XUÂN & THI NHÂN


 XUÂN & THI NHÂN

Tác giả: ĐINH VĂN TIẾN HÙNG

Nguồn: VietCatholicNews

Vào Xuân đất trời rộng mở, vạn vật bừng tỉnh sau giấc đông miên, hoa lá khoe màu rực rỡ, chim hót ríu ran, tiếng nhạc lâng lâng dìu dặt, lòng người hân hoan chào đón chúa Xuân, nhất là những cô gái đang tuổi Xuân thì e ấp dưới nắng Xuân...làm tâm hồn thi nhân rạo rực dâng tràn ý thơ và du khách mộng mơ bị lôi cuốn. Sở dĩ mùa Xuân được nhiều người ưa thích nhất trong 4 mùa đúng như cấu ‘Xuân sinh, Hạ trưởng, Thu liễm, Đông tàn ‘.

Vì thế nước Việt Nam ta được tặng nhiều mỹ từ như Giang Sơn gấm vóc-Non sông cẩm tú-Đất nước rực rỡ sắc màu, tài nguyên dồi dào. Nơi không buốt lạnh tuyết phủ như mùa đông Âu châu, không nắng cháy thịt da như Phi châu, không buồn thảm u buồn nhìn lá vàng rơi rụng tại một số nước Á châu. Riêng Việt Nam 4 Mùa đều là Mùa Xuân cả vì thế người Việt vui Xuân hết 2 tháng đầu năm như câu ca dao đổi mới:

-Tháng giêng tham dự hội hè,

 Tháng hai nối tiếp bạn bè vui Xuân!

-Chơi Xuân kẻo lỡ quá thì,

Xuân qua ngoảnh lại còn gì là Xuân!

(Điển hình ta thấy người Việt hải ngoại vui Xuân trước cả tháng và sau Xuân kéo dài khó kết thúc)

Dân Việt hiền hòa duyên dáng dễ cảm tình làm du khách ngẩn ngơ cuốn hút theo gót giai nhân, thế nên nhiều chàng trai ngoại quốc chịu khó học tiếng Việt dù đọc dấu hỏi, ngã, nặng, sắc, huyền...khó khăn- khắc phục mùi mắm ruổc, mắm tôm, sầu riêng, lá mơ ( chấp nhận sầu chung và mơ chung )… nhất là bị em gái Xuân Thì chinh phục nên nhiều chàng đã chọn nơi này làm quê hượng thứ hai.

Nhân dịp Xuân về, với Sắc Xuân rực rỡ muôn màu, với Nhạc Xuân vang vọng vui ca, với Lòng Người rộng mở hân hoan, ta hãy dành ít phút thư nhàn điểm lại đôi dòng Thơ Xuân tiêu biểu của một số Thi nhân tên tuổi. (Bài viết chỉ đề cập đến một số thi nhân, còn riêng phần văn chương bình dân ca dao, tục ngữ...sẽ giới thiệu trong một bài khác)

*KIM -VÂN-KIỀU.

Nói đến thơ ta không thể bỏ qua danh tác truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du mà người Việt đều biết, có người thuộc lòng cả thi phẩm, đã có đến 42 lần nhắc đến chữ Xuân. Truyện Kiều còn được người nước ngoài hâm mộ dịch sang nhiều thứ tiếng.

Ta hãy lần dở qua 3254 câu để tìm vài hàng thơ Xuân còn vương đọng.

Trong truyện kể cô em Thúy Vân tuy đẹp mặn mà, nhưng vẫn thua tài sắc cô chị Thúy Kiều:

-Khúc nhà tay lựa nên xoang,

Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân

Phong lưu rẩt mực hồng quần

Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.

Hai bóng hồng quốc sắc thiên hương, ngày Xuân cùng nhau dự hội đạp thanh, khiến tâm hồn nhiều chàng thổn thức trong đó có chàng Kim Trọng:

-Ngày Xuân con én đưa thoi,

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

……………..

-Gần xa nô nức yến oanh,

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.

Chàng Kim ngẩn ngơ lần đầu gặp 2 chị em Vân-Kiều mỗi người một vẻ:

-Bóng hồng nhác thấy nẻo xa,

Xuân lan, thu cúc mặn mà cả hai,

Người quốc sắc, kẻ thiên tài,

Tình trong như đã mặt ngoài còn e.



Kim Trọng tỏ tình cùng Thúy Kiều sau một thời gian tái ngộ:

-Sinh rằng: ‘Rày gió mai mưa,

Ngày Xuân đã dễ tình cờ mấy khi.

Dù chăng xét tấm tình si,

Thiệt đây mà có ích gì đến ai?

‘Nghe Kim thề thốt xem ra Kiều hơi xiêu lòng nhưng còn ngại ngùng vì mới thủa ban đầu:

-Lặng nghe lời nói như ru,

Chiều Xuân dễ khiến nét thu ngại ngùng,

Rằng: ‘Trong buổi mới lạ lùng,

Nể lòng có lẽ cầm lòng cho đang...

Nhân dịp bố mẹ và hai em về mừng sinh nhật bên ngoại, Kiều lần sang nhà Kim tâm tình cho bớt nhớ nhung xa cách:

-Đủ điều trong lúc ân cần,

Lòng Xuân phơi phới, chén Xuân tàng tàng,

Ngày vui ngắn chẳng tầy gang,

Trông ra ác đã ngậm ngang non đoài.

-Tiếng sen sẽ đông giấc hòe,

Bóng trăng đã xế, hoa lê lại gần,

Bâng khuâng đỉnh Giáp non Thần,

Còn ngờ giấc mộng đêm Xuân mơ màng.

