TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 71

TRANG THƠ NHẠC
VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 71

Hoàng Trường Sa phụ trách


CÂU ĐỐI

1) Vế xuất về nói lái:
Xuất: Giàu đi xe hơi uống bia ôm, nghèo đi xe ôm uống bia hơi. (Khuyết danh)

2) Câu đối “Tết Mùi-Thân-Dậu” của Lội Ngược:
Xuất: Tiễn Dê cụ, đuổi Mùi không Quí, mũi ngửi Mùi Gà toi vì cúm,
    Đón Khỉ gió, gặp Gà mắc dịch, Thân mặc Giáp đợi xuân Ất Dậu! (Lội Ngược)

3) Vế xuất của nhà văn Thế Lữ:

Xuất: Tết tiếc túng tiền tiêu, tính toán toan tìm tay tử tế (Thế Lữ)

- Đối 1: Thời thế thường thê thiết, thanh thản thông thiên thách thế thời! (HTS)

- Đối 2: Phờ phạc phun phì phèo, phung phí phá phách phường phản phúc. (HTS)

- Đối 3: Xuân xin xâm xả xui, xúm xập xám xong xém xô xát! (Việt Nhân)

- Đối 4: Xuân xanh xưa xinh xắn, xông xáo xăng xái xài xả xăng! (HTS)

- Đối 5: Sư sãi sợ sân si, sự sống sắt son sao sóng sánh! (HTS)

- Đối 6: Vờ vịt vỗ về vợ, vân vê vú viếc vì việc ve … (*) (HTS)

- Đối 7: Chăm chăm chờ cha chú, chắt chiu chạy chọt chớ chẳng chơi (HTS)

- Đối 8: Đảng đỏ đĩ đang đuối, đấu đá đói đô đành đu Đần (**) (Việt Nhân)

- Đối 9: Cơ cực cũng có căn, cứ ca ciếc cùng cờ ciếc cực (***) (HTS)

- Đối 10: Lăm le lường lão lú, lập lờ lấp liếm lẫn lu loa (HTS)

- Đối 11: Ngân ngúng nguẩy nhảy ngựa, ngựa nhảy Ngân ngây ngất ngáp ngáp. (MOD/ADMIN)

- Đối 12: Lão lú lẫn lừa lọc, láo liếng lo lò lại lờ Lâm (****) (Việt Nhân)

- Đối 13: Hồ Hẹ hô hòa hiếu, hắn hung hăng hà hiếp hại hết! (HTS)

- Đối 14: Mê mẩn mò mông má, miệng méo mắt mờ mơ mèo mả. (MOD/ADMIN)
- Đối 15: Minh mở mồm mùi mắm, mê man mong muốn mút mu Minh! (*****) (Việt Nhân)
- Đối 16: Mân mê má mông mép, mặt mày mụ mị mơ màng miết!” (HTS)
(*) Em vợ.
(**) Chú Bảy-Đần.

(***) Ca hát cờ tướng suốt, ắt phải nghèo.

(****) Tô Lâm.

(*****) Minh râu và Tăng tuyết Minh.


4) Vế xuất “Thiền Sư Thích Nhất Hạnh” của Lê Nam:
Xuất: "Bụt Tiếp Hiện", bước vô minh “Nẻo Về Của Ý”.
Tu Đạo "Thiền", đường âm tào lần tới Chân Không! (*) (Lê Nam)
(*) “Nẻo Về Của Ý” là tên một tác phẩm của Thích Nhất Hạnh.

