VŨNG TÀU ngày xưa: Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm cho phép xây Thích Ca Phật Đài và duy trì Trường Thiếu Sinh Quân

 


VŨNG TÀU ngày xưa

Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm cho phép xây Thích Ca Phật Đài và duy trì Trường Thiếu Sinh Quân


Vào khoảng năm 1957, sườn Núi Lớn này hoang vu, chỉ trơ trọi ngôi chùa Thiền Lâm nhỏ bé. Đến năm 1961, Giáo hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam tổ chức trùng tu chùa và xây dựng Thích Ca Phật đài trên núi. Sau hơn một năm xây dựng, tháng 3 năm 1963, Thích Ca Phật Đài được hoàn thành.




Thích Ca Phật Đài tọa lạc ở khu Bến Đình, cách không xa ngôi Trường Thiếu Sinh Quân - ngôi trường mà Mỹ muốn Việt Nam Cộng Hòa dẹp bỏ vì đây là "di sản" của Pháp nhưng TT Diệm lại muốn duy trì. Để gây áp lực, Mỹ không viện trợ kinh phí, nên TT Diệm phải du di, xoay sở ngân sách. Được vài năm, Mỹ thấy quyết tâm của TT Diệm đồng thời cái lợi của quân trường nầy nên bắt đầu chú ý, viện trợ ngày một dồi dào...

Nhờ vậy, Quân Đội (sau này là "Quân Lực") VNCH có thêm nhiều quân nhân các cấp chiến đấu dũng cảm, xuất thân từ Trường Thiếu Sinh Quân, được các đơn vị QLVNCH tiếp đón nồng hậu, tin tưởng và nể vì. Trong đó, Đại tá Cựu TSQ Hồ Ngọc Cẩn, Tỉnh Trưởng Chương Thiện là ngôi sao sáng, chiến đấu tới giây phút cuối cùng và hiên ngang trước họng súng tử hình của giặc Cộng tại sân vận động Cần Thơ vào ngày 14 tháng 8 năm 1975.

 


Do Thiếu Sinh Quân có nguồn gốc từ thời Pháp thuộc mà vị đại niên trưởng là Thống Tướng Lê Văn Tỵ nên Cựu Thiếu Sinh Quân viết theo tiếng Pháp là Anciens Enfants de Troupe (viết tắt là Aet)

Lần nọ trên đặc san Nhân Trí Dũng của Hội Cựu TSQ Hải Ngoại, ai đó diễn nghĩa Aet  Anh em ta. Tôi lên tiếng phản đối, hỏi cắc cớ: - "Vậy VỢ của Anh em ta gọi là gì?" 

Thật buồn cho quý phu nhân khi khổng khi không bị xúc phạm chỉ vì mấy ông chồng nông cạn diễn nghĩa tầm bậy ba chữ tắt "Aet"! Đây là bài học để đời, khó mà quên trong hàng ngũ hiện nay là... "Lão" Sinh Quân với tuổi đời trên 6 bó!  

Cũng cần nói thêm, ngoài học vấn với nếp sống quân đội, Thiếu Sinh Quân còn được quan tâm về mặt tín ngưỡng. Mỗi tuần, cán bộ hướng dẫn Thiếu Sinh Quân đi lễ nhà thờ, đi chùa hay thánh thất..., thỉnh thoảng được đi tắm biển, đi xem xi nê (rạp Nam Quang). Mỗi tháng Thiếu Sinh Quân còn được hưởng tiền quà là 90 đồng. 

Thiếu Sinh Quân nghỉ học ba tháng hè, có thể về với gia đình hoặc ở lại trường. Với món tiền 90 đồng tích lũy sau ba tháng hè thành món tiền hậu hỉ, đủ để Thiếu Sinh Quân mua sắm các thứ, đặc biệt bút máy Pilot được ưa chuộng nhất!  Hàng tháng với 90 đồng, Thiếu Sinh Quân phải trả 2 đồng rưỡi tiền giặt ủi một bộ quần áo (quần sọt và áo ngắn tay), ăn uống ở Câu Lạc Bộ (thí dụ một ổ bánh mì thịt hết 5 đồng) thì đâu cũng vào đó! 

Mỗi năm theo kết quả kỳ thi trong lớp, Thiếu Sinh Quân sẽ được mang lon gọi là cấp bậc giả định như Hạ Sĩ, Trung Sĩ..., cao nhất là Thượng Sĩ kèm theo món tiền tăng thêm cùng với cấp bậc. Thiếu Sinh Quân học giỏi, nếu lọt vào 5 hạng đầu lớp có thể được mang cấp bậc mới, hưởng thêm tiền hàng tháng và được khắc tên trên bản đồng đặt trong Phòng Khánh Tiết nằm giữa Tiểu Đoàn 1 (Tiểu Học) và Tiểu Đoàn 2 (Trung Học). 

