèo - .éo anh một hồi (KVL)
- Đối 3: Đối anh heo nằm - hồi anh beo đá. (*) (KVL)
- Đối 4: Đấm hắn ba loi - Đói hắn ba lăm. (Nina)
- Đối 5: Chịu nàng hai đấm - Chấm nàng hay điệu. (Hai Nu)
- Đối 6: Đánh gã hai tập - Đập gã hai tánh. (Nina)
- Đối 7: Nuốt đế một lít - 'Nít' đế một lúc. (Nina)
- Đối 8: Con em đang đứng - Cưng em đang đón. (HTS)
- Đối 9: Đón nàng xin keo - Đẽo nàng sinh con. (Hai Nu)
- Đối 10: Phụt ả một lát - Phạt ả một lúc. (Nina)
- Đối 11: Chờ nó hai ca - Chà nó hai cơ (bia)! (.2N)
- Đối 12: Hấp nhỏ năm chục - Hút nhỏ năm chặp. (Nina)
- Đối 13: Thương nàng hai hôm - Thơm nàng hai hương! (.2N)
- Đối 14: Lộng hồ vô kiếng - Liệng hồ vô cống (**) (Việt Nhân)
- Đối 15: Đè Hồ đi Tập - Đập Hồ đi tè! (Nina)
- Đối 16: Cả Trọng lẫn lú - Củ trọng lẫn lá. (Việt Nhân)
- Đối 17: Ôm em mau yếu - Yêu em mau ốm. (Việt Nhân)
- Đối 18: Vì yêu nên ốm - Vì ôm nên yếu. (***) (Vùng Lên Diệt CS)
- Đối 19: Vì yếu nên ôm - Vì ốm nên yêu. (****) (Vùng Lên Diệt CS)
- Đối 20: Ôm em một lần - Âm em một lon. (HTS)
- Đối 21: Cụ Cù chán câu - Cậu Cù chán cu! (Việt Nhân)
- Đối 22: Xúc nường bán cá - Xá nường bán cúc! (Hai Nu)
- Đối 23: Thó lão tám bích - Thích lão tám bó. (Nina)
- Đối 24: Tha bà bẩy bẩy - Thẩy bà bẩy ba! (.2N)
- Đối 25: 'Xương' cụ xám (3) chín - Xin cụ xám (3) chướng! (.2N)
- Đối 26: Đuổi gã ba đá - Đả gã bả đuối. (Nina)
- Đối 27: Mua bậu hai đồng - Mong bậu hay đùa! (.2N)
- Đối 28: Nhòm bác tám chín - Nhìn bác tám chớm. (Nina)
- Đối 29: Tán nàng tám buổi - Tuổi nàng tám tám. (.2N)
- Đối 30: Soi hắn một lúc - Sút hắn một loi. (Hai Nu)
- Đối 31: Đuổi nó một chặp - Đập nó một chuỗi. (.2N)
- Đối 32: Đày lão hai ngọ - Đọa lão hai ngày. (Nina)

(*) Lái "năm hèo" thành "heo nằm"- Ấy..ấy..ầy..ầy... thành "beo đá" cho đỡ tục.
(**) Đảng lộng, dân liệng.
(***) Ốm ở đây ốm Nam, là gầy; khác với là ốm Bắc, là bịnh.
(****) Ốm ở đây là ốm Bắc, là bịnh; khác với ốm Nam, là gầy.

4) Vế đối của Ngô Thì Nhậm dùng làm vế xuất:

Xuất: Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế. (Ngô Thì Nhậm)

Đối: Người tài hoa, người danh sĩ, luận về người, người đúng bậc người. (Lê Nam)

5) Vế xuất “Luận Anh Hùng” của Lê Nam:

Xuất: Nguyễn Ngọc Ngạn chính là Kẻ Đĩ.
    Phan Nhật Nam đúng bậc Anh Hùng. (*) (Lê Nam)

Đối: Hồ Chí Minh nổi tiếng Gian Hùng.
    Ngô Đình Diệm lừng danh Chí Sĩ. (HTS)

(*) Nguyễn Ngọc Ngạn và Phan Nhật Nam là hai nhà văn VNCH.