5) Vài vế đối cho vế xuất về nói lái:
Xuất: Con chó què chân bị cái quần che. (Khuyết danh)
- Đối 1: Thiền sư mộng mơ lén nhìn mông mợ. (HTS)
- Đối 2: Vợ chàng kỹ sư tu thành cư sĩ (Việt Nhân)
- Đối 3: Lương đói thầy giáo nghỉ dạy tháo giầy (Việt Nhân)
- Đối 4: Bác Hồ Bôn Thành mê trò banh thồn. (*) (HTS)
- Đối 5: Lão hồ quịt đĩ xơi quả quỷ địt! (Nina)
- Đối 6: Bả chó múc...kẹt mỗi khi mắc cục! (Nina)
- Đối 7: Chính-bò móp…kẹt giương đôi mắt cọp! (Nina)
- Đối 8: Lão Hùm móp…kẹt giương đôi mắt Cọp! (.2N)
- Đối 9: Chính Bò 'thần tốc' ngộ độc thóc Tần! (.2N)
- Đối 10: Cọp rằn Chính bò liếm hán.g chó Bình. (.2N)
- Đối 11: Cu Bình mặt cụt chơi bời mụt…kẹt. (Nina)
- Đối 12: Chính bọ ku mòn coi chừng con mù. (Nina)
- Đối 13: Chồn ly chín mu dâng cho chú Minh. (**) (Nina)
- Đối 14: Lão Hổ cụt mũi thành đống củi mụt. (.2N)
- Đối 15: Cụ Hồ đại dâm có bịnh đâm dại. (Nina)
- Đối 16: Bác giai Lâm bồn tử đận lon băm! (Nina)
- Đối 17: Trẻ Trâu hận Tết vì Trâu hết tận. (.2N)
- Đối 18: Bán hồ mõm hôi răng rụng môi hõm. (Nina)
- Đối 19: Cụ chồn mặt kê ham lon mê...kẹt. (***) (Nina)
- Đối 20: Chú gà gãy cánh va vào gánh cải. (.2N)
- Đối 21: Vịt tàu thả dịch, cướp tạng, thịt giả. (Nina)
(*) Bác Hồ lúc qua Pháp lấy tên Tây “Bôn Thành” (Paul Nguyễn Tất Thành). “banh thồn” là banh ra và thồn vô.
(**) Chồn ly = Chồn hồ ly.
(***) Kê = gà. 

6) Vế xuất “Chánh Giáo” của Thơ sĩ M-16:
Xuất: Trí Thú, Trí Nhú... "Dê Cõn" già ngập đầu chữ nghĩa, 
    Tiến sỉ, phó giáo sư, Chánh Giáo ở đâu ? (*) (Thơ Sĩ M-16)
- Đối 1: Tiền Su, Dzáo Xi…“Cọp Rằn“ óc tàu hủ khoai mì, 
    Búa liềm, lưỡi lê mác, Cuồng Sát từ đây! (Thi lẻ Nina)
- Đối 2: Tâm Nhô, Tâm Nhố… “Trí Thức” đỏ túi đầy học hàm, 
    Học vị, phò chính thống, Học Thuật còn không? (HTS)
(*) Theo cách gọi "trí thức xã nghĩa thời đương đại" của Thi Lẻ Nina. TS, PGS đầy đường, nhưng không chế ra được con ốc vít cho hãng Samsung.


7) Vế xuất của Lê Nam:
Xuất: Tiễn Trâu đi, khổ đau lao nhọc cũng vội đi theo, mưa thuận gió hòa cơm áo ấm.
    Đón Cọp đến, tiếng gầm rú thay bằng muôn điệu nhạc, hoan ca hạnh phúc khắp mọi nhà. (Lê Nam)
Đối: Hùng Hổ dữ, rợ Chuột Sâu (CS) đè đầu cưỡi cổ dân, cầm rừng bán biển đội bô tàu!
    Đánh Trâu hài, cuội Dân Chửi (DC) đấu tranh mơ kiều cọng, hớn hở ra mặt vịt mỹ đỏ! (Nina)

8) Vế xuất về “Thiền Sư” Tiếp Hiện của Lê Nam:
Xuất: Thích Nhất Hạnh, Nẻo Luân Hồi lòng thòng, “Cửu Nhã Thập Nhã” lênh đênh vô lượng kiếp.
    Thầy Chùa Lửa, bước Chân Không lẹp thẹp, “Trúc Đông Trúc Tây” sóng gió dậy ba đào. (Lê Nam)
Đối: Sư Làng Mai, Nơi Cửu Tuyền lóng nhóng, “Tam Vô Tứ Vô” vật vờ hữu dục hồn.
    Tiếp Hiện Chủ, Chốn Âm Ty lạnh lẻo, “Chân Không Chân Hữu” vương vấn dương trần thê. (HTS)

