Có thể nào làm sống lại một tử thi đã được mai táng ?
Có thể nào làm sống lại một tử thi đã được mai táng?
Dẫn nhập: Tôi đã lên tiếng về việc một đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng đã làm MC trong buổi Ra Mắt Liên Minh Dân Tộc của tay bịp Nguyễn Hữu Chánh rồi bị “lợi dụng”, bị “gài” là “đại biểu của VNQDĐ” gia nhập tổ chức LMDT. Ông này đã phải viết một “Thư Ngỏ” đính chính sự việc, thật ra đó là hình thức của một bản “Tự Kiểm” mà lại là tự kiểm công khai trước công luận, sự việc này cho thấy tổ chức VNQDĐ có quan điểm lập trường rõ rệt, có kỷ cương chặt chẽ, có kỷ luật nghiêm minh. Một tổ chức như thế chắc chắn sẽ trường tồn. Và sự việc này cũng cho ta thấy LMDT của Nguyễn Hữu Chánh đã lợi dụng, đã xảo trá và bịp bợm như thế nào.
Tôi cũng đã viết nhiều bài chứng tỏ băng đảng Việt Tân lả một thây ma chính trị chưa chôn mà một trong những râu ria của nó là Tập Thể Chiến Sĩ VNCH do ông cựu Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Bình, "kẻ ném đá không cần giấu tay" thành lập.
Và bình luận gia Kiêm Ái cũng đã từng chứng minh đảng Việt Tân chính là em của Việt Cộng.
Mời bạn đọc bài dưới đây:
*
Phải nói tôi rất là ứa gan khi nghe bà phóng viên Thụy My của đài RFI từ Paris thọc ống đu đủ ỏn ẻn “phỏng vấn đưa banh” cho “ông cộng sản phản tỉnh cuội” Lê Hiếu Đằng (đã quá vãng): “Vừa ra khỏi một cơn bệnh nặng, nhưng những khát vọng của ông đối với đất nước không bị nguội lạnh mà chừng như lại cháy bỏng hơn. Ông có buồn lòng khi sau mỗi lần trả lời phỏng vấn, thỉnh thoảng lại có những lời bình chỉ trích khoảng thời gian hoạt động trước 1975 của ông cũng như bạn bè ông trong phong trào sinh viên thời đó?”(Trích bài “Cần cho lập thêm nhiều đảng đối lập với đảng CSVN”.)
Và ông “ăn cơm Quốc Gia, thờ ma cộng sản” (Lê Hiếu Đằng) này bèn mở mồm “chống Cộng... cuội” như sau: “Cần phải đoàn kết nhau lại, để từ chỗ nhận thức lại phải cùng nhau hành động, đấu tranh cho một đất nước VN như vậy mới là đúng. Chứ còn anh nói trước kia bên này đúng, bên kia sai... có thể nói lúc đó một bộ phận loài người cũng đương có những cái ảo tưởng như vậy... Thành ra việc đó hãy để cho lịch sử phán xét, con cháu ngày sau sẽ phán xét. Cái gì đúng, sai thì những thế hệ sau sẽ nhận định. Còn bây giờ trước mắt phải cùng nhau đấu tranh để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.
Đừng loay hoay những chuyện đã qua mà làm suy yếu sức mạnh đoàn kết dân tộc. Hãy để con cháu chúng ta làm nhiệm vụ đánh giá lịch sử. Còn chúng ta, trước mắt là hành động, hành động và hành động.” (Trích Bài đã dẫn).
Cái lối biện bạch “Hãy để cho lịch sử phê phán, hãy để con cháu chúng ta làm nhiệm vụ đánh giá lịch sử” của Lê Hiếu Đằng còn thua xa tài liệu học tập của đảng Việt Tân cách đây 16 năm.
Trong một tài liệu mệnh danh “Thế liên kết trong ngoài và Tiến trình dân chủ hoá đất nước” Liên Minh Việt Nam Tự Do (tức Mặt Trận Hoàng Cơ Minh) đã khẳng định CSVN là một thành phần của dân tộc và CSVN có công với dân tộc. Tổ chức ấy còn phổ biến trên tờ báo của họ một bài viết nhan đề “Chân dung của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh (HCM)” với lời ca tụng HCM như sau: “Một con người như vậy thì đáng để trân trọng và có nhiều điều ta phải học hỏi trong nếp sống, làm việc và ý chí kiên trì”. Và “HCM có công hay có tội đối với dân tộc, hãy để cho lịch sử phê phán. “Đừng phê phán, để phải chịu nhận sự phê phán nặng nề hơn.” (Trích “Việt Nam Dân Chủ số 5 tháng 2 năm 199, trang 23).