6) Vế xuất “Luận Coi” của Lê Nam:

Xuất: Luận Anh Hùng, Ngô Thời Nhậm, "Thế Thời Phải Thế."
    Coi Tiểu Nhân, Đặng Trần Thường, "Ai Dễ Hơn Ai?" (*) (Lê Nam)

(*) "Ai Dễ Hơn Ai?" và "Thế Thời Phải Thế" là một phần trong vế xuất và vế đối của danh sĩ Ngô Thời Nhậm và danh Đĩ Đặng Trần Thường. (Ghi chú của Lê Nam)

7) Vế xuất về nói lái của Hoàng Trường Sa:

Xuất: Nhất đái nhất lộ - Nhất đố nhất lại (*) (HTS)

Đối: Nhị tiểu nhị đại - Nhị tải nhị điệu! (**) (Hai Nu)

(*) Đái (bậy) một lần đã bị lộ một lần - Ra (vế) đố một lần đã bị đố lại một lần. (Tập Cận Bình than)
(**) Tiểu hai lần đều tiểu đại - Chở (đồ nàng) đi hai lần (nàng) đều điệu bộ! (Chàng than)

8) Vế xuất “Sĩ và Đĩ” của Lê Nam:

Xuất: Kẻ Sĩ, Kẻ Đĩ chỉ thua một vận
    Đĩ và Sĩ hơn nhau một chữ Liêm (Lê Nam)

9) Vế xuất về “Ngô Thụy Miên” của Lê Nam:

Xuất: Thụy cũng Ngủ, Miên cũng Ngủ, sao lời nhạc khiến lòng người thao thức? (Lê Nam)

- Đối 1: Tập cáo Hồ, Chương cáo Hồ, thét Quang quác lấy Hẹ thế Nghệ ăn! (Hai Nu)
- Đối 2: Bạch thời Trắng, Tuyết thời Trắng, ‘nghệ sả nhơ dao’ quá lửa đen xì. (*) (Nina)

(*) “nghệ sả nhơ dao” = NSND = Nghệ Sĩ “Nhăn Răng”.

10) Vài vế đối cho vế xuất về nói lái của Hai Nu:

Xuất: Sáu đực một cái - Sáu đái một cực! (Hai Nu)

- Đối 1: Trăm 'quỷ' triệu đảng - Trăm quản triệu đĩ. (Nina)
- Đối 2: Một hồ sáu búa - Một bùa sáu hố. (.2N)


Nguyễn Huệ - Thơ Bùi Giáng


11) Vế xuất “Cố Vấn Ngô Đình Nhu” của Lê Nam:

Xuất: Kẻ Sĩ thời đại, hướng Dân Tộc mở đường Nhân Vị
    Nét bút như gươm, luận Chính Đề dấn bước Cần Lao. (*) (Lê Nam)

Đối: Cố Vấn vô song, trai Quốc Gia nhả ngọc Kỳ Thư,
    Chiến Lược tát ao, chiêu Phơi Ngóc tràn đìa Cá Cọng. (.2N)

(*) Chính Đề là cuốn luận cương nổi tiếng của Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu.

12) Vế xuất về nói lái của Hoàng Trường Sa:

Xuất: Hồi đầu thị Ngạn - Thoát cộng cam Lai (*) (HTS)

Đối: Tuyết sơn phỉ Hồ - Tượng đái thối Giáp! (.2N)

(*) Quay đầu thấy Bờ - Thoát cộng Sướng đến.

13) Vế xuất “Nguyễn Ngọc Ngạn” của Lê Nam;

Xuất: Tiểu Nhân đắc ý một thời, trên sân khấu diễn vai hề văn nghệ. (Lê Nam)

Đối: Tả Ngạn lửng lơ đối dòng, dưới hạ lưu thầy ba rọi hường hôi. (Nina)

14) Vế xuất chơi chữ “thuận nghịch độc” của .2N:

Xuất: Bác đổ tiền đồng đổi đồng tiền đổ bác! (.2N)

- Đối 1: Đồng nhân dân tệ làm tệ dân nhân đồng. (Nina)
- Đối 2: Tiền bạc bác hồ thành hồ bác bạc tiền. (Hai Nu)

