Những bằng chứng lịch sử về chủ quyền của Việt Nam nơi hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa
Những bằng chứng lịch sử về
chủ quyền của Việt Nam nơi hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa
chủ quyền của Việt Nam nơi hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa
Bản đồ Đại Nam thời Nguyễn (vẽ khoảng năm 1838) với "Hoàng Sa" và "Vạn lý Trường Sa" thuộc lãnh thổ Đại Nam (tên gọi Việt Nam thời đó). |
I. Sơ lược về cuộc xung đột (tranh chấp chủ quyền) ở Biển Đông:
“Biển Đông là tên gọi riêng của Việt Nam để nói đến vùng biển có tên quốc tế là South China Sea (tiếng Anh) hay Mer de Chine méridionale (tiếng Pháp), là một biển rìa lục địa và là một phần của Thái Bình Dương, trải rộng từ Singapore tới eo biển Đài Loan và bao phủ một diện tích khoảng 3.447.000 km². Đây là biển lớn thứ tư thế giới sau biển Philippines, biển San Hô và biển Ả Rập. Vùng biển này và các quần đảo của nó là đối tượng tranh chấp và xung đột giữa nhiều quốc gia trong vùng” (1)
Biển Đông có 4 quần đảo lớn là Trường Sa (2), Hoàng Sa (3), Pratas (Đông Sa) và Natunas.
- Quần đảo Trường Sa là quần đảo lớn nhất trong số 4 quần đảo kể trên, gồm khoảng 230 cồn cát, đảo san hô, rạn đá lớn nhỏ trên một diện tích tổng cộng gần 150.000 dặm vuông (gần 389.000 km²). Quần đảo này được bao quanh bởi vùng thủy sản đa dạng, trù phú cùng tiềm năng lớn về khí đốt, dầu hỏa. Tuy nhiên, quần đảo này hiện là nơi tranh chấp chủ quyền giữa 6 quốc gia trong khu vực: Việt Nam, Đài Loan, TC, Philippines (Phi Luật Tân), Malaysia (Mã Lai) và Brunei. “Ở cấp độ quốc tế, phạm vi của khái niệm Spratly Islands vẫn chưa được xác định rõ và đang trong vòng tranh cãi. Ở cấp độ quốc gia cũng có các cách hiểu khác nhau. Tuy Đài Loan, Trung Quốc và Việt Nam trên danh nghĩa đều tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo, nhưng khái niệm quần đảo Nam Sa trong nhận thức của Đài Loan và Trung Quốc là bao hàm toàn bộ các thực thể địa lý nằm bên trong phần phía nam của đường chín đoạn. Đối với Philippines, phạm vi tuyên bố chủ quyền của nước này bao trùm hầu hết quần đảo và được gọi là Nhóm đảo Kalayaan. Về phần Malaysia, nước này đòi hỏi một số thực thể ở phía nam của quần đảo. Cuối cùng, chưa rõ Brunei đòi hỏi cụ thể thực thể địa lý nào vì chỉ thấy nước này đưa ra yêu sách về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mà trong vùng đó có vài thực thể thuộc biển Đông.
Tại Hội nghị San Francisco năm 1951 về việc phân định các lãnh thổ hải đảo mà Đế quốc Nhật Bản từng chiếm giữ, quần đảo Trường Sa là đối tượng tuyên bố chủ quyền của nhiều bên tranh chấp: Liên hiệp Pháp, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Indonesia. Kết quả là Hội nghị không công nhận chủ quyền của quốc gia nào, quần đảo này được coi là vô chủ và càng gây ra tranh chấp dữ dội hơn sau này.(4)
- Quần đảo Hoàng Sa gồm khoảng 120 đảo (có tài liệu khác nói là 130 đảo) là tùy theo cách đếm số lượng đảo (hòn đảo, hòn đá, cồn, đụn, bãi cạn) lúc nổi lúc chìm theo mực nước thủy triều lên xuống. Diện tích tổng cộng của Hoàng Sa khoảng 18.000 dặm vuông (gần 46.620 km²). Quần đảo Hoàng Sa có 2 nhóm chính: nhóm Nguyệt Thiềm (Trăng Khuyết, Lưỡi liềm – Crescent Group) do VN kiểm soát và An Vĩnh (Tuyên Đức, Bắc Đảo – Amphitrite) do TC kiểm soát.
Biển Đông, các khu vực và tài nguyên tranh chấp giữa các nước. (https://vi.wikipedia.org/wiki/Bi%E1%BB%83n_%C4%90%C3%B4ng)
Sự tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông giữa các quốc gia trong khu vực xảy ra từ sau thế chiến thứ hai. Ban đầu, sự tranh chấp xãy ra vì lý do vị trí chiến lược quan trọng của vùng biển này. Biển Đông nói chung, cũng như hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa nằm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương chính là cửa ngõ đi ra thế giới bên ngoài của lục địa Trung Cộng (TC). Biển Đông cũng là một vị trí chiến lược quan trọng đối với Nhật Bản vì đây là con đường huyết mạch nối liền Nhật với Đông Nam Á, Âu châu và Trung Đông.