Sau khi Vương Ông bị vu oan giá họa, Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh để chuộc cha, nàng bị nhốt trong căn phòng cô quạnh:

-Trời hôm mây kéo tối rầm,

Rầu rầu ngọn cỏ, đầm đầm cành sương,

Rước nàng về đến trú phường,

Bốn bề Xuân tỏa một nàng ở trong.

Kiều gieo mình xuống sông Tiền Đường, được vớt lên và mụ Tú Bà khuyên giải nàng :

-Tú Bà chực sẵn bên màn,

Lựa lời khuyên bảo mơn man gỡ dần:

‘Một người dễ có mấy thân,

Hoa Xuân đương nhụy, ngày Xuân còn dài.’

Ngày ngày nơi lầu Ngưng Bích nhìn ra biển cả mênh mông, cảm thấy cô đơn bạc bẽo cho thân phận, thương nhớ người tình Kim Trọng và gia quyến cách xa vời vợi :

-Trước lầu Ngưng Bích khóa Xuân,

Vẻ non xa, tấm trăng gần, ở chung,

Bốn bề bát ngát xa trông,

Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dăm kia.

Kiều nhớ lời thề nguyền cùng Kim Trọng nay đã lỡ làng rồi:

Nhớ lời nguyện ước ba sinh,

Xa xôi ai có thấu tình chăng ai?

Khi về hỏi liễu Chương Đài,

Cành Xuân đã bẻ cho người chuyền tay!

Thúc Sinh say đắm vì sắc đẹp nàng Kiều dù nơi chốn lầu xanh đã trải bao lần kẻ đón người đưa:

Hải đường mơn mởn cành tơ,

Ngày Xuân càng gió, càng mưa, càng nồng,

Nguyệt hoa, hoa nguyệt não nùng,

Đêm Xuân ai dễ cầm lòng được chăng?

…..

Sinh càng một tỉnh mười mê,

Ngày Xuân lắm lúc đi về với Xuân.

Hoạn Thư vợ Thúc Sinh cho Kiều ra sống nơi Quan Âm Các, thay áo xanh nữ tì bằng áo cà sa với câu kinh niệm Phật cho qua tháng ngày:

-Áo xanh đổi lấy cà sa,

Pháp danh lại đổi tên là Trạc Tuyền,

Sớm khuya tính đủ dầu đèn,

Xuân Thu cắt sẵn hai tên hương trà.

Hội ngộ tao phùng giữa giai nhân và người hùng Từ Hải hết lòng thương yêu, nhưng anh hùng quen thói vẫy vùng lại dứt áo ra đi, hẹn ngày tái ngộ. Kiều ở lại cô đơn và nghĩ đến xót thương tuổi già song thân qua hơn mười năm xa cách không thể săn sóc trọn tình làm con:

Xót thay Xuân cỗi huyên già,

Tấm lòng thương nhớ biết là có nguôi,

Chốc là mười mấy năm trời,

Còn ra khi đã da mồi, tóc sương.

Rồi ngày anh hùng trở về, đêm Xuân mở tiệc khao quân, duyên tình đằm thắm:

Tiệc bày thưởng tướng khao binh,

Thùng thình trống trận, rập rình nhạc quân,

Vinh hoa bổ túc phong trần,

Chữ tình, ngày lại thêm Xuân một ngày.

Chàng Kim khi gặp lại nàng Kiều muốn tái hồi duyên xưa, nhưng bị nàng từ chối, buồn rầu thân xác hao gầy, nên gia đình lo cho chàng cưới cô em Thúy Vân để khuây khỏa tâm hồn:

-Thẫn thờ lúc tỉnh, lúc mê,

Máu theo nước mắt, hồn lìa chiêm bao,

Xuân huyên lo sợ biết bao,

Quá ra, khi đến thế nào mà hay.

Dần dà nỗi buồn cũng lắng đọng trong tâm, Kim Trọng và Vương Quan tiến kinh cùng chiếm bảng vàng một kỳ:

-Những là phiền muộn đêm ngày,

Xuân thu biết đã đổi thay mấy lần,

Chế khoa gặp hội tràng văn,

Vương Kim cùng chiếm bảng Xuân một ngày.

Kiều hân hoan đoàn tụ cùng gia đình thấy cha mẹ còn khỏe mạnh và hai em danh phận hài hòa hạnh phúc:

-Trông xem đủ mặt một nhà,

Xuân già còn khỏe, huyên già còn tươi,

Hai em phương trượng hòa hai,

Nọ chàng Kim đó, là người ngày xưa.

Chàng Kim lần nữa ngỏ lời muốn gương vỡ lại lành, se duyên cùng Kiều nhưng bị nàng khéo léo chối từ:

-Thương nhau sinh tử đã nhiều,

Gặp nhau còn chút bấy nhiêu là tình,

Chừng Xuân tơ liễu còn xanh,

Nghĩ rằng chưa thoát khỏi vòng ái ân.

Kiều từ chối hôn nhân cùng Kim vì muốn trọn vẹn cả đôi bề ‘Hiếu và Tình’:

-Thừa gia chẳng hết nàng Vân,

Một cây cù mộc, một sân quế hòe,

Phong lưu phú quý ai bì,

Vườn Xuân một cửa, đề bia muôn đời.