Cái lối biện bạch “đừng loay hoay những chuyện đã qua làm suy yếu sức mạnh đoàn kết dân tộc”, “hãy để lịch sử phê phán, đừng phê phán, để phải chịu nhận sự phê phán còn nặng nề hơn” là lối lập luận của những con đà điểu. Chúng ta không lên tiếng về những sự thật của lịch sử thì ai sẽ lên tiếng? Công, tội của HCM nếu chúng ta, chúng ta, những nạn nhân của ông ta không lên tiếng thì ai sẽ lên tiếng?
Chẳng lẽ mọi người phải im lặng trước chuyện ông Tiến sĩ, cư sĩ Huỳnh Tấn Lê và bọn “Quốc Gia Hành Chánh ăn cơm Quốc Gia thờ ma cộng sản” như Đào Văn Bình, Cao Văn Hở... trong ngày “Vinh danh Bồ tát Thích Quảng Đức” của chúng nó, đã bịa chuyện vu cáo cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã ra lệnh tàn sát 300.000 Phật tử tại Miền Trung trong biến cố Phật Giáo?
Chuyện chỉ mới xảy ra 50 năm mà bọn khốn nạn nó còn bịa điều, đặt chuyện xuyên tạc lịch sử đến như thế, chúng ta không lên tiếng thì ai sẽ lên tiếng?
Chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề này trong một bài viết khác.
Trong bài viết “Những suy nghĩ trong khi nằm bệnh” và sau đó, trong bài “Cần cho lập thêm nhiều đảng đối lập với đảng CSVN”, ông Lê Hiếu Đằng có đề cập đến chuyện đảng đối lập. Và, sau đó, trong bài viết “Phá xiềng” do ông Hồ Ngọc Nhuận, một cựu Dân biểu của chế độ Đệ Nhị Cộng Hoà (cũng thuộc loại “ăn cơm Quốc Gia thờ ma cộng sản) đăng trên trang “BauxitVN” do ông Nguyễn Huệ Chi (kẻ đã tiếp tay với tên Việt gian Nguyễn Bá Chung của Trung Tâm William Joiner viết tờ căn cước đỏ cho 3 triệu người Việt tị nạn cộng sản) có nói đến chuyện ông LHĐ thành lập đảng “Dân chủ Xã hội” và kêu gọi mọi người tham gia đảng này. Do đó, bài viết này có cái tựa “Có thể nào làm sống lại một tử thi đã được mai táng?”
Theo tôi, chuyện ông Lê Hiếu Đằng đề cập đến chuyện đa nguyên, đa đảng chẳng phải là chuyện mới mẽ gì; nếu không muốn nói là chỉ “nhai lại” chủ trương của ông Nguyễn Gia Kiểng và nhóm Thông Luận đã đưa ra cách đây nhiều năm. Cũng như trước đây tại nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, ngoài đảng Cộng Sản VN còn có 2 đảng Dân Chủ (do Nguyễn Xiển làm Chủ Tịch) và đảng Xã Hội (do Nghiêm Xuân Yên làm Chủ Tịch) cùng hoạt động.
