9 quốc gia bên bờ vực phá sản đều tham gia “Vành đai và Con đường”
9 quốc gia bên bờ vực phá sản
đều tham gia “Vành đai và Con đường”
đều tham gia “Vành đai và Con đường”
Vương Quân
Sau khi Tổng thống Sri Lanka – ông Gotabaya Rajapaksa, thừa nhận đất nước bị phá sản, thế giới bắt đầu quan tâm đến việc những quốc gia nào tiếp theo sẽ “phát nổ”?
Theo hãng tin AP, Sri Lanka không phải là nền kinh tế duy nhất gặp khó khăn nghiêm trọng. Nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm Lào, Pakistan, Venezuela và Guinea, đã lên tiếng báo động.
Áp lực kinh tế đã thúc đẩy làn sóng biểu tình, việc vay nợ lãi suất cao ngắn hạn để cung cấp tiền cho các gói cứu trợ COVID-19, đã làm chất chồng thêm nợ cho các quốc gia vốn đang phải vật lộn để thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình. Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, trong số các quốc gia nghèo nhất thế giới, có hơn một nửa quốc gia đang lâm vào cảnh khó khăn trả nợ hoặc có nguy cơ vỡ nợ cao.
Nhìn vào tình hình trả nợ của các nước nghèo trong năm nay, số liệu từ Ngân hàng Thế giới cho thấy, các nước nghèo nhất thế giới phải trả tổng cộng 35 tỷ USD nợ cho các chủ nợ nhà nước và tư nhân trong năm nay, 40% trong số đó phải trả cho Trung Quốc.
Dựa trên tính toán này, các nước nghèo sẽ phải trả khoản nợ của Trung Quốc lên tới 14 tỷ đô la Mỹ trong năm nay, đây chỉ là con số có thể thấy ở bề mặt, còn các khoản nợ tích lũy ẩn của Trung Quốc thì khó có thể ước tính. Trong bối cảnh khó khăn về tài chính, khoản nợ 14 tỷ đô la Mỹ tỷ này có khả năng trở thành các khoản nợ khó đòi của Trung Quốc.
Về việc có những quốc gia nào có thể trở thành Sri Lanka thứ hai, Hãng tin AP điểm tên 9 quốc gia gồm: Afghanistan, Pakistan, Lào, Myanmar, Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon, Zimbabwe, Ai Cập và Argentina có nền kinh tế cũng đang trên bờ vực phá sản.
Trong số đó, dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương Argentina ở mức thấp nguy hiểm và tỷ lệ lạm phát năm nay dự kiến sẽ vượt quá 70%.
Trong khi ở Ai Cập, gần ⅓ trong số 103 triệu người sống trong cảnh nghèo đói. Dự trữ ngoại hối ròng của nước này tiếp tục giảm, và các nước như Ả Rập Xê Út, Qatar và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã cam kết cung cấp 22 tỷ USD tiền gửi và viện trợ như đầu tư trực tiếp.
Tình hình của Lào cũng rất thê thảm. Ngân hàng Thế giới cho biết, dự trữ ngoại hối của Lào hiện tương đương với giá trị nhập khẩu chưa đầy hai tháng. Giá cả tăng và tỷ lệ thất nghiệp có thể sẽ dẫn đến gia tăng nghèo đói.
Lebanon là một trong những quốc gia mắc nợ nhiều nhất thế giới và nền kinh tế của nước này suy giảm 18% vào năm ngoái, dự báo năm nay gần như sẽ không tăng trưởng.
Tỷ lệ lạm phát ở Zimbabwe đã vượt quá 130% khiến đời sống của nhiều người lâm vào cảnh khó khăn, năm 2008, quốc gia này đã xảy ra siêu lạm phát lên tới 500 tỷ phần trăm. Hiện nay tình trạng này liệu nó có lặp lại hay không, cũng là điều rất đáng lo ngại.
Ngoại trừ Sri Lanka, quốc gia được nhiều người biết đến vì rơi vào bẫy nợ “Vành đai và Con đường”, và dẫn đến sự sụp đổ kinh tế trầm trọng hơn. Trong danh sách 9 quốc gia có thể phá sản mà hãng tin AP đã liệt kê, ngoại trừ việc Afghanistan muốn tham gia “Vành đai và Con đường” nhưng Trung Quốc không hồi đáp, các quốc gia còn lại đều tham đã gia vào sáng kiến ”Vành đai và Con đường” của Trung Quốc.
Học giả Mỹ: Bắc Kinh rơi vào bẫy nợ do chính mình đào
ĐCSTQ đã đưa ra sáng kiến “Vành đai và Con đường” trên mặt trận quốc tế, và các nước đang phát triển có nền kinh tế mong manh đã rơi vào bẫy nợ. Ông Bùi Mẫn Hân (Pei Minxin), một học giả Mỹ nổi tiếng am hiểu về các vấn đề Trung Quốc, đã viết một bài phân tích trên Nikkei Asia, chỉ ra rằng Bắc Kinh đã cung cấp hàng trăm tỷ USD cho các nước nghèo trong 15 năm qua.