 

*BÍCH CÂU KỲ NGỘ

Tú Uyên xuất thân từ cửa Khổng sân Trình, nhưng không thích cuộc sống bổng lộc quan trường, ngoài 30 vẫn chưa lập gia đình, tháng ngày vui thú đọc sách ngâm thơ, uống rượu, thong dong thư nhàn ngao du sơn thủy, ngắm cảnh xem hoa. Ngày Xuân lễ hội tưng bừng, nam thanh nữ tú tài tử giai nhân đua chen tài sắc.

Truyện khuyết danh kể một nho sinh tên Trần Tú Uyên đã gặp nàng tiên Giáng Kiều qua bức tranh chàng mua. Cứ mỗi khi đi học về nhà đã thấy cơm bàn dọn sãn, chàng sinh nghi rình bắt gặp người đẹp từ trong tranh bước ra xưng là Giáng Kiều từ tiên cung xuống kết duyên cùng chàng. Nhưng sau khi kết hôn sinh say sưa rượu chè, nàng giận bỏ đi, chàng hối hận trở về tạ lổi xum họp hạnh phúc sinh được con trai đặt tên Chân Nhi. Giáng Kiều khuyên Tú Uyên từ giã cõi trần và hai người cỡi hạc lên tiên giới.

Xin giới thiệu truyện với những dòng thơ Xuân:

-Thành Tây có đất Bích Câu,

Cỏ hoa góp lại một bầu xinh sao,

Đua chen thu cúc Xuân đào,

Lựu phun lửa hạ mai chào gió đông.

-Thưởng Xuân sinh cũng dạo chơi,

Thơ lưng lưng túi, rượu vơi vơi bầu.

 

-Hay là quán nước làn mây,

Gió Xuân thổi xuống chốn này đấy sao?

 

-Vui Xuân chung cả một trời,

Sầu Xuân riêng nặng một người tương tư.

 

-Gác Xuân cách mấy dặm khơi,

Nhân duyên đành để gió trời thổi đưa.

 

-Vườn Xuân hoa đã quen ong,

Từ xa sôi lắm, lại nồng nàn thêm.

 

-Trời thu nâng hợp lại tan,

Ngày Xuân hoa nở hoa tàn mấy năm?

 

*HÀN MẶC TỬ

 Hàn Mặc Tử là một nhà thơ Công Giáo mang một nét đặc biệt khác với các thi nhân, nhất là từ lúc ông bị bệnh phong. Thơ ông đậm nét khải huyền từ tâm hồn tràn ra đời sống. Ông sáng tác trên cả trăm bài thơ đủ thể loại và đề tài, đặc biệt nhiều bài về Xuân-Tết như : Ngày Tết xa nhà- Ăn Tết[1]Xuân về- Mùa Xuân chín- Xuân như ý- Xuân đầu tiên…

Chỉ riêng trong ‘Lệ Thanh thi tập’ ta đã thấy nhiều câu về Xuân:

-Đêm Xuân lạnh, bóng Xuân tàn,

Hoa Xuân mơn trớn can tràng thuyền quyên,

Trời Xuân vắng vẻ hương nguyền,

Sông Xuân lặng lẽ con thyền xa xa,

Xuân đi, đi khắp sơn hà,

Tuổi Xuân chất mãi tóc da đổi màu.

(Sầu Xuân)


-Vay mãi non sông coi bỉ mặt,

Mượn hoài trời đất cũng quen tay,

Xuân về bố thí năm ba chữ,

Tết lại tiêu pha sáu bảy bài.

(Ai mua không)

-Mát mẻ trời Xuân cảnh tốt tươi,

Thích tình cô ả ngậm môi cười,

Non phơi vẻ gấm hoa chường mặt,

Ngọn gió sông đưa khoái cả cười.

(Xuân)


 -Thoi én như thêu tranh cách biệt,

Gió Xuân càng lạnh kẻ cô đơn,

Người vui tấp nập mòi sung sướng,

Riêng tớ Xuân về dạ héo hon.

(Ngày Tết xa nhà)


-Gió Xuân đi khỏi bao giờ,

Tấc Xuân với tấm lòng thơ não nùng

(Tương tư)

-Tứ thời Xuân! Tư thời Xuân non nước,

Phút linh thiêng nhầm gọi thiều quang,

Thiên hạ bình và trời tuôn ơn phước,

Như triều thiên vờn lượn khắp không gian.

(Giao thừa)

-Đôi lòng cùng ấm như Xuân ấm,

Chỉ có áo Xuân trắng trẻo thay,

Xuân ấm đàu tiên giữa cõi đời,

Mùa Xuân gây dại song con người.

(Xuân đầu tiên)

Vừa vui đấy, có khi lại buồn ngay vì ảnh hưởng bởi bệnh tình làm tâm hồn bâng khuâng bồng bềnh phiêu lãng:

-Ngày mai trong đám Xuân xanh ấy,

Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi.

-Vui Xuân chung cả một trời,

Sầu Xuân chỉ để một người tương tư.

 

*HỒ XUÂN HƯƠNG

Nữ sĩ Xuân Hương sống vào thời trọng nam khinh nữ ‘Nhất nam viết hữu thập nữ viết vô’. Lại là vợ lẽ nên thơ của bà mang sẵc thái trào phúng riêng biệt thanh tục, nghĩa đen, bóng hòa quyện tài tình như trong nhiều bài thơ Xuân bay bướm tình tứ nhưng không thô tục. Bà được tặng danh hiệu là Chúa thơ Nôm:

-Bốn mảnh quần hồng bay phất phới,

Hai hàng chân ngọc duỗi song song,

Chơi Xuân có biết Xuân chăng tá?

Cọc nhổ đi rồi lỗ bỏ không!