9) Vế xuất của Thơ sĩ M-16:
Xuất: Nhất Hạnh nguyện cõi đời Cực Lạc.
    Nẻo luân hồi bước tới Chân Không. (Thơ Sĩ M-16)
Đối: Bốn Lầm sa âm đạo A Tỳ,
    Đường ngủ mặn quay về Môn Hạ. (.2N)

10) Vế xuất “Động-Chân-Khu” của Thi lẻ Nina:
Xuất: Ta-giũ mùng mền động-Chân-Khu.
    Bốn-lằn chiếu nát sắc Thép-Hiện! (Thi lẻ Nina)
Đối: Trư-sọc xổng chuồng xù-Lông-Dái,
Cụ-đòi mang guốc đóng-Chân-Kheo! (Thi lẻ Nina)

11) Vế xuất về “Nhất Hạnh & Chân Không” của Thơ Sĩ M-16:
Xuất: Bụt “Tiếp Hiện”, trường phái mới gọi rằng Tu Đạo.
    Đầu bóng lưỡng, dựng ngọn cờ đâm thấu Chân Không. (Thơ Sĩ M-16)
- Đối 1: Thiền “Tân Trang”, bí kíp hay cần phép Đại Du.
    Hạnh “Bất Khả”, tu tâm mới chỉ lo Trường Túc. (HTS)
- Đối 2: "Mông Chân Khu", lớp lon Mao hồng tuyết Cụ Đào,
    "Cu Hạnh Trọc", lập làng Mai-dụ dỗ Mu Dại! (Thi lẻ Nina)

12) Vế xuất về “Gò Đống Đa” của dantoc:
Xuất: Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử trên cây đa ở Gò Đống Đa (dantoc)
- Đối 1: Nguyễn Tất Thành không phải tên gián điệp họ Hồ, đặt tên Thành Hồ (Việt Nhân)
- Đối 2 : Trần Đại Quang trước khi chết quay đầu hướng thiện, chôn xã Quang Thiện (dantoc)
- Đối 3: Nguyễn Tất Thành tha phương cầu thực từ cái hồ nước tại ngay Thành Hồ (*) (HTS)
- Đối 4: Võ Nguyên Giáp núp hang tránh pháo Pháp mặc nguyên si áo Giáp Nguyên (**) (HTS)
- Đối 5: Nguyễn xuân Phúc cầm nhầm, do suốt đêm 'đeo kiếng', lá cờ Phúc Kiến (Việt Nhân)
- Đối 6: Nguyễn Kim Ngân nằm mơ thấy nuốt ngôi sao thiên hà tận giải Ngân Hà (***) (HTS)
(*) Tên thời đó là Sài Gòn.
(**) Trong trận Điện Biên Phủ, Võ Nguyên Giáp hèn nhát núp tận đáy hang để mặc bộ đội Việt Minh đánh nhau với Pháp dưới sự điều động của Tướng Tàu Vi Quốc Thanh.
(***) Bị khủng hoảng tâm thần sau khi mất ghế Chủ Tịch Quốc Hội!

13) Vế xuất của LMTT:
Xuất: Ngồi lọng tía, áo thụng xanh, ra vẻ rất giống loài trí thức
    Chữ dùng hay, văn xuất sắc, chỉ hòng tô vẽ một thằng lừa. (LMTT)
- Đối 1: Ngôn chuyển ý, ý chuyển Tâm, Tâm soi tỏ tấm lòng Dân Nước.
    Hay mà chi, giỏi mà chi, dạ trống trơn giá áo túi cơm! (*) (Lê Nam)
- Đối 2: Ngôn chuyển ý, ý chuyển Tâm, Tâm soi tỏ tấm lòng Dân Nước.
    Luật mà chi, lệ mà chi, trường Đấu Tranh nào chốn Văn Chương! (Lê Nam)
(*) Dạ trống trơn cũng vô hại, cố ý dùng "trí thức" để lừa gạt thiên hạ mới là điều vô cùng khốn nạn.