Hiện nay, những quốc gia nghèo này đang phải đối mặt với tình trạng vốn đầu tư chảy ra nước ngoài và thiếu lương thực, khiến việc trả các khoản vay của Trung Quốc ngày càng khó khăn, đồng thời cũng khiến Trung Quốc (ĐCSTQ) rơi vào bẫy nợ do chính mình tự đào. Tuy nhiên, trước mắt cũng không có lựa chọn nào tốt để trèo ra khỏi cái “hố tự đào” này.
Trong một bài bình luận được đăng trên Nikkei Asia, ông Bùi Mẫn Hân đề cập rằng cùng việc Nga xâm lược Ukraine, lạm phát cao, lãi suất tăng và suy thoái kinh tế sắp xảy ra ở Mỹ và châu Âu, nhiều nước nghèo đang phải đối mặt với những khó khăn kinh tế nghiêm trọng nhất kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Những quốc gia nghèo này, vốn đã vay hàng trăm tỷ đô la Mỹ trong 15 năm qua, hiện đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm vốn (nguồn vốn đầu tư chạy khỏi) và thiếu lương thực. Chính phủ của những quốc gia thu nhập thấp này thậm chí còn phát hiện ngày càng khó có thể trả được các khoản nợ của Trung Quốc, thậm chí một số quốc gia có khoản nợ (Trung Quốc) tích lũy chồng chất còn nhiều hơn những gì thấy trên bàn, ước tính rằng các khoản cho vay không tiết lộ của Trung Quốc dành cho các nước đang phát triển đã chiếm ít nhất 15% GDP của các nước này.
Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất đối với các nước nghèo này, và gần 2/3 các khoản vay của các nước này là dành cho cơ sở hạ tầng. Trong tình hình kinh tế suy thoái ngày nay, các dự án cơ sở hạ tầng đã được xây dựng như đường thu phí, bến cảng và nhà máy điện sẽ bị ảnh hưởng đến doanh thu do giảm lưu lượng và tiêu thụ điện, khiến khó có thể bù đắp để trả các khoản vay của Trung Quốc. Ngoài ra, vì các khoản vay của Trung Quốc thường dùng tài nguyên để làm thế chấp, nên rủi ro vỡ nợ trong thời kỳ suy thoái này sẽ tăng lên đáng kể. Nhu cầu giảm sẽ khiến giá hàng hóa chủ lực giảm, hiện giờ chỉ ngoại trừ giá năng lượng như dầu là tăng cao, những nhân tố này cũng khiến cho thu nhập cần thiết để trả nợ bị giảm.
Ông Bùi Mẫn Hân cho rằng trên thực tế, Bắc Kinh không có lựa chọn nào tốt để thoát khỏi hố tiền lớn mà họ đã tự đào, bởi vì trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, việc Trung Quốc gây áp lực trả nợ lên các chính phủ vỡ nợ như Sri Lanka là vô ích và thậm chí phản tác dụng. Bắc Kinh không chỉ bị mất tiền mà còn bị hủy hoại danh tiếng. Nếu các khoản nợ của các nước nghèo bị hủy bỏ hoàn toàn, sẽ dẫn đến thiệt hại lớn cho các ngân hàng quốc doanh của Trung Quốc, và chính quyền Bắc Kinh cuối cùng sẽ phải bù đắp. Do đó, ông Bùi Mẫn Hân đề nghị có thể miễn giảm các khoản nợ của các nước nghèo nhất. Đầu tiên. Đặc biệt là ở các nước thu nhập thấp ở châu Phi cận Sahara, nơi chiếm khoảng một nửa các khoản cho vay ở nước ngoài của Trung Quốc, nếu Bắc Kinh có kế hoạch xóa phần lớn nợ, thì có thể ưu tiên cân nhắc đến các nước này.
Ông Bùi Mẫn Hân nói thêm rằng Trung Quốc cũng có thể lựa chọn cơ cấu lại các khoản nợ, giảm lãi suất và tạm ngừng trả nợ, hoặc thậm chí kéo dài thời hạn cho vay, để tránh nguy cơ vỡ nợ. Đồng thời, Trung Quốc nên hợp tác với các nhà tài trợ và chủ nợ quốc tế khác để giúp các nước đang phát triển vượt qua cơn bão kinh tế toàn cầu sắp ập đến. Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu hiện nay do Nga xâm lược Ukraine đã khiến lạm phát tăng vọt. Cùng với việc nền kinh tế thế giới đang bị bao phủ bởi nhiều mây mù, Trung Quốc nên chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng nợ mà họ đã tạo ra, bây giờ là cơ hội tốt nhất cho Trung Quốc, nhưng điều trớ trêu là kẻ gây ra những vấn đề này cũng lại chính là ĐCSTQ.
Vương Quân, Vision Times
Nguồn TRITHUCVN.NET
Nhận xét
Đăng nhận xét