(Đánh đu)



Ngày Xuân với câu đối úp mở duyên tình:

-Tối ba mươi khép cánh càn khôn, xích chặt lại kẻo ma vương đưa quỉ tới.

-Sáng mùng một lỏng then tạo hóa, mở toang ra cho thiếu nữ đón Xuân sang.


Như một chu kỳ trong đời, Xuân đến Xuân đi làm người ta hững hờ và nhàm chán:

-Xuân ngang mặt đất rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây đá mấy chồn,

Ngán nỗi Xuân đi, Xuân lại lại,

Mối tình san sẻ, tí con con. 

(Canh khuya)

-Mười hai bà mụ ghét gì nhau,

Đem cái Xuân tình cắm ở đâu?

Rúc rích thây cha con chuột nhắt,

Vo ve mặc mẹ cái ong bầu.

 

*TẢN ĐÀ

 Tên thật Nguyễn khắc Hiếu, lấy bút hiệu Tản Đà vì sống gần núi Tản sông Đà. Mẹ là một ca sĩ tài hoa, nhan sắc, nên từ nhỏ ông đã ảnh hưởng nét ‘đường hoa son phấn’ của mẹ. Nhà thơ trào phúng, ngất ngưởng với chén rượu câu thơ, châm biếm thói đời và ngay cả chính mình. Ông đa tài giỏi cả thơ văn ca kịch và dịch sách. Hai bài thơ đặc sắc ‘Thề Non Nước & Vịnh bức Dư đồ rách’ mang tâm tư trăn trở cùng Đất nước. Ông sáng tác 7 bài về Xuân, xin trích dẫn những dòng thơ Xuân trong 4 bài:

-Gặp Xuân ta giữ Xuân chơi,

Câu thơ chén rượu là nơi đi về,

Hết Xuân cạn chén Xuân thì,

Ngàn thu nét chữ Xuân đề vẫn Xuân.

(Gặp Xuân)

-Trách cáo tân Xuân nhả mối tơ,

Làm cho bối rối mối tương tư,

Sương mù mặt đất người theo mộng,

Nhạn lẳng chân trời kẻ đọc thư.

(Xuân tương tư)

-Mạch nước sông Đà tim róc rách,

Ngàn mây non Tản mắt lơ mơ,

Còn thơ còn rượu còn Xuân mãi,

Còn mãi Xuân còn rượu với thơ.

(Ngày Xuân thơ rượu)

-Tin Xuân đến ngọn cây đào,

Báo cho hoa biết ra chào chúa Xuân,

Mỗi năm Xuân đến một lần,

Thiều quang chín chục xoay vần chẳng sai.

(Vui Xuân)

 

*HUY CẬN

 Tên thật là Cù Huy Cận, với những dòng thơ thiên nhiên mở rộng, nét buồn quanh hiu, trữ tình dâng đầy gợi cảm khiến lòng người cũng bị cuốn hút theo tình đẹp ý hay trong thơ.

-Khuya nay trong những mạch đời,

Mùa Xuân dậy thức lòng người héo hon,

Ngón tay tưởng búp Xuân tròn,

Có người ra dạo vườn non thẫn thờ.

(Ý Xuân)

-Mùa Xuân vĩnh viễn em ơi,

Trăm hoa chúm chím gọi mời đôi ta,

Mới gần đã lại cách xa,

Giá anh nuốt được thân ngà em yêu.

(Yêu thương nhớ nhau)

-Một sớm mai Xuân dừng bến xe,

Xốn sang anh ở tiễn em về,

Bâng khuâng phố rộn đời xa vắng,

Anh gọi thầm em, em có nghe?

(Một sáng mai Xuân)

 

*ANH THƠ

Tên Vương Kiều Ân nữ sĩ, ghép họ Vương của cha và họ Kiều của mẹ, bút hiệu Tuyết Anh. Bà sáng tác nhiều bài thơ Xuân và Tết như: Đàn Xuân- Đêm Xuân- Đêm trăng Xuân- Chợ ngày Xuân[1]Ngày Tết- Đêm 30 Tết… Thơ có những nét đẹp sống động chân quê đưa ta gần gũi yêu thương đời sống nông thôn bình yên mộc mạc:

-Lúa miệt đồng xanh nổi trắng cò,

Đưa dài sông lụa dệt mưa tơ,

Làng xa trong lũy làng biêng biếc,

Nêu lắng Xuân về khách lửng lơ.

(Xuân quê)

-Pháo rụng còn vương ngõ hững hờ,

Bên rào loáng thoáng khói bay mơ,

Có người qua xóm nhìn ngon mắt,

Xuân chín trên cành cam lẳng lơ.

(Xuân quê nhà)

 

*HỒ DZẾNH

Tên thật Hà Tiệu Anh hay Hà Anh, cha người Quảng Đông Trung Hoa, mẹ người Việt. Ông đoạt giải Văn Học Nghệ Thuật 2007. Sáng tác nhiều bài thơ tình lãng mạn được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc, đặc biệt 2 bài ‘Ngập ngừng & Chiều’- thơ mô tả về mùa thu nhiều hơn là Xuân.

-Hoa Xuân đất Việt nghìn thu cũ,

Gương cũ muốn đi rạng rỡ soi,

Ước nhỏ như xưa mà nũng niu,

‘Coong nà coong mẹ, mẹ coong ơi’

(Cảm đề)

-Sắc biết giao nhau cành bắt cành,

Nước trong hồ ngập thủy tinh xanh,

Chim bay cánh trĩu trong Xuân ý,

Em đợi chờ ai khuất bức mành?

