NÓI CHUYỆN VỚI HÀ SĨ PHU

 


NÓI CHUYỆN VỚI HÀ SĨ PHU

Tác giả: MƯA NGUỒN

Kính thưa Tiến Sĩ Vật Lý Địa Cầu Hà Sĩ Phu Nguyễn Xuân Tụ.

Thưa ông, trong bài trước lấy yếu tố từ bài nhận định của tác giả Nguyễn thị Cỏ May tôi cũng đã có vài ý kiến với ông về nguồn gốc của các bộ tộc định cư định canh Bách Việt và dân Du mục Hán tộc. Cũng như vài nét đan thanh về văn minh văn hóa giữa hai nền văn hóa. Kể cả nơi xuất phát các nền văn minh văn hóa đó.

Điều không thể chối cãi là các tộc định cư, định canh có nền văn minh lúa nước và tổ chức xã hội trước các bộ tộc du mục hàng vài ngàn năm.

Khi tìm hiểu về nguồn gốc các dân tộc càng ngày tôi càng hiểu vì sao quân Hán hay nói chung là người Tàu từ bao nhiêu đời nay chỉ nhất mực rắp tâm làm sao thôn tính cho xong cái tộc Bách Việt còn tồn tại sau cùng. Tình cờ đọc được cuốn Lang Đồ Đằng tức Tô Tem Sói. Tôi lại càng hiểu thêm nguồn gốc xuất phát của các bộ tộc du mục phương Bắc Từ Mãn Châu, Mông Cổ.... tràn xuống phía Nam. Họ xâm chiến và đồng hóa các dân tộc phương Nam tàn bạo mau chóng làm mất tăm mất tích trong thời gian ngắn. Rất nhiều nền văn minh tối cổ cùng văn hóa của họ cũng biến mất theo các cuộc xâm lăng này.

Giáo sư Nguyễn Cao Hách trong bộ sách " Những Vấn Đề Nhân Sinh của Nam Á Châu " ( ĐH Luật Khoa, Saigon 1974 ) ông có nhận xét : Trong bối cảnh lịch sử xâm lăng các dân tộc . Những dân tộc xuất phát sinh sống ở các khu vực phương Bắc phát triển vế chăn nuôi đoàn vật vì hầu hết họ là các bô lạc du mục. Sống nay đây mai đó. Tánh tình họ thô lỗ, ngôn ngữ cũng không hòa nhã êm dịu. Họ tàn ác, dạ man, man rợ, thiếu tình cảm lãng mạn. Nhiều bộ lạc sống bằng nghề cướp bóc. Chuyên môn đi xâm chiếm đất đai của các bộ lạc khác.

Trái lại, các bộ lạc có nguồn gốc xuất phát từ phía Nam tánh tình họ hiền hòa, vui vẻ, thuận thảo có tổ chức xã hội gia đình, làng xã. Họ sống định cư, định canh từ lâu nên nghề trồng lúa nước cũng đã phát triển vược bực. Họ quen sống hòa bình thân mật với bộ lạc xung quanh. Chính vì thế họ thường bị các bộ lạc phương Bắc tràn xuống cướp bóc xâm chiếm tàn phá.

Thưa ông, tôi vốn dĩ học hành chẳng tới đâu. Chữ nghĩa, trình độ cũng chỉ đọc thông viết thạo tiếng mẹ đẻ và làm 4 phép toán không sai. Được như thế là đã hài lòng lắm rồi.

Do đọc bài nhận định của Tiến Sĩ Phan văn Song cũng là nhà khoa học như ông. Tôi có thêm yếu tố đóng góp cho những cao kiến của ông trong bài " Hán Văn là một bộ phận cấu thành của tiếng Việt ". Sau khi đọc một thôi một hồi vài lý giải chứng minh của ông. Tự nhiên như người Hà Lội, làm như có ai thọc lét tôi. Cười sằng sặc làm như con ma cười nó ám không bằng. Tôi tự nhủ . Một người có học vị như ông chẳng lẽ còn lẫn lộn giữa Văn Tự và Ngôn Ngữ sao? Ông có biết là tiếng Việt đầy màu sắc cùng âm thanh không ? Thí dụ khác: ông có biết ai dịch chữ Bellevue thành đèo Ngoạn Mục không? Ông làm ơn chỉ cho kẻ dốt nát này hai chữ đó viết ra chữ Nho được nhưng với chữ Nho nó có mô tả được trọn nghĩa Belle Vue như tiếng Việt không?