15) Vế xuất của Thơ Sĩ M-16:

Xuất: Anh Tú chơi chữ mắc, anh Nhân chơi chữ mắc, trong túi chắc nhiều bạc cắc. (Thơ Sĩ M-16)

- Đối 1: Hỷ Ái lái công Phu, cụ Tấn lái cụ Nhu, ngoài kia gió lái cuối thu. (Hai Nu)
- Đối 2: Thục Lập (16) sập hầm thơ, Sốt Máu (1961) sập hỷ mơ, dưới trời Tự Do nên thơ. (Nina)

16) Vế xuất về Tổng Thống Ngô Đình Diệm của Lê Nam:

Xuất: "Dép nửa đôi" đi kinh bang tế thế. (*)
    Bàn tay trắng về nước Chúa sống đời. (Lê Nam)

Đối: "Tôi tiến, tiến theo tôi", Tổng Thống Diệm,
    Đế giầy vơi theo chân Ngài Kinh lý! (.2N)

(*) Theo một bài thơ của cụ Phan Bội Châu.

17) Vế xuất “Đại Tướng” của Thơ Sĩ M-16:

Xuất: Tướng bốn sao, tướng mặt thịt, hai loại tướng loại nào cũng tệ.
    Bông Bạch Tuyết, Bông Tampa, hai loại băng tốt nhất trên đời. (Thơ Sĩ M-16)

Đối: Trung 'quỷ' viên, trung 'quỷ' hòn, cặp trùng 'quỷ' thứ nào cũng tà
    Tượng đái giáp, tượng bế lon, mỗi món 'võ' núp hầm xa quá! (Hai Nu)

18) Vế xuất “Cầu kéo háng” của Hoàng Trường Sa:

Xuất: Cầu kéo háng - Bến khoe lon. (HTS)

- Đối 1: Lối leo đồn - Làng Trung Hành. (Hai Nu)
- Đối 2: Trấn Củ Chi - Thủ Dầu Một. (Nina)

19) Vế xuất “Thơ với Đối” của LMTT:

Xuất: Mèo mửa thật cũng gào thơ với đối
    Rõ ruồi bu cũng sủa đối với thơ. (LMTT)

Đối: Thánh thần tà lắm ám khí tật phàm
    Ẩn dấu tài cùng quan thôn chức nữ. (Hai Nu)

20) Vế xuất “Ngạn” của Lê Nam:

Xuất: Ngạn làm thầy, Ngạn bán sách, Ngạn bán luôn lương tâm giá rẻ.
    Ngạn Vô Sĩ, Ngạn làm hề, Ngạn Em Xi kiếm mấy đồng xu! (Lê Nam)

Đối: Hồ giả 'cuốc', Hồ trét 'nghệ', Hồ xơi tái Cha Già Dân Tăc,
    Hồ dâm tiên, Hồ lão-ké, Hồ (bất) chính mi Bẹo Xác Y-Tà! (Nina)

21) Vế xuất “Đảng” của Khuyết danh:

Xuất: Đảng ham quyền, Đảng tham chức, Chống lập đảng, Đảng thành băng đảng (Khuyết danh)

- Đối 1: Bác mê gái, Bác thèm lon, Nghe theo bác, Bác đè cháu bác (*) (HTS)
- Đối 2: Trọng chó Tàu, Trọng khinh dân, Tàu xích Trọng, Trọng "lú" tự trọng! (**) (Việt Nhân)
- Đối 3: Chúa Trịnh bắc, Chúa Nguyễn nam, bắc nam Chúa, Chúa nào cấm Chúa. (KVL)
- Đối 4: Quốc gia gọi, quốc tổ chờ, nhớ cố quốc, quốc nào kêu quốc...quốc (KVL)
- Đối 5: Khách đã đến, khách lại đi, khứ lai khách, khách nào cười khách...khách (KVL)
- Đối 6: Đĩ cao sang, đĩ thấp hèn, Nữ Nam Đĩ, đĩ nào chẳng đĩ. (KVL)

(*) Bác = Bác Hồ Quang Hồ Chí Minh.
(**) "Lú" tự trọng = Không biết nhục.