Năm 1974, nhân dịp ra Vũng Tàu thụ huấn Khóa Truyền Tin, tôi có ghé vào trường, còn thấy tên mình trên bảng đồng này ở niên khóa lớp Đệ Ngũ. Lên Đệ Tam ban A và B, Thiếu Sinh Quân được gởi ra học ké Trường Trung Học Đệ II cấp ngoài Thị Xã Vũng Tàu, nếu chọn Đệ Tam ban C sẽ được về Saigon học ở Trường Trung Học Chu Văn An!



Những điều tôi kể trên đây xảy ra tại Trường Thiếu Sinh Quân vào thời Đệ Nhất VNCH cho đến tháng 12 năm 1960 thì một sự kiện chính trị làm mất vui... Sáng nọ vào buổi chào cờ Quốc Kỳ VNCH vàng ba sọc đỏ, thì bỗng nhiên vị cán bộ trường hướng mặt và chỉ tay cho thấy một lá cờ lạ trên mỏm đá to ở phần nhô ra biển của Núi Lớn. 

Khoảng cách từ sân cờ (vũ đình trường) tới mỏm đá đó khá xa, tuy chỉ thấy dạng màu xanh đỏ nhưng chứng tỏ lá cờ rất lớn. Một lát sau, cấp chỉ huy Trường Thiếu Sinh Quân mới biết đó là lá cờ của cái gọi là "Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam". Một đơn vị VNCH ở Vũng Tàu được lịnh leo núi gỡ bỏ lá cờ mà sau này được gọi là Cờ Việt Cộng,  con đẻ của cờ đỏ sao vàng Cộng Sản Bắc Việt. 

Từ đó, do vấn đề an ninh nên không một Thiếu Sinh Quân nào dám liều lĩnh leo tường, chui rào lên Núi Lớn vui chơi nữa vì sự xuất hiện của lá cờ ba màu xanh vàng đỏ nghĩa là đã có sự hiện diện của Việt Cộng ở địa phương. 

KẾT LUẬN: Với Thích Ca Phật Đài xây dựng từ thời Đệ Nhất VNCH cùng quyết tâm duy trì Trường Thiếu Sinh Quân, TT Ngô Đình Diệm đã lưu cho hậu thế hai di sản quan trọng về mặt Đạo - Đời. 

Ai tự hào là cựu Thiếu Sinh Quân (Aet) dù nhập học từ thời Thiếu Tá Phan Như Hiên - CHT hoặc vào thời Đệ Nhị VNCH cho đến cuối tháng 4-1975 qua trận đánh hào hùng bảo vệ mái Trường Thiếu Sinh Quân thân yêu trước sự tấn công của quân Việt Cộng đều không thể quên cội nguồn. 

Là cựu Thiếu Sinh Quân (Aet), chúng ta luôn nhớ ơn TT Ngô Đình Diệm, - người duy trì Trường Thiếu Sinh Quân, vị lãnh đạo tối cao quốc gia non trẻ VNCH với chế độ được Mỹ ủng hộ và viện trợ mà người đời gọi là chế độ "Mỹ - Diệm", đồng thời nhất quyết từ chối đồng minh Mỹ đổ quân vào miền Nam Việt Nam. 

Rất tiếc, từ năm 1965 với hơn nửa triệu quân Mỹ hiện diện trên khắp lãnh thổ VNCH, tạo cớ cho Cộng Sản Hà Nội tuyên tuyên truyền là chế độ "Mỹ - Ngụy", trong khi đó tại miền Bắc, Cộng Sản Hà Nội khéo che đậy vai trò tình nguyện "sinh Bắc tử Nam",  đánh thuê chết thế cho Nga Tàu. Đặc biệt ở trận Điện Biên Phủ năm 1954, sau nầy Tàu Cộng kể công, tiết lộ bọn lính Tàu giả dạng lính...cụ Hồ đánh nhau với Pháp nên đố ai phân biệt được nhất là qua...không ảnh! 

Nhân buổi họp mặt Cựu Thiếu Sinh Quân mừng Tân Niên Nhâm Dần 2022 tại Seattle vào Thứ Bảy 5/2/2022, tôi mạo muội viết bài này.  Do tuổi già chồng chất, nhớ gì viết nấy, nếu đọc thấy có điều gì sai, sót xin quý chiến hữu cựu Thiếu Sinh Quân góp ý bổ khuyết và sửa chữa. Muôn vàn đa tạ.

Phan Uyên Nguyên

(Aet1527@VũngTàu)



 Việt Cộng đánh thuê chết thế cho Nga Tàu.

 

************************************

DIỄN ĐÀN PHỤNG SỰ XÃ HỘI

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 179

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 180