Hán văn là một bộ phận cấu thành của tiếng Việt (Hà Sĩ Phu) :

« … Để góp thêm, mở đầu, tôi xin lấy vài ví dụ vui để thấy chữ Hán đã dính chặt vào dân tộc Việt Nam như thế nào, người mù chữ Nho tuyệt đối cũng đang dùng chữ Nho một cách tự nhiên, vô thức. Không phải là chuyện vay mượn vài chữ như vay mượn tiếng Anh, tiếng Pháp, mà người Việt dùng chữ Nho tự nhiên, tuôn chảy như viết, như nói tiếng mẹ đẻ của mình. ….
- Có thể đâu đó đã xuất hiện những tấm biển quảng cáo thế này:
“Kinh doanh quần áo các loại - hoa quả thời vụ - tạp hóa tổng hợp”.
“Phục vụ học sinh : sách giáo khoa, bút mực, dụng cụ thủ công, truyện cổ tích thế giới”.
Chẳng mấy ai bảo các tấm biển kia đã dùng chữ Hán. Nhưng xin thưa đó là ngôn ngữ Hán học hay Nho học trăm phần trăm, thuần Nho, không lẫn một chữ thuần Việt nào hết. Bạn có thể nghĩ “quần áo” hay “hoa quả” là tiếng thuần Việt chứ gì, không đâu, quần áo là hai chữ Nho 裙襖, đúng cả về phát âm và ngữ nghĩa. Quần 裙 là cái quần, áo 襖 là cái áo, cứ tra từ điển Hán Việt Đào Duy Anh thì biết. Hoa quả 花果 cũng vậy, vốn là chữ Nho. Cũng hai ký tự ấy nhưng người Tàu Bắc Kinh phát âm hơi khác, người Tàu Quảng Đông phát âm hơi khác mà thôi (nên mặc dù là tử ngữ nhưng bằng chữ Hán người Việt và người Tàu có thể bút đàm) …
- Không phải chỉ những câu ngắn mà có thể cả một buổi thuyết trình một ông cán bộ Việt mù chữ Nho có thể dùng toàn ngôn ngữ Hán, vốn chỉ là “tử ngữ” (mà không lẫn một chữ thuần Việt nào mới khiếp!), chẳng hạn ông ấy nói thao thao bất tuyệt như sau: “Các đồng chí cán bộ chính trị, cán bộ quân đội, sĩ quan công an cần đề cao tinh thần phục vụ nhân dân, kính trọng nhân dân, đề cao tinh thần trách nhiệm, phục tùng ý kiến đa số, bảo lưu ý kiến thiểu số, vận động các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, công đoàn tích cực đấu tranh, bài trừ nạn tham ô, hối lộ, trấn áp quần chúng…

Chẳng hạn câu đầu tiên “Các đồng chí cán bộ chính trị, cán bộ quân đội, sĩ quan công an cần đề cao tinh thần phục vụ nhân dân…”sẽ ghi ra giấy thành各同志幹部政治幹部軍隊,士官公安勤提高精神服務人民敬重人民…, đọc lên cũng y như đọc bản quốc ngữ vậy, bảo rằng thuyết trình viên đã nói tiếng Việt hay đọc “Hán văn” đều đúng… »
- Trong những cuộc thảo luận của giới trí thức hiện nay, cả người thân Tàu hay ghét Tàu cũng có thể nói toàn chữ Hán:
Ví dụ ông Cộng sản thân Trung Quốc thì giữ lập trường “Độc quyền lãnh đạo, kiên trì định hướng Xã hội chủ nghĩa” 獨權領導,堅持定向社會主義. Toàn chữ Nho! ...Ông Dân chủ tiên tiến không biết mặt một chữ Nho nào cũng “Quyết tâm thực hiện Dân chủ đa nguyên Pháp trị” 决心實現民主多元法治. Cũng toàn chữ Nho!.. (Ngưng trích)

