Cùng Nhau Lên Thiên Đường XHCN ...!
Cùng Nhau Lên Thiên Đường XHCN ...!
Trung Quốc vừa kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Và các trận mưa lớn chưa từng thấy trong vòng 140 năm qua đã trút xuống nhiều tỉnh thành của Trung Quốc. Điều này khiến tình hình lũ lụt trở nên ngày càng nghiêm trọng…. Đây là cái giá phải trả cho những dự án tham vọng đưa người Trung Quốc lên thiên đàng XHCN sớm nhất nhân loại.
Một trong những thành tựu được nhắc đến trong dịp này là việc xây dựng thành công Đập thủy điện Bạch Hạc Than (Baihetan). Con đập có chiều cao 289m, nằm trên sông Kim Sa - một nhánh của sông Dương Tử, ở rìa Đông Nam của cao nguyên Tây Tạng. Đây là dự án thủy điện lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau đập Tam Hiệp cũng của Trung Quốc.
Ở Việt Nam, Miền Tây nguy cơ chìm dần đã hiển hiện. Tốc độ sụt lún đất ở Miền Tây cao gấp 3-4 lần, có nơi gấp tới 10 lần so với mực nước biển dâng khiến khu vực này nguy cơ chìm dần “50 năm qua diện tích rừng ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long giảm khoảng 80%. Riêng giai đoạn 2011-2016 mỗi năm, mất 300-500 ha, hàng nghìn hộ dân ven biển, ven sông, kênh rạch bị ảnh hưởng".
Vậy nguyên nhân chính của việc này ở đâu? Dù cố tình che giấu nhưng Trung Quốc và Việt Nam đều phải trả giá cho tham vọng và âm mưu chính trị.
Các đập thủy điện khổng lồ được xây dựng, theo dần thời gian các phù sa sẽ lắng đọng tại các hồ chứa trước đập làm dung tích hồ chứa giảm dần, khi có lượng mưa lớn từ thượng nguồn đổ về phải xả cấp tốc cho nên khu vực hạ lưu của đập bị ngập lụt.
Do Trung Quốc muốn phát triển nhanh kinh tế, và tập tục làm ăn “Nhất cận thị, nhì cận giang, tam cận lộ” nên các thành phố lớn được xây dựng dưới hạ lưu thường bám ven sông, nên chết trong ngập lụt không có gì là lạ.
Trung Quốc họ giết dân Trung Quốc chưa đủ, họ còn âm mưu giết cả dân Việt.
Dòng sông Mê Kông bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Lào, Myanmar, Campuchia, Thái Lan và đổ ra biển ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.
Trên dòng sông Mê Kông về phía Trung Quốc, họ tiến hành một chương trình lớn về xây dựng các đập trên sông: họ đã hoàn thành các đập tại Mạn Loan (漫湾), Đại Triều Sơn (大朝山), Cảnh Hồng (景洪), đang tiến hành xây đập Tiểu Loan (小湾 Xiaowan) và khoảng hơn một chục đập khác đang được nghiên cứu. Tính đến đầu năm 2016, Trung Quốc đã hoàn thành ít nhất 8 đập chính trên sông Lan Thương (dòng chính tại thượng nguồn sông Mekong) và đang xây tối thiểu thêm 4 đập nữa.
Người ta lo ngại rằng các đập này sẽ ngăn cản chuyển động của trầm tích và sẽ gây thiệt hại cho nông nghiệp và nghề cá ở phía hạ lưu.
Sự giảm đi của các dao động mức nước theo mùa cũng sẽ ảnh hưởng mạnh đến Tonlé Sap (Biển Hồ), và dĩ nhiên Miền Tây Nam Bộ của Việt Nam gánh chịu nặng nề nhất vì không có phù sa bù đắp nên nước biển sẽ tràn vào…
Các chính phủ Lào và Campuchia cũng có kế hoạch xây dựng các đập ngăn nước, hiện đang bị một số người phản đối.
Chính quyền Trung Quốc cũng thực hiện việc làm sạch các tảng đá và cồn cát từ dòng chảy để tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông, và điều này cũng khuyến khích Lào làm như vậy. Các nhà môi trường cho rằng điều này sẽ làm tăng sự lưu thông nước và kết quả của nó là sự gia tăng xói mòn cũng như gây thiệt hại cho nguồn cá…
Toàn bạn vàng, đồng chí tốt, láng giềng tốt, “Lý tưởng tương thông, Văn hóa tương đồng, Vận mệnh tương quan” mà hại lẫn nhau, hại cả mình vì sốt ruột mong muốn lên thiên đàng hủy hoại tự nhiên nên mới xảy ra tai họa như thế...!
Anh Quoc
Nhận xét
Đăng nhận xét