(Xuân ý)

-Em ạ, lòng tôi, tôi ngỡ đâu,

Đã dâng em hết buổi Xuân đầu,

Trời xưa huyền lộng màu hoa nắng,

Trong thoáng thơ vàng len ý đau!

(Trong nắng trưa)

 

*NGUYỄN BÍNH

Nhà thơ của đồng quê với những câu thơ hương đồng gió nội đậm nét chân quê như bài ‘Lỡ bước sang ngang’ đọc lên ta tưởng là ca dao. Nhà thơ có đến 17 bài được phổ nhạc như: Dậu mồng tơi[1]thôn đoài ngồi nhớ thôn đông – Hôm qua em đi tỉnh về - Chiều về- Tương tư...hay tâm sự cô gái đò đã lỡ lời hẹn thề năm nào :

-Xuân đã đem mong nhớ trở về,

Lòng cô gái ở bến Xuân kia,

Cô hồi tưởng cách ba Xuân trước,

Trên bến cùng ai đã nặng thề.

(Cô lái đò)

-Lòng Xuân lơ đãng má Xuân hồng,

Cô gái Xuân mơ chuyện vợ chồng,

Đôi tám Xuân đi trên mái tóc,

Đêm Xuân cô gái có buồn không?

(Đêm Xuân)

-Hôm nay là Xuân, mai còn Xuân,

Xuân đã sang đò chở cố nhân,

Người ở bên kia sông cách trở,

Có về Chiêm Quốc như Huyền Trân?

(Nhạc Xuân)

 

*ĐINH HÙNG

Một nghệ sĩ đa tài cả về thơ văn dịch thuật. Thơ tình buồn đậm sắc thái hư vô. Ký bút hiệu Thần Đăng trong thơ châm biến và Hoài Điệp Lang khi dịch tiểu thuyết. Nhận giải văn chương 1962 với tác phẩm ‘Đường vào tình sử’ và phụ trách Thi ca Tao Đàn trên Đài Phát thanh Sài gòn 1955. Thơ ông nghe âm điệu như ‘thơ văn xuôi’- Đoạn thơ ‘Ác mộng ‘sau phản ảnh phần nào trong thơ diễm tình ảo mộng ta tường gặp trong thơ Đinh Hùng:

-Niềm khát vọng, ta ghi vào huyết sử, dưới chân em. Thơ lạc mất linh hồn. Ta đau xót trong mỗi giờ tình tự. Ta khóc nhiều cả những lúc trao hôn. Đời tàn tạ em đừng ca hát nữa. Hội thanh bình cuộc sống gượng vui.

-Hôm nay chim yến vui ca. Rau cúc bên sườn núi trắng. Xuân này có nắng giao hòa, ta sẽ cùng ra biển lặng. Hôm nay gió bão cùng mây, rời xa những miền tuyết trắng. Tôi từ biển nắng về đây. Mừng hội Xuân này đẹp!

(Âm hưởng)

-Như bao gái đến Xuân thì. Mỗi đêm say tỉnh vùi cơn mộng, trở giấc lòng ơi! Buồn làm chi? Biết bao giờ em lấy chồng? Đầu thu hay cuối mùa đông? Bên người có ánh trăng, đèn mới, em nhận thơ lòng tôi!

(Bao giờ em lấy chồng)

-Em trở về đây với bước Xuân, cho tôi mơ ước một đôi lần. Em là người của ngày xa lắm, lòng cũ hai ta cũng chẳng gần. Em trở về đây với nắng hồng, hồn xưa còn đẹp ý xưa không? Trăng tình chưa nguyện lời hoa…

(Bướm Xuân)

-Khi tóc mùa Xuân dài trước cửa, khi nắng chiêm bao nhìn chớp hàng mi, khi những con thuyền chở mộng ra đi, giấc mộng phiêu lưu như bày hải điểu. Kỷ niệm trở về nắm tay nhau hiền dịu, ngón tay nâng dấu bướm đa.

(Đường vào tình sử)

 

*THẾ LỮ

 Tên thật Nguyễn đình Lễ, sau đổi là Nguyễn thứ Lễ, bút hiệu Thế Lữ hay Lê Ta. Ông là một trong những cây bút chủ lực nhóm Tự Lực Văn Đoàn, vừa là nhà thơ nhà văn và kịch nghệ sân khấu. Nổi tiếng với bài thơ ‘Hổ nhớ rừng’ để tặng chí sĩ Phan Bội Châu bị Pháp giam lỏng tại Bến Ngự.

-Hôm nay tạm nghỉ bước gian nan,

Trong lúc gần xa pháo nổ ran,

Rũ áo phong sương trên gác trọ,

Lặng nhìn thiên hạ đón Xuân sang.

(Giây phút chạnh lòng)

-Cây im sông lắng đợi Xuân về,

Trong lúc trần gian dưới bóng theo,

Của buổi thanh bình thong thả sống,

Từ nơi thành thị tới thôn quê.

(Đời thái bình)

-Làn gió bên sông lẹ cánh đưa,

Nắng thêm tươi nhuộm cảnh trong mơ,

Bóng cây trên cỏ vươn mình ngả,

Tha thướt Nàng Xuân bước hững hờ.

(Xuân bâng khuâng)

-Miệng hát hai tay đút túi quần,

Tiến lên ngửa mặt đón mưa Xuân,

Vui như đàn trẻ săn theo bướm,

Ta mải mê theo đuổi mấy vần.

 

-Ánh Xuân lướt cỏ Xuân tươi,

Bên rừng thổi sáo một hai kim đồng,

Tiếng đưa hiu hắt bên lòng,

Buồn ơi xa vắng mênh mông là buồn.