Theo “ông cộng sản” Nguyễn Mạnh Tường (NMT) viết trong quyển “Tiếng vọng trong đêm” (TVTĐ) (Une voix dans la nuit) thì hai đảng Dân Chủ và Xã Hội đã được đảng CS dựng nên trong thời kháng chiến. Ông NMT, trong quyển TVTĐ đã giải thích nguồn cội sự ra đời của 2 đảng như sau:
“Như đồng chí đã biết, Đảng ta đã lập ra đảng Xã Hội và đảng Dân Chủ. Đảng Xã Hội dành cho bọn trí thức và đảng Dân Chủ dành cho bọn tư sản. Đồng chí cũng biết rằng Đảng không làm điều gì mà không cân nhắc kỹ. Những người mác-xít cố chấp có thể trách ta đã xây dựng những đảng phái sai trật hẳn với quan niệm mác-xít của một đảng chính trị. Rằng hai đảng này không đáp ứng đúng đòi hỏi mác-xít, chúng ta xin lỗi, nhưng ta có cái lý của ta. Trước Cách mạng, trường Pháp đào tạo ra nhiều thế hệ đã theo ta kháng chiến. Nhưng trong 10 năm kháng chiến, trường Pháp còn đào tạo thêm những thế hệ trí thức khác. Khi trở về Hà Nội, một số đã bỏ ta, đi làm, đi học nước ngoài. Đối với những kẻ ở lại, ta không thể bỏ rơi họ. Trước hết, vì lợi ích của chính họ, giúp họ theo kịp những tiến bộ của nhân dân dưới sự lãnh đạo của ta. Sau nữa, khi trở về Hà Nội sau 10 năm kháng chiến, ta vấp phải một tầng lớp dân chúng đã quá quen nghe nói đến tự do và nhân quyền; và không muốn lộ bộ mặt chậm tiến, nên ta phải nói cùng thứ ngôn ngữ với bọn thực dân Pháp cũ. Ta phải giả đò tôn trọng quyền của người dân được xây dựng những đảng phái chính trị để bảo vệ quyền lợi của họ. Sau cùng, về mặt đối ngoại, chúng ta phải bảo đảm với dư luận thế giới, về những tự do chính trị mà chúng ta sẽ cho người dân hưởng sau khi người Pháp đi khỏi. Nhưng dĩ nhiên là dưới cái bề mặt phỉnh gạt ấy, chúng ta không thể mất cảnh giác, mà phải tiếp tục điều khiển hai cái đảng mà chúng ta gọi là “anh em” từ lúc mới dựng chúng nên và trong suốt thời gian chúng còn hoạt động. Ta đã khuyến khích một vài trí thức nổi tiếng cái ý lập hai đảng. Vậy là dưới sự thúc đẩy của ta và nhờ sự cố vấn của ta mà hai cái đảng này được khai sinh trong đời sống chính trị và chập chững bước đầu. Chính ta cấp ngân quỹ cho hai đảng anh em. Chính ta đã gài trong mỗi đảng những ủy viên chính trị có nhiệm vụ theo dõi hoạt động của chúng để báo cáo kịp thời cho ta biết những chệch hướng hay những lệch lạc có thể xảy ra.” (Trích TVTĐ trang 86, 87). |
Và “ông cộng sản” NMT, thành viên của đảng Xã Hội, đã diễn tả đám ma của đảng Dân Chủ và Xã Hội như sau:
“Buổi chiều đó, Đảng CS tổ chức tại nhà hát Hà Nội đám ma hai đảng anh em: đảng Xã Hội và đảng Dân Chủ. Trên sân khấu, những chiếc ghế bành được dành cho chop bu ba đảng. Khách mời bước vào nhà hát chói mắt vì sự lạm phát màu sắc: màu đỏ choé lên khắp các băng vải trúc bâu giăng trên tường, chữ vàng óng dán trên vải tán dương sự vinh quang của bộ ba mác-xít Mác- Enghen -Lênin, của Chủ tịch Hồ và con đường chính trị của Đảng. Nhưng lần này, những băng-rôn cất tiếng ca tụng sự đoàn kết, tình hữu nghị anh em ba đảng. Điều thiếu nhất là không khí đưa ma, đáng lý phải làm cho cử tọa nghiêm chỉnh lên tới độ u ám đau buồn. Nhưng người ta cứ cười nói tự nhiên như không. Tất cả đều cho thấy, nếu như người ta không thích thú, thì cũng chẳng ai buồn bã gì cho cái chết của hai đảng con hoang. Mấy tay giễu dở còn tuyên bố rằng quét sạch hai đảng anh em khỏi sân khấu chính trị, chúng ta để dành được món tiền to đã trợ cấp cho chúng. Một kẻ khác chêm vào: Ôi may mắn thay! Từ nay, trong các buổi họp công cộng cũng như trong ra-đi-ô hay