 

THƠ

 

Chim Kêu Bãi Quạnh - Thơ Tô Thùy Yên
Nguồn: Tô Thùy Yên, Thắp tạ, An Tiêm xuất bản, Houston, 2004



Huế Oán - Thơ Tô Thùy Yên
Nguồn: Tô Thùy Yên, Thắp tạ, An Tiêm xuất bản, Houston, 2004


Nỗi Buồn Con Gái - Thơ Trần Hoan Trinh

Chiếc Xe Đạp Ngang - Thơ Luân Hoán


Rồi Cũng Có Một Ngày - Thơ Trương Đức Thủy


 

NHẠC


Nụ Cười Sơn Cước 
(Sáng tác: Tô Hải - Ca sĩ: Hà Thanh)

Quê Hương 
(Sáng Tác: Hoàng Giác - Ca sĩ: Hà Thanh)

KỊCH VÀ ĐỜI - Hài Kịch Chào Xuân Nhâm Dần 2022

Buồn Tàn Thu 
(Sáng tác: Văn Cao - Ca sĩ: Thái Thanh)

NỬA HỒN THƯƠNG ĐAU
(Sáng tác: Phạm Đình Chương - Ca sĩ: Thái Thanh)

Sương trắng Miền Quê Ngoại - Nhạc Lính VNCH 
 
TIẾU LÂM

1) MƯU BÀ VÃI
Ba ông sư với một bà vãi đi đám về, được phần chia nhau. Phần sư thì mỗi ông hai phẩm oản; nhưng mà nhà chủ thì lại đưa thừa ra một phẩm. Ba ông sư không biết ai lấy ai đừng, mới bảo nhau lúc nào đi ngủ, thì sai tiểu sờ, hễ đầu ông nào nhẵn nhụi nhất, thì được lấy phẩm oản thừa ấy.
Phần bà vãi chỉ được có một phẩm oản, thì đã lấy xong rồi. Nhưng nhà có nhiều cháu, không biết làm thế nào mà chia cho đủ được. Nghe thấy chuyện đường kia như thế, mới lập mưu để lấy thêm phẩm oản ấy. Ðợi cho ba ông sư tắt đèn rồi, bà ta rón rén lại nằm phục ở bên cạnh, tốc ngược váy lên, để hở mông ra. Ðến lúc chú tiểu đi sờ đầu sư, sờ đến mông bà vãi, thấy nhẳn nhụi lắm, mới lấy tay xoa mãi mà khen rằng:
- Cha ! Chả ! Ðầu ông sư này mới nhẵn chứ ! Sờ mát cả tay! Chứ sư ông xơi gì mà béo đến nỗi đầu múp có rãnh ra thế này?
(Theo “Tiếu lâm An Nam” của Phạm Duy Tốn)

2) Ba trọc
Một người đi chợ, mua được con lợn. Dọc đường về, trời nắng, đang định vào quán bên đường uống nước thì gặp một chú lính lệ. Chú lính lệ hỏi:
– Anh kia, con lợn giá bao nhiêu?
Anh ta thấy thầy quyền cũng chú ý đến mình và con lợn, liền lễ phép trả lời:
– Dạ, hơn quan đấy ạ.
Tên lính liền cho anh ta một bạt tai, rồi mắng:
– Mày láo! Dám nói lợn hơn quan à?
– Dạ, tôi lỡ lời!
Anh van lạy mãi, chú lính mới tha cho. Đi một đoạn lại gặp chú khách. Chú khách lại hỏi giá con lợn. Đang ấm ức trong lòng, anh ta liền bảo:
– Mới bị một vố trắng răng ra rồi, tôi không nói.
Cho là anh ta hỗn xược, chú khách đánh cho một gậy bảo:
– Mày lại chế nhạo ta trắng răng à?
Anh ta bỏ chạy thục mạng, nghĩ rằng chơi với những chú khách thế này, chỉ có thiệt thân. Về gần đến đầu làng, anh ta gặp hai ông sư và một chú tiểu đang từ chùa đi ra. Chú tiểu hỏi giá lợn, anh ta càu nhàu:
– Trọc này là ba trọc (ba lượt) rồi, tôi không nói nữa.
Chú tiểu đỏ mặt, đấm anh ta, cho là anh ta nhạo sư. Nhưng anh ta cãi: “Chứ không ba trọc à?” rồi đi thẳng vào làng.