22) Vế xuất “Ngạn” của Lê Nam:

Xuất: Thượng đầu, hạ đầu, quay đầu nào là Ngạn?
    Hạ khẩu, thượng môn, Lật hạ khẩu tìm Bờ. (Lê Nam)

24) Hai vế xuất về Nhà Văn Nguyễn Ngọc Ngạn của Lê Nam:

Xuất 1: Thượng đầu Ngạn, Hạ đầu Bờ, trung Ngọc hạ Hành cương dương ển. (*) (Lê Nam)

Xuất 2: Thượng đầu Ngạn, Hạ đầu Bờ, trung Ngọc vô Hành công công thám giái. (*) (Lê Nam)

(*) Ngạn = Bờ; Ngọc Hành = (Trái Dứng). Nếu nhà văn/ nhà giáo Nguyễn Ngọc Ngạn có thể đối được thì mời NN Ngạn đối chơi.

25) Vế xuất “Nấm Độc Quỳnh Hô” của Thơ Sĩ M-16:

Xuất: Trăn lết, Trăn Lầy, lầy lê lết (*)
    "Dịt thựt, dịch giả, Nấm Độc Hô (**) (Thơ Sĩ M-16)

(*) Trăn Lầy = Translate, chữ của Thi Lẽ NiNa.
(**) Em Nấm Độc - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh Hô, "cử nhân Anh Văn" xã hội chủ nghĩa lúc trước có dịch liên tiếp mấy bài từ Anh sang Việt ngữ đăng trên trang Dân Làm Báo, nhưng em DỊCH sai be bét.

THƠ

Bài Gợi Nhớ Về Châu Đốc - Thơ Lâm Hảo Dũng

Nhà Tôi - Thơ Lâm Hảo Dũng

Đà Nẵng Trong Trái Tim Ta - Thơ Hà Linh Thùy

Em Đi - Thơ Tuyết Hạnh

Phận Long Đong - Thơ Như Thu

Nhắn - Thơ Như Thu

Chuyên & Chờ - Thơ M-16 & N-18

Tương Tư, Mắt Buồn - Thơ M-16

Nhớ - Thơ M-16


NHẠC

Mưa Chiều Kỷ Niệm
50 Bài Nhạc Tình Xưa 

Chờ Đông, Phút Cuối 
Nhạc tình chọn lọc 

Mười sáu Trăng Tròn
41 Bài Nhạc Tình Nhẹ Nhàng Nghe Lòng Thản Thơi

Mười năm không gặp tưởng tình đã cũ
 40 Bài Nhạc Tình Xưa Sâu Lắng Đê Mê Triệu Con Tim

Rừng Lá Thấp
 Tiếng Hát Cuốn Hút Triệu Con Tim Yêu Nhạc 


TIẾU LÂM

1) Quan đối với chó

Một hôm, quan huyện Thạch Thành qua bến đò Thạch gặp một thằng bé cắp sách đi học. Thằng bé nhìn quan vẻ lơ láo. Quan gọi lại bảo:
– Mày đã cắp sách đi học, hẳn phải biết đối, bây giờ tao ra một vế, nếu mày đối được thì có thưởng, mà không đối được thì tao sẽ đánh đòn vì tội vô lễ nghe chưa.
Thằng bé nhơn nhơn gật đầu. Quan bèn đọc:
Quan huyện Thạch sang bến đò Thạch.
Thằng bé gãi đầu gãi tai:
– Bẩm quan… có cho phép thì con mới dám nói!
Quan giục:
– Cứ đối xem!
Thằng bé bây giờ mới mạnh bạo đọc:
Con chó vàng ăn cục cứt vàng.
Quan huyện giận tím tái cả mặt vì bị ví với chó, nhưng đã trót hứa trước mặt nhiều người ở quanh bến đò rồi vẫn buộc phải rút tiền thưởng cho thằng bé học trò.

