Vinfast lỗ chỏng gọng

Vinfast lỗ chỏng gọng

Vinfast tại Hải Phòng - Hình Reuters

 

Vinfast lỗ chỏng gọng, người trong và ngoài nước tẩy chay hàng loạt, hàng Tàu gán mác made in VN.

Theo Nikkei Asia (1), tập đoàn hàng đầu Việt Nam Vingroup lỗ trước thuế khoảng 23,9 nghìn tỷ đồng (1,05 tỷ USD) ở mảng sản xuất trong năm 2021 do doanh số bán xe hơi chạy xăng trong nước chậm chạp và đầu tư ngày càng tăng vào lĩnh vực kinh doanh xe điện. Năm 2021 Vinfast sản xuất 36.000 xe so với công suất 250.000 xe/năm.

Bị người Việt trong và ngoài nước tẩy chay tập đoàn này đến từ nhiều lý do:

Hàng kém chất lượng
Sự thật này đã được nhiều nhà review phân tích mổ xẻ. Trong video dài hơn 29 phút, một khách hàng mua xe Vinfast (anh Hoàng) nói những ngày vui sau khi anh mua xe chỉ kéo dài hai tuần, tiếp đến là “những chuỗi ngày mệt mỏi”: “Tính đến nay mình chạy được 8.000 kilomet, mình đi sửa, đi bảo hành 10 lần … Lỗi đầu tiên là lỗi cảm biến áp suất lốp của bốn bánh xe ... Lỗi thứ hai là cần gạt mưa tự động gạt khi mình đề máy lên và tất cả phím chức năng trên vô lăng bị vô hiệu hóa … Lỗi thứ ba là về sạc không dây trên xe … Chức năng sạc không dây coi như bỏ. Lỗi thứ tư là chức năng kiểm soát hành trình, cruise control, là có lúc xài được có lúc không xài được…” Một loạt lỗi khác anh Hoàng nêu ra trong cùng video bao gồm những tiếng kêu lạ là trong bốn cánh cửa và khi đạp thắng; thỉnh thoảng xuất hiện đèn cảnh báo kiểm tra hộp số, động cơ; tấm che nắp bình xăng không đóng khít; tiếng gió lọt vào trong xe gây ồn do các cửa có vấn đề.

Trù dập người mua
VinFast đăng bài nói rằng anh Hoàng đã loan tải thông tin không đúng sự thật về chất lượng xe VinFast Lux A2.0, gây hoang mang cho người dùng và ảnh hưởng tới uy tín của hãng. Trang VinFast Vietnam nói thêm rằng mặc dù anh Hoàng đã tự gỡ bỏ các clip liên quan, nhưng hãng đã lưu đầy đủ bằng chứng và tố cáo ra cơ quan công an. “Cơ quan Công An đã tiếp nhận đơn tố cáo và có lịch mời anh Hoàng lên làm việc,” hãng xe của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cho biết.

Người Việt chỉ trích cách xử lý truyền thông của VinFast sau khi anh Trần Văn Hoàng đăng các video. Những người chỉ trích cho rằng nếu xe hỏng thật và người tiêu dùng nêu ra các lỗi, hãng phải bảo hành và xin lỗi người tiêu dùng, ngược lại Vinfast lại tìm cách trù dập người mua, vi phạm đạo đức nghiêm trọng. Cách ứng xử phi nhân cách của Vinfast đã khiến người Việt thất vọng và tẩy chay mạnh mẽ.

Quách Mạnh Hào, một giảng viên về ngân hàng-tài chính tại Đại Học Lincoln, Anh Quốc, nhận định với tư cách một người phân tích rằng dường như VinFast đi nước cờ sai khi tố cáo với công an về người chủ xe đăng các video đánh giá phẩm chất xe. “Việt Nam coi chuyện này là chuyện nhỏ vì người tiêu dùng bé nhỏ ít khi được bảo vệ. Nhưng phương Tây thì không nhỏ - toàn bộ hệ thống hoạt động dựa trên nguyên tắc bảo vệ người tiêu dùng đầu tiên ... thêm vấn đề đạo đức này nữa thì chỉ cần một bài báo tiếng Anh tường thuật lại vụ việc đăng lên mấy diễn đàn ... chắc coi như xong".

Mặc dù mời cả David Beckam quảng cáo xe Vinfast từ cách đây vài năm, nhưng tới nay hãng này chưa thực sự bán được chiếc xe nào tại châu Âu. "Không tôn trọng khách hàng, không cầu thị, lắng nghe, nhận lỗi, sửa lỗi mà chỉ thích lấy thịt đè người chỉ tổ chuốc lấy sự bất bình và căm ghét, mình không nghĩ là có thể lớn mạnh được." từ Mỹ, nhà báo Thuc Pham cũng bình luận.

Hàng Tàu gán mác Made in Vietnam
Không chỉ Vinfast mà Vsmart, một sản phẩm của Vingroup cũng bị chê là hàng Tàu gán mác Made in VN. Vsmart "made in Việt Nam" giống y hệt hàng Trung Quốc. Clip lan truyền trên mạng, điện thoại mới nhất của Vsmart giống hệt so với sản phẩm TQ từ ngoại hình đến tính năng. Khi “mổ bụng” bên trong, cả 2 chiếc điện thoại đều có thiết kế giống y hệt nhau từ bảng mạch cho đến cả con ốc vít. Thứ khác biệt duy nhất là viên pin. Trên viên pin của Vsmart có ghi tiếng Anh thì trên pin TQ ghi ký tự Trung Quốc.

Và cuối cùng, giá cả chặt chém
Chỉ trong một thời gian ngắn, VinFast liên tiếp đưa ra thông tin giá đối với dòng xe. Nhiều người chờ đợi được sử dụng mang thương hiệu Việt với giá cạnh tranh. Tuy nhiên, giá hiện tại hiện ở mức cao hơn các mẫu xe nhập khẩu phổ biến, trong khi xe của VinFast được sản xuất trong nước.

"Mong muốn của người tiêu dùng Việt Nam là có 1 chiếc xe nội địa giá khoảng 200 triệu, chất lượng tốt, vận hành đa dạng địa hình tại Việt Nam".

Nhưng hỡi ôi giá toàn trên trời, toàn tiền tỷ. Ôtô giá rẻ là giấc mơ thường trực của nhiều người Việt Nam. Trong suốt 30 năm qua, người dùng trong nước mong mỏi về một nền công nghiệp ôtô phát triển để kéo giá xe thấp xuống. Tuy nhiên, sự xuất hiện nhanh chóng của VinFast cũng chưa thể biến giấc mơ đó thành hiện thực.

VinFast công bố giá bán các sản phẩm ôtô đầu tiên với cam kết “không chi phí khấu hao, không chi phí tài chính vào giá thành sản phẩm và không lấy lãi” nhưng vẫn rất ... rất cao so với những xe cùng phân khúc tại… Mỹ.

“Chevrolet Spark Mỹ mới 13.000 USD. Fadil Việt Nam mới 19.000 USD. Rẻ hơn ở đâu?”. “Giá xuất xưởng của một chiếc Camry bán ở Mỹ vào khoảng trên 400 triệu đồng. Vậy tại sao chiếc Lux A2.0 của VinFast giá ưu đãi vẫn 800 triệu được? Điều này rất vô lí”

Theo VietBF

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 177

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 178