Đọc mấy thí dụ ông nêu ở trong bài được trích dẫn ở trên. Thú thật, ý nghĩ đầu tiên trong tôi là chẳng lẽ kiến thức văn chương giữa Việt văn cùng Hán văn của ông thảm hại vậy sao? Vài thí dụ ông đưa ra vừa không chứng minh được luận chứng nêu trước mà còn lộ vẻ ngây ngô, ngờ nghệch ấu trĩ mặc dầu ông cố tình tìm những câu những chữ nghe thật kêu cho có vẻ bác học hàn lâm. Thuần là những sáo ngữ, thùng rỗng kêu to mà chẵng nêu được cái quỷ cái ma gì cho ra hồn.
Này nhé :

"Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau. "

Nguyễn Du

Hán ở đâu mà ông dám phán nó là bộ phân cấu thành tiếng Việt ? Thơ Lục Bát đấy. Ông tìm đâu ra trên thế giới này, bất cứ thứ ngôn ngữ nào có được những áng văn bằng thơ tuyệt vời như thế không? Từ cách gieo vận tới cách mô tả sự việc, tình cảm...kể cả đối chọi nhau về ý, nghĩa, chữ ra trò. Muốn màu sắc có màu sắc, âm thanh có âm thanh. Tả tình tả cảnh kể cả khai thác phần nội tâm đều được tất. Chẳng hạn như : " Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ? " ( Nguyễn Du ) hay câu khác : " Giở khăn lệ chàng trông từng tấm, đọc thư tình chàng thấm từng câu " ( Đoàn thị Điểm ). Song Thất Lục Bát đấy.

Thêm một thí dụ nữa mời ông cùng tham gia :

" Một đàn thằng ngọng đứng xem chuông,
Chúng bảo nhau rằng ấy ái uông..."

Hồ Xuân Hương

Xin ông chỉ cho tôi " bộ phận cấu thành ở chỗ nào "? .

Ấy là tôi chưa đi sâu vào chí tiết về nền văn chương học thuật Việt Nam Cổ lẫn Kim văn. Về phương diện câu đối chắc ông rành sáu câu. Ngôn ngữ Việt Nam có một kho tàng về cấu đối thật phong phú mà thuần Việt không thôi. Nếu kể ra thì nhiều vô thiên lủng. Còn văn chương nói lái thì cả đời xài không hết. Hán ở cái chỗ mô xin ông chỉ giáo.

Còn quá nhiều yếu tố để có thể chứng minh những thí dụ ông nêu ở phần thượng dẫn rất khiên cưỡng là viết theo yêu cầu của lãnh đạo văn nghệ. Dọn đường cho chiến lược " tằm ăn rỗi " trong tương lai.

Chẳng lẽ một người mệnh danh là Sĩ Phu Bắc Hà ( Hà Sĩ Phu ) tư tưởng chỉ có thế thôi sao ? Tiết tháo, danh dự ông bỏ quên chỗ nào? Còn đâu sĩ khí của một Kẻ Sĩ ? Chẳng lẽ ông cũng lại là một hiện tượng Thái Bá Tân khác sao?

Khẩu khí của ông trong bài rặt một tuồng viết theo đơn đặt hàng mà ngôn từ cùng thí dụ kiểu này tôi đã được, đã bị nghe đầy tai từ sau 30/4/1975 chứ không phải bây giờ mới nghe.

Từ cách hành văn, dùng từ ngữ, cách trình bày thuần theo lối viết, lối nói....Tàu. Chẳng thấy có bóng dáng Việt văn ở chỗ nào cả. Hèn chi !!!...

MƯA NGUỒN.

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 209