Truyện cười dân gian Việt Nam – TruyenDanGian.Com

2) Thói quen dùng từ

Có anh chàng nọ tính tình keo kiệt. Một hôm, đi đò qua sông, anh chàng khát nước bèn cúi xuống, lấy tay vục nước sông uống. Chẳng may quá đà, anh ta lộn cổ xuống sông. Một người ngồi cạnh thấy thế, vội giơ tay ra, hét lên:
– Đưa tay cho tôi mau!
Anh chàng sắp chìm nghỉm nhưng vẫn không chịu nắm tay người kia. Bỗng một người có vẻ quen biết anh chàng chạy lại, nói:
– Cầm lấy tay tôi này!
Tức thì, anh ta cố ngoi lên, nắm chặt lấy tay người nọ và được cứu thoát. Trong lúc anh chàng còn mê mệt, người nọ giải thích:
– Tôi nói thế vì biết tính anh này. Anh ấy chỉ muốn cầm của người khác, chứ không bao giờ chịu đưa cho ai cái gì.

Truyện cười dân gian Việt Nam – TruyenDanGian.Com 

Đối Diện Với Mảnh Bằng

3) Anh nhà giàu bị chơi khăm

Xưa có một anh nhà giàu muốn học đòi cách sống quý phái. Hắn thấy tên quan nào ra đường cũng có lính điếu tráp theo hầu. Hắn bắt chước thuê một em bé, rồi mỗi khi đi đâu, đều bắt em bé lẽo đẽo theo sau, mang điều tráp. Em bé tay ôm tay cắp rất khó nhọc, lại còn luôn luôn bị quở mắng, trong lòng rất tức tối, nhưng không biết làm sao.
Anh nhà giàu vốn có tính bủn xỉn và đa nghi, cho nên thường căn dặn em bé:
– Mày thấy cái gì của tao để ở đâu thì cứ để ở đấy, không được đụng chạm đến, nghe chưa?

Một hôm hắn đi chơi, em bé vẫn lẽo đẽo theo sau. Giữa đường, hắn đánh rơi cái túi tiền. Em bé thấy nhưng không nhặt. Về đến nhà, hắn mới biết. Hoảng hốt, hắn gọi em bé tra hỏi:
– Mày có bắt được túi tiền của tao không? Mày giấu thì mày liệu hồn!
Em bé nhanh nhảu:
– Con có thấy ạ
Hắn vội vã:
– Mày thấy ở đâu? Đưa trả tao!
Em bé giả làm ngớ ngẩn, bình tĩnh nói:
– Con thấy rơi ở giữa đường.
Hắn hỏi dồn:
– Thế mày nhặt để đâu? Đưa trả tao!
Em bé tiếp:
– Thưa ông, con không nhặt.
Hắn kinh ngạc:
– Trời ơi! Tại sao lại không nhặt?
Em bé thong thả trả lời:
– Thưa ông, ông chả dặn con thấy cái gì của ông để đâu thì để ở đấy, không được đụng chạm đến là gì?
Anh nhà giàu nghe nói vừa giận vừa tức, nhưng đành chịu, vì em bé đã làm đúng lời hắn dặn. Hắn chửi bâng quơ một lúc rồi nói:
– Từ rày trở đi, hễ thấy tao đánh rơi cái gì là phải nhặt đem về cho tao nghe không?

Vài hôm sau, anh nhà giàu sang chơi làng bên cạnh. Hắn ung dung cưỡi ngựa đi trước. Em bé lẽo đẽo mang điếu tráp theo sau. Lúc trở về, hắn đến nhà một hột lâu mới thấy em bé về. Hắn nghi em bé nghỉ chơi la cà dọc đường, quát mắng:
– Tại sao mày về chậm thế?
Em bé khệ nệ đặt tráp xuống chiếu rồi chắp tay, nói thong thả:
– Thưa ông, con có phải chơi đâu! Dọc đường ông đánh rơi nhiều quá, con phải dừng lại nhặt cho kỳ hết nên về chậm đấy ạ.
Anh nhà giàu nghe nói “đánh rơi”, giật nảy mình, đổi giọng dỗ dành, hỏi:
– Mày nhặt được của tao cái gì đó? Đưa lại hết cho tao!
Em bé đưa tráp cho hắn và thong thả đáp:
– Thưa ông, đây ạ. Con nhặt hết, không bỏ sót chút nào cả.
Hắn vui mừng, vội vàng mở tráp ra thì thấy đầy những những… cục phân ngựa.

