Nối gót Sri Lanka, thêm 2 quốc gia có nguy cơ vỡ nợ trong vòng 4 năm tới

Nối gót Sri Lanka, thêm 2 quốc gia
có nguy cơ vỡ nợ trong vòng 4 năm tới

Người dân Sri Lanka tràn vào dinh Tổng thống. (Ảnh chụp màn hình video)

Vương Quân

Cơ quan Tình báo Kinh tế (EIU) đã cảnh báo rằng nguy cơ vỡ nợ có chủ quyền ở các thị trường biên giới ở châu Á đang gia tăng do nguy cơ lạm phát tăng nhanh và chi phí đi vay tăng. Giờ đây, Lào và Mông Cổ có thể sẽ tiếp bước Sri Lanka trong khoảng thời gian từ năm 2022 đến năm 2026, và Myanmar là một quốc gia tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Theo báo cáo của BBC, Sri Lanka đã tích lũy những khoản nợ khổng lồ trong nhiều năm. Vào tháng Sáu, nước này trở thành quốc gia đầu tiên ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương vỡ nợ nước ngoài trong 20 năm qua. Sri Lanka đang điều phối 3 tỷ USD viện trợ với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nhưng do bất ổn chính trị trong nước nên việc này đang rơi bế tắc. 

Tỷ lệ lạm phát của Sri Lanka đã tăng vọt khoảng 50%, thậm chí giá lương thực cũng tăng 80% so với một năm trước, đồng rupee mất giá mạnh, đồng thời cạn kiệt nguồn dự trữ ngoại hối, nhiên liệu và thuốc men.

Ngoài Sri Lanka, các nước châu Á đang phát triển khác dường như cũng đang đi theo con đường tương tự, bao gồm Lào, Pakistan, Maldives và Bangladesh. Cơ quan Tình báo Kinh tế (EIU) đã công bố một báo cáo vào ngày 21/7, trong đó chỉ ra rằng Lào và Mông Cổ có khả năng vỡ nợ trong khoảng thời gian từ năm nay đến năm 2026, và Myanmar cũng là một quốc  gia khác tiềm ẩn rủi ro cần được chú ý.

EIU cho rằng việc giảm dự trữ ở các nền kinh tế biên giới này do chi phí nhập khẩu tăng cao, cùng với sự gia tăng chi phí đi vay toàn cầu do lãi suất tăng mạnh của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, đã làm tăng nguy cơ vỡ nợ; đồng thời lạm phát và tiền tệ mất giá cũng có thể khiến Mông Cổ phải phụ thuộc vào dòng nợ mới để có thể trả lãi.

Đối với Myanmar, mặc dù EIU dự đoán rằng tình hình ở Myanmar tương đối ổn định, nhưng xung đột nội địa của nước này có thể leo thang mà không có cảnh báo trước, và nó cũng sẽ gây ảnh hưởng cho khả năng thanh toán của quốc gia. 

Ngân hàng Thế giới cũng đưa ra một báo cáo trong tuần này, chỉ ra rằng triển vọng tăng trưởng kinh tế của Myanmar còn yếu, hơn nữa lạm phát tăng cao, thiếu đô la Mỹ và xung đột trong nước, đều là những thách thức mà Myanmar phải đối mặt trong quá trình phục hồi sau đại dịch.

Các quốc gia này đang nợ chồng chất

Theo báo cáo của Reuters, do chi phí đi vay tăng, lạm phát và nợ nần có thể dẫn đến sự suy sụp kinh tế. Một số nhà phân tích đã đặt ngưỡng cho lợi tức trái phiếu vượt quá 10% lợi tức trái phiếu của Mỹ, cộng thêm các cuộc khủng hoảng như đồng tiền mất giá và dự trữ ngoại hối sụt giảm mạnh được sử dụng để sàng lọc, có ít nhất 12 quốc gia đang trên bờ vực khủng hoảng, bao gồm Pakistan, Argentina, Ukraine, Belarus, Tunisia, Ghana, Ai Cập, Kenya, Ethiopia, El Salvador, Ecuador và Nigeria.

Một số nhà phân tích ước tính rằng các quốc gia này có tổng số nợ phải trả lên tới 400 tỷ đô la Mỹ, trong đó Argentina có số tiền nợ lớn nhất, lên tới 150 tỷ đô la Mỹ, tiếp theo là Ai Cập và Ecuador lần lượt là 40 và 45 tỷ đô la Mỹ.

Vương Quân, Vision Times

Nguồn TRITHUCVN.ORG


Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 216

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 217

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 215