(Tiếng sáo thiên thai)

 

*CHẾ LAN VIÊN

Tên Phan ngọc Hoan, bút danh Mai Lĩnh. Thơ nội dung phong phú, mở rộng tình cảm cuộc đời qua những câu thơ lãng mạn với nỗi buồn nhẹ nhẹ lại thấm sâu tâm hồn người đọc. Ông nổi tiếng với tác phẩm “Điêu tàn” mang sắc thái hoài cổ thương tiếc một quá khứ chỉ còn trong kỷ niệm.

-Tôi có chờ đâu có đợi đâu,

Đem chi Xuân đến gợi thêm sầu,

Với tôi tất cả như vô nghĩa,

Tất cả không ngoài chữ khổ đau.

(Ghét Xuân)

-Ai đâu trở lại mùa thu trước,

Về đây đem chắn nẻo Xuân sang,

Nhặt lấy cho tôi những lá vàng,

Với cả hoa tươi mỗi cành rụng.

(Nhớ Xuân)

-Tôi không muốn đất trời chuyển nữa,

Với tháng ngày biền biệt đuổi nhau trôi,

Xuân đừng về, hè đừng gieo ánh lửa,

Thu thôi sang, đông thôi lại não lòng.

(Những sợi tơ lòng)

-Sóng thời gian trôi chẳng bến ngày xanh,

Tre gốc già, lá mấy màn buông phủ,

Màn Xuân khoác áo vàng như lụa cũ,

Hồn thôi nghe hồn khóc từ trong hồn.

(Khóc chiều)

 

*XUÂN DIỆU

Một trong những tiêu biểu của phong trào Thơ Mới, lãng mạn, tình buồn, nhiều bài thơ về trăng và tình yêu ẩn dấu dưới bóng nàng Xuân tuổi Xuân Thì.

-Thế là Xuân! Tôi không hỏi chi nhiều,

Xuân đã sẵn trong lòng tôi lai láng,

Xuân không chỉ ở mà Xuân ba tháng,

Xuân là khi nắng rạn đến tình cờ,

(Xuân không mùa)

 -Tôi không chờ nắng hạ mới hoài Xuân,

Xuân đang tới, là Xuân đang qua,

Xuân đang non, nghĩa là Xuân đã già,

Mà Xuân hết, nghĩa là tôi đã mất.

(Vội vàng)

-Giữa vườn inh ỏi tiếng chim vui,

Thiếu nữ nhìn sương chói mặt trời,

Bao buổi đầu Xuân êm ái thế,

Cánh hồng kết những nụ cười tươi.

(Nụ cười Xuân)

 

*TÚ XƯƠNG

 Tên Trần Tế Xương, 24 tuổi mới đỗ Tú tài và thi 5 lần không đỗ Cử nhân, lại sống vào buổi giao thời người học chữ Pháp được trọng dụng, kẻ học Hán Nôm bị loại bỏ. Vì thế ông trở nên nghèo nàn, bất đắc chí, lời thơ châm biếm đời và tự trào lộng chính mình.

-Thiên hạ xác rồi còn đốt pháo,

Nhân tình trắng thế lại bôi vôi,

Không dưng Xuân đến chi nhà tớ,

Có nhẽ trời mà đóng cửa ai?

(Câu đối Tết)

-Ngày ta tháng tám thấy đâu mà,

Sao đến đầu Xuân lắm thế a!

Ý hẳn thịt xôi lên chặt dạ,

Cho nên con tự mới lòi ra.

(Ngày Xuân lòng tỏ)

-Chị cùng em sắm sửa lo toan,

Muốn mua chịu nhà hàng lại lạ,

Chị em ta cùng nhau giữ giá,

Đến bây giờ ngã cả chẳng ai nâng.

(Tết cô đầu)

 

*VŨ HOÀNG CHƯƠNG

 Ông có bằng cử nhân toán học, từng là công chức, giáo sư, nhà văn, nhà thơ. Ông kết hôn với bà Đinh thục Oanh chị nhà thơ Đinh Hùng-Người có nhiều uy tín trong giới văn học trong và ngoài nước. Năm 1959 đoạt giải Văn học Nghệ thuật với tác phẩm ‘Điêu tàn’. Ông đại diện cho Văn Bút VN tham dự nhiều Hội nghị Quốc tế và là chủ tịch Văn bút VN từ năm 1969 đến 1973. Lời thơ trầm lắng, nhiều nhạc tính, đôi khi hoài cổ.

-Cao sâu từng nhập bóng cây già,

Cây vẫn thân xưa bóng chẳng nhòa,

Vườn trái băng sương trăm thức có,

Xuân còn thúy vũ một cành hoa.

(Tết đề mai)

-Lòng thơm phơi phới mong chờ,

Mê man ngày Xuân đắm yêu mà thơ...

 ………..

Xuân và thơ ta cùng mê đắm,

Cao lời ca cho lòng tươi thắm.

(Khúc hát chào Xuân)

-Tiếng oanh hót vòm cây đứt nối,

Ai cùng ta bối rối làng Xuân,

Cánh bèo ngơ ngác giang tân,

Màu xanh chất cứng bao lần nổi trôi.

(Nỗi nhớ mùa Xuân)

 

*ĐOÀN VĂN CỪ

Tham gia phong trào Thơ Mới, nổi tiếng với bài thơ ‘Chợ Tết’ được Hoài Thanh- Hoài Chân giới thiệu trong ‘Thi nhân VN’-Thi sĩ đồng quê, lời thơ chất chứa chân tình cuộc sống nơi thôn dã như nhà thơ Nguyễn Bính.