trên truyền hình, ta chỉ phải chịu (trận) diễn văn của Đảng cầm quyền và được tha bổng khỏi diễn văn nhái lại của hai đảng anh em. Tổng cộng, chúng ta không phải rõ một giọt nước mắt nào cho số phận người quá cố, ngược lại, chúng ta được cười hể hả vì thoát được bọn rách việc!” (Sđd, trang 87). Chẳng ai nghe những diễn văn chính thức, riêng các thành viên của hai đảng mới chết, ghé tai nhau thì thầm những giai thoại, những bi hài kịch mà họ đã trải qua. “Sự kết án tử hình đảng xã hội mà đảng cộng sản là cha đẻ, là vú nuôi, không gây một tiếng vang nào trong giới trí thức VN. Nó sống hay chết, người trí thức cũng không mất ăn mất ngủ vì nó! Mỗi năm, vào ngày 3 tháng 2, sinh nhật Đảng CS, là ngày lễ quốc khánh. Chính quyền không ban sắc lệnh gì về việc này, nhưng tất cả các tổ chức, không loại trừ hình thức nào, dưới sự hướng dẫn của đảng CS, đều hết sức vinh hạnh được long trọng tổ chức những buổi họp mặt để ca tụng vinh quang và thắng lợi của đảng CS trong quá khứ và chúc mừng Đảng tương lai ngày càng sáng lạng hơn. Một cái đảng cầm đầu dân tộc; dân tộc này ít ra ngoài mặt, tung hô niềm tin vào Đảng, quỳ mọp trước Đảng để thề nguyền lòng tin và sự trung thành, vì lợi mà cũng vì hèn, sợ bị hành hạ, bị trừng phạt dưới mọi hình thức, đó là cảnh tượng bầy ra trước mắt những người cộng sản cầm quyền. Trước thành công tuyệt vời đã đạt được, họ ngủ yên mãn nguyện vì đã thỏa lòng ham muốn, đã toại nguyện ước ao.” (Sđd trang 95). |
*
Chuyện làm sống lại 2 đảng Dân Chủ, Xã Hội để “liên kết trong ngoài, hòa hợp hòa giải” để tiếp tay với đảng CSVN xây dựng đất nước chẳng phải là chuyện mới mẻ gì. Đây cũng là chủ trương của đảng Việt Tân, Tổ chức Phục Hưng, Liên Minh Dân Chủ Việt Nam... Ông Hoàng Minh Chính (HMC), một đảng viên cao cấp của CSVN, Tổng thư ký của đảng Dân Chủ khi được bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi (NXN) bảo lãnh qua Hoa Kỳ chữa bệnh đã cho phục hoạt lại đảng này với Phó Tổng Thư ký là bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi. Ông HMC đã qua đời khi về nước và đám tang của ông ta như thế nào và ông Phó Tổng Thư ký NXN và Ban Đại Diện Cộng Đồng Người Việt/BC của các ông Hoàng Thế Dân, Hồ Văn Khởi và các lãnh đạo của VT, đảng Dân Tộc (?) như Lý Thái Hùng, Hoàng Cơ Định,Trần Diệu Chân, Nguyễn Tường Bá, Chu Tấn, (cố) Thủ Tướng VNCH Nguyễn Bá Cẩn... đã tổ chức lễ truy điệu ông ta tại Toà Thị Chính thành phố San José vào năm 2008 như thế nào, mọi người đều đã rõ. Với sự gióng trống, khua chiêng của những con chim mồi tại hải ngoại, liệu 2 “con rối chính trị” Lê Hiếu Đằng, Hồ Ngọc Nhuận có thể vực dậy 2 cái tử thi là đảng Dân Chủ và đảng Xã Hội đã được chính Đảng CSVN ra lệnh mai táng? Lê Hiếu Đằng kêu gọi thành lập đảng Dân chủ Xã Hội (?) để chấm dứt đảng CSVN hay để giúp đảng CSVN “thu hút, lèo lái, kiềm chế” những người chống Đảng? Hồ Ngọc Nhuận kêu gọi “Phá xiềng” để thoát ách cộng sản hay chỉ là tên tay sai cò mồi vì chút quyền lợi cuối đời lại tìm cách tròng vào cổ 90 triệu người dân VN những vòng xiềng xích mới? Một sự bất tín, vạn lần bất tin!
Làm sao có thể tin được những kẻ đã một lần “ăn cơm Quốc Gia thờ ma Cộng sản” như Lê Hiếu Đằng, Hồ Ngọc Nhuận?!
Chúng tôi sẽ trình bày những trò ma giáo của những tên “đối lập giả, phản tỉnh vờ” phối hợp với những “con chim mồi chống Cộng” tại hải ngoại trong vở tuồng “dựng lại thây ma các đảng đối lập với đảng CSVN” trong bài viết kỳ tới.
----------
Nhận xét
Đăng nhận xét