3) ANH HÙNG TƯƠNG NGỘ
Có một anh rất làm biếng, không làm ăn gì cả. Ðói cũng chẳng buồn đi ăn mày mà ăn; đến nằm ngửa ở dưới gốc cây sung, há mồm ra, đợi cho quả sung chín rơi vào mồm mà ăn. Nằm mãi cũng chẳng thấy quả nào rơi vào mồm cả. Bụng thì đói, nhưng mà lười, chẳng muốn thò tay nhặt những quả sung rơi ở bên cạnh mình.
Ðến sau đói quá, thấy có một anh ở đâu lững thững đi qua đấy. Anh làm biếng ta mới gọi mà bảo rằng:
- Nhờ anh bỏ hộ quả sung vào mồm cho tôi.
Chẳng ngờ anh kia cũng là một phường lười: lại gần lấy chân quặp quả sung bỏ vào mồm cho anh nọ, chứ cũng chẳng buồn cúi xuống.
Anh lười nọ thấy thế, tức mình, mới chửi rằng:
- Ð... mẹ cái đồ làm biếng ở đâu ấy ạ!
(Theo “Tiếu lâm An Nam” của Phạm Duy Tốn)

4) Ngạo mạn
Có người thư sinh nọ quen thói ba hoa khoác lác, từng nói với bạn mình rằng:
"Từ cổ chí kim, thánh nhân chính là những người khó tìm nhất. Năm xưa kể từ lúc Bàn Cổ vương khai thiên lập địa, vạn vật sống trên đời không ai có thể so với ngài. Cho nên ngài được tính là người thứ nhất".
Nói xong câu này, thư sinh giơ lên 1 ngón tay để xác nhận.
"Sau đó là tới Khổng Tử, người am hiểu thi thư lễ nhạc, được mệnh danh là thầy của vạn nhà, không ai dám bất kính. Ngài được tính là người thứ hai." 
Thư sinh lại giơ thêm một ngón tay, tỏ ý đang đếm. Thư sinh nói tiếp:
"Từ sau hai người này, không còn có ai đủ khiến tôi cảm thấy nể phục…".
Thế nhưng chỉ sau vài giây chần chừ, người này lại hớn hở quay sang khẳng định với bạn mình:
"Anh thấy tôi nói có đúng không? Bậc thánh nhân trên đời quả nhiên rất ít, tính cả tôi mới có đúng 3 người".

5) Chả dấu gì bác
Nội dung truyện kể rằng có một ông lâu ngày đến chơi nhà ông bạn thân. Hai người gặp nhau trò chuyện rôm rả. Chủ nhà mới tìm trầu để mời khách nhưng trong cơi trầu thì chỉ còn mỗi một miếng. Chủ mời mãi thì khách đành phải ăn. Cách một thời gian không lâu sau đó, ông này vì nhớ bạn nên lại đi sang thăm trả. Thấy bạn đến chơi nhà, ông kia mừng rỡ, mời bạn lên nhà ngồi. Lại trò chuyện rôm rả. Bạn đến chơi nên ông này cũng đi tìm trầu để mời bạn, nhưng lạ thay khi đem ra giữa cơi trầu lại chỉ có một miếng trầu và khẩn khoản mời bạn xơi. Ông khách khen cơi trầu đẹp và nể lời cầm miếng trầu kia lên ngắm và thắc mắc rằng thứ cau của chủ nhà chắc bổ vào dịp trời mưa nên nó lắm xơ nhỉ? Thì chủ nhà lại trả lời rằng đó chính là miếng trầu mà ông khách đã mời hôm trước vì ông ngậm trong miệng nên nó hơi bị giập ra.





Hoàng Trường Sa phụ trách




Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 209