-Mấy thày khóa gò lưng trên cánh phản,

Tay miệt mài hí hoáy viết thơ Xuân,

Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm,

Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ.

(Chợ Tết)



-Bà tôi ở một túp lều tre,

Có một hàng cau chạy trước hè,

Một mảnh vườn bên rào dậu nứa,

Xuân về hoa cúc nở vàng hoe.

(Tết quê bà)

-Ngày Xuân trẻ bức tranh gà,

Cụ già quần liễu đỏ nhòa sang nhau,

Đàn ông khăn nhiễu đội đầu,

Đôi giầy da láng khăn trầu đỏ hoe,

Đàn bà yếm đậu vàng hoe,

Hàm răng đen nháy, váy lê thẹn thùng.

(Chơi Xuân)

-Mùa Xuân ấy ông tôi lên tận tỉnh,

Đón tôi về xem hội ở làng bên,

Suốt ngày đêm chiêng trống đánh vang rền,

Người lớn bé mê man xem hát bội.

(Đêm hội Xuân)

 

*KẾT: XUÂN & THI NHÂN

Nói về Xuân với thi nhân không thể trọn ý hết lời, ta chỉ điểm xuyết vài dòng thơ Xuân của một số thi nhân tiêu biểu để chung vui nhân dịp Xuân về. Người viết xin đóng góp vài hàng với ước mong Mùa Xuân thanh bình sớm đến cho Quê hương Việt Nam thân yêu.

-Tôi biết mình không phải là thi sĩ,

Nhưng dùng thơ ca lịch sử hùng anh,

Việt Nam dân tộc quật cường đấu tranh,

Bao lần kẻ thù Bắc phương xâm lược.

 

Tổ tiên ta quyết giữ gìn Đất nước,

Đã dệt nên bao trang sử liệt oanh,

Đuổi giặc khiến chúng chạy trốn tan tành,

Ôi trường ca Xuân Việt Nam muôn điệu!

 

-Khí thiêng Sông Núi dâng đầy tuyệt diệu,

Đem quyết tâm xây dựng lại Quê hương,

Để Dân tộc sống Tự chủ Phú cường,

Chính là Huyền sử Mùa Xuân trường cửu!

 

Xuân Nhâm Dần kính chúc Quý Vị an khang đầy niềm vui!

Mong thông cảm những điều thiếu sót!

 

ĐINH VĂN TIẾN HÙNG

(*) Bài viết chỉ là điểm xuyết những dòng thơ mang chữ Xuân trong thơ của một số thi nhân tiêu biểu nên không đi sâu vào chi tiết.

 

*PHỤ DẪN:

Đây là những Nàng Xuân Nước Việt của 3 miền Bắc Trung-Nam làm cho Thi nhân và du khách bị cuốn hút theo (Những hình ảnh theo báo Phụ Nữ News)



Con gái Việt Nam dễ thương xưa nay là ᵭiều khôпg thể chối cãi. Tuy nhiên nơi nào là vùng đất siпh ra nhiều cô gái xinh đẹp nhất?

Từ xưa đến nay, con gái Việt Nam thường được đánh giá cao bởi vẻ đẹp dịu dàng, thướt tha trong các tà áo dài truyền thống khi tham gia các cuộc thi sắc đẹp trên thế giới. Dọc mảnh đất hình S, có rất nhiều địa phương nổi danh bởi là nơi sản sinh ra nhiều người con gái đẹp.

Nếu con gái Tây Bắc được ví như các đóa hoa rừng tinh khôi, gái Hà thành làm say đắm lòng người bởi vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch thì con gái miền Tây ghi điểm nhờ sự chân chất, mộc mạc, đáng yêu.

Từng vùng đất lại góp phần tạo nên các vẻ đẹp riêng ở người con gái. Vậy đâu mới là nơi sản sinh ra nhiều tuyệt sắc giai nhân nhất Việt Nam, cùng khám phá ngay trong bài viết dưới đây để xem địa phương của bạn có nằm trong danh sách này không nhé.

10. Hải Phòng

Con gáį Hải Phòng mang nét đài các xen lẫn chút hiện đại. Giữa một rừng người đẹp, những cô gáį Hải Phòng vẫn toát lên nét cuốn hút riêng bằng sự quyến rũ, thôпg minh và sắc sảo. Hải Phòng đẹp nhất là con gáį Thuỷ Nguyên với làn da trắng sứ ngọt пgàѻ. 



Con gáį Hải Phòng chiếm vị trí khá cao trong các cuộc thi nhan sắc

9. Tây Bắc

Con gáį Tây Bắc mang vẻ đẹp cuốn hút, dáпg người câп đối là một trong những ưu ᵭiểm mà nhiều phụ nữ vùng khác hiếm có được. Những người lần ᵭầʋ đến đây còn kɦôпg tiếc lời khen tặng cho những bôпg hoa giữa chốn núi rừng пày. 


Các пàng được ví như bôпg hoa của đại ngàn

8. Quảng Ninh

Nói đến vùng đất sản sinh ra những cô gáį đẹp sẽ thật thiếu sót nếu ɓỏ qua Quảng Ninh. Dẫu sống ở vùng duyên hải Đôпg Bắc Bộ, пổi tiếng là mỏ than lớn của cả nước nhưng con gái Quảng Ninh lại sở hữu làn da trắng ngần. Đặc biệt, những cô gáį đất phật Yên tử, thôп Năm Mẫu được mệnh danh là thôn cung nữ được vua chúa ưu ái vì vẻ đẹp đoan trang, đài các. 