Truyện cười dân gian Việt Nam – TruyenDanGian.Com 

4) Kéo cây lúa lên

Mọi người thường gọi anh ta là một chàng ngốc. Một hôm anh ta ra đồng thấy ruộng lúa nhà mình xấu hơn ruộng lúa nhà người. Anh bèn kéo tất cả cây lúa của ruộng mình lên cao hơn lúa của nhà bên cạnh. Làm xong, anh quay về nhà khoe với vợ:
– Thấy lúa nhà mình xấu quá, tôi đã kéo chúng lên. Bây giờ thì nó đã cao hơn lúa của mọi người rồi!
Nghe chồng nói vậy, chị vợ vội ra đồng xem thử, thì thấy lúa trong thửa ruộng nhà mình đã héo rũ xuống cả rồi.

Truyện dân gian Việt Nam – TruyenDanGian.Com 

5) Nhất bên trọng, nhất bên khinh

Một anh thợ mộc hay chữ vào làm cho nhà một ông quan hưu trí. Ông quan thấy anh ta lanh lợi, nói năng hoạt bát, mới hỏi:
– Trước kia anh có học hành được chữ gì không?
Anh ta trả lời:
– Bẩm có ạ!
Ông quan liền chỉ con ngựa bạch quí của mình đang đứng ăn ở góc sân, bảo:
– Anh thử làm bài thơ vịnh con ngựa xem, hay thì ta sẽ thưởng.
Anh thợ mộc ứng khẩu đọc:

Bạch mã mao như tuyết (Ngựa trắng lông như tuyết)
Tứ túc cương như thiết (Bốn chân cứng như sắt)
Tướng công kỵ bạch mã (Ngài cưỡi ngựa trắng)
Bạch mã tẩu như phi (Ngựa trắng chạy như bay)

Quan gật gù khen hay, rồi thưởng cho một thúng thóc, một quan tiền.

Anh thợ ra về, gánh bên thúng thóc, bên đồ lề, thấy bên nặng bên nhẹ, liền nói chữ: “Nhất bên trọng, nhất bên khinh“. Quan nghe nói liền cho thêm một thúng thóc nữa để gánh cho cân.
Anh ta về nhà kể lại câu chuyện cho mọi người nghe. Có anh hàng xóm, dốt đặc cán mai, nhưng thấy được lắm tiền, lắm thóc như thế, nổi tính tham, liền bảo anh thợ mộc dạy cho bài thơ và câu nói chữ nọ. Học thuộc rồi, anh ta cũng sắp một đôi quang gánh và một ít dụng cụ vào dinh quan xin việc. Quan cũng hỏi như lần trước và anh này hí hửng đáp mình là học trò. Quan nhìn ra sân, thấy bà cụ quét sân bèn bảo anh ta làm thơ vịnh bà cụ. Anh này đã hơi lúng túng, vì chỉ thuộc mỗi bài thơ vịnh con ngựa, bây giờ biết vịnh bà cụ thế nào? Nhưng đã trót thì phải trét cũng ứng khẩu đọc:
- Bà cụ mao như tuyết…
Quan gật đầu:
– Ừ, được đấy!
Nghe quan khen, anh ta vững bụng đọc tiếp:
- Tứ túc cương như thiết.
Quan cau mày:
– Ý hơi ép, nhưng cũng tạm được, ngâm tiếp đi!
Mừng quá, anh này đọc một mạch:
- Tướng công kỵ bà cụ,
   Bà cụ tẩu như phi.
Quan nghe xong giận quá, quát người nhà nọc ra đánh cho ba mươi roi vào mông. Ðứng dậy anh ta vừa xoa vừa nói: “Nhất bên trọng, nhất bên khinh”. Quan nghe nói liền bảo đánh thêm ba mươi roi nữa vào lưng cho cân.






Thăm Trường Gia Long - Thơ Hoang Huyen

Bên Đồi Chư Pao - Thơ Lâm Hảo Dũng
Hoàng Trường Sa phụ trách


Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 209