Ngày xưa, nơi đây đã sở hữu nhiều мỹ пhâп được vua chúa ưu ái

7. Đà Lạt

Thừa hưởng một khí hậu ôn hòa, dịu mát quanh năm nên vẻ đẹp ngọt ngào của con gái Đà Lạt làm say lòng bao du khách cũng chẳng còn là ᵭiều khó hiểu. Đà lạt vốn dĩ đã mộng mơ, mỗi khung cảnh mỗi thời khắc đều lãng mạn thì việc bất ngờ bắt gặp nụ cười tỏa nắng, má đỏ hây hây của thiếu пữ Đà Lạt ẩn sau chiếc khăn len đã đủ ƙɦiếп nhiều anh chàng say cảnh lẫn say tình. 



Những cô gái Đà Lạt với đặc trưng da trắng muốt, má đỏ hây hây

6. Mường

Con gáį Thái – Mường Lè Thanh Hóa từ xưa đến nay đều maпg vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà. Tương truyền cách đây kɦѻảng trăm năm, vào một buổi sáпg, một người con gáį có vẻ đẹp mặn mà đang ngồi dưới chân nhà sàn chải tóc, thì bỗng đâu từ xa có một chú hổ tiến nhanh lại rồi vồ lấy cô gáį bỏ ᵭi. Dâп làng nhiều lần vào rừng tìm kiếм trong vô vọng, thì mãi về sau mới nɦậп được tin, cô gáį ấy vẫn sống khỏe mạnh nhưng vì hổ yêu mến tài sắc nên khôпg cho trở về. 



Trải qua thời gian con gái Tháį nơi đây vẫn làm xiêu lòпg nhiều cɦàng trai

5. Mường So (Phong Thổ, Lai Châu)

“Nơi hoa ban nở thành người con gái Thái” – nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã từng thốt lên những vần thơ khi bất ngờ bắt gặp hình bóng dịu dàng e ấp của những cô gái nơi đây. Vẻ đẹp của con gáį Thái – Mường So còn được truyền nhau qua sự tích cổ: Ngày trước có пàng Han trắng đẹp như hoa chớm nở trong áпh sương mai. Nàng Han xuất thâп trong một gia đình người Thái nghèo ở Chiềng Sa (nay là xã Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu). 



Nhiều người tin rằng, phụ пữ nơi đây là “hậu duệ” của tiên giáпg trần (ảnh chụp màn hình gotit.cool).

4. Huế

Con gái xứ Huế gắn liền với hình ảnh tà áo dài tím, giọng nói nhẹ nhàng như rót mật vào tai đã dần trở thành một đặc trưng, một biểu tượng của vùng đất пày. 


Là vùng đất cố đô, cung đình, nên nét đoan tṙang, từ ᴛốn, nhã nhặn đã ăn sâu vào lối sống (ảnh chụp màn hình gotit.cool). Áo dài thướt tha của con gái Huế làm xiêu lòпg biết bao chàng tṙai. Và minh chứng cho ᵭiều пày, là nếu có dịp ngang qua Quốc học Huế kɦôпg ít người phải xuyến ҳao khi bắᴛ gặp hình ảnh những cô пữ siпh dịu dàng trong tà áo dài.

3. Nha Mâп (Cao Lãnh, Đồng Tháp)

Người xưa tương truyền câu nói: “Gà пào hay bằng gà Cao Lãnh, gáį пào bảnh bằng gái Nha Mân” để ca ngợi vẻ đẹp nổi trội của phụ nữ nơi đây..



Con gái miền Tây không chỉ có nước da trắng mà còn có sự mộc mạc, chân chất, thật thà khiến bao chàng trai mê mẩn (ảnh chụp màn hình báo Phụ Nữ News).

Đến nay, vùng đất пày còn truyền nhau giai thọai: vua Nguyễn Ánh bị triều Tây Sơn truy ᵭuổi khi ᵭi ngang qua vùng đất này, để thuyền đỡ cồng kềnh đã bỏ lại đây hàng trăm cung tần mỹ nữ. Vẻ đẹp ngọt ngào của con gái Nha Mân được cho là пổi trội hơn so với những vùng lân cận. Về sau, những giai nhâп này kết hôп và siпh con rồi tiếp tục duy trì vẻ đẹp qua nhiều đời sau.

2. Hà Nội

Từ hàng thế kỉ trước, gái Hà Thành đã đẹp nức tiếng gần xa. Vẻ đài các, thanh tao, tṙang nhã, lối ứng xử tinh tế đã làm xiêu lòng biết bao người. 



Cɦỉ tính riêng cách nói năng, con gáį Hà Thành đã đủ làm say lòпg người. Thậm chí, thiếu nữ Hà Nội còn là nguồn cảɱ hứпg dồi dào để ᵭi vào những tác phẩm văn thơ nhạc họą nổi tiếng.

1.Tuyên Ǫuaпg

Đứng ᵭầu bảng xếp hạng kɦôпg thể khôпg kể đến cô gái Tuyên Ǫʋaпg. Người xưa có câu “Chè Thái, Gái Tuyên” để chỉ những cô gái thanh tao, làn da trắng ngần, vẻ đẹp thanh thoát đầy thu hút. 



Chè Tháį, gáį Tuyên là 2 đặc trưng пổi bật của vùng đất Tuyên Ǫʋaпg và Tháį Nguyên Thậm chí nhiều du khách còn truyền nhau: một lần đến đây sẽ say đến quên đường về!

Tâm Tuệ.

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 179

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 180

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 178