Năm 1982, sau khi công ước quốc tế về luật biển ban hành quy định về vùng đặc quyền kinh tế (Exclusive Economic Zone – EEZ), khai thác tài nguyên, thủy sản và dầu khí ở vùng biển này, thì sự tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông giữa các quốc gia trong khu vực càng trở nên quyết liệt vì được bổ sung nguyên nhân kinh tế cho mục địch tranh chấp.
a. Quần đảo Hoàng Sa là nơi tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Đài Loan và TC.
b. Quần đảo Trường Sa là nơi tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Đài Loan, TC, Phi Luật Tân, Mã Lai và Brunei.
c. Bãi Macclesfield (5) (Trung Sa) là nơi tranh chấp chủ quyền giữa TC và Phi Luật Tân
d. Quần đảo Pratas (Đông Sa, hiện do Đài Loan chiếm đóng) là nơi tranh chấp chủ quyền giữa Đài Loan và TC.
e. Vùng biển phía Đông Bắc quần đảo Natuna là nơi tranh chấp chủ quyền giữa Nam Dương và TC.
Các quốc gia gián tiếp liên hệ vào cuộc tranh chấp chủ quyển ở Biển Đông là Hoa Ký, Nhật, Ấn Độ và Úc. Hoa Kỳ can thiệp vào cuộc tranh chấp này vì tổng thể lợi ích kinh tế và địa chính trị của mình cũng như việc duy trì vị thế hàng đầu của mình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Hoa Kỳ lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ cho “tự do hàng hải và tôn trọng luật pháp quốc tế”, chống lại yêu sách không cơ sở pháp lý về Đường lưỡi bò 9 đoạn của TC.
II. VN và những luận cứ thuyết phục về chủ quyền của mình ở quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa:
Trong khi việc tranh chấp chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chưa ngả ngũ thì TC vẫn một động thái cũ, hống hách nghênh ngang coi thường mọi qui tắc và pháp luật quốc tế, tiến hành những xây dựng quân sự trên hai quần đảo này giống như là trên sân nhà của mình. Dưới đây là những việc làm của TC với âm mưu dành chủ quyền Biển Đông và thống trị đường giao thương hàng hãi lớn nhất của thế giới:
a. Tháng 4 năm 1956, Việt Nam Cộng hòa (VNCH) kế thừa chính quyền Bảo Đạo quản lý quần đảo Hoàng Sa. Riêng hai đảo lớn nhất là Phú Lâm và Linh Côn đã bị TC bí mật chiếm trước khi quân đội VNCH ra đóng quân.
b. Từ năm 1959, TC đặt quần đảo Trường Sa vào chung văn phòng quần đảo Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa, dưới quyền quản lý của khu hành chính Hải Nam, tỉnh Quảng Đông. Đến năm 1988, khi Hải Nam tách khỏi Quảng Đông để trở thành một tỉnh riêng biệt, Văn phòng quần đảo Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa trực thuộc tỉnh Hải Nam. Ngày 21 tháng 6 năm 2012, Quốc vụ viện Trung Quốc đã chính thức phê chuẩn thành lập thành phố cấp địa khu Tam Sa, thay thế Văn phòng quần đảo Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa. Đảo Phú Lâm là nơi đặt trụ sở các cơ quan của chính quyền nhân dân thành phố Tam Sa (6)
c. Ngày 19 tháng 1, 1974, lợi dụng việc Hoa Kỳ rút quân khỏi miền Nam VN theo hiệp định Paris, TC đã ngang ngược huy động lực lượng hùng hậu đánh chiếm Hoàng Sa từ tay VNCH. Cuộc hải chiến không tương xứng về lực lượng này đã ghi lại sự hy sinh anh dũng của 74 thủy thủ của quân lực VNCH, trong đó có Thiếu tá Nguỵ văn Thà (Hạm Trưởng chiến hạm HQ10) và Hạm phó Đại uý Nguyễn thành Trí). Có 42 người bị bắt. Về phía TC thì Hộ tống hạm 271 và 2 trục lôi hạm 389 và 396 bị hư hại nặng nề, 4 ngư thuyền bị đánh chìm. TC chiếm giữ toàn bộ Hoàng Sa kể từ đó đến nay. Bấy giờ Bắc Việt (nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa) im tiếng trước sự việc này. Và họ (nay là chính phủ của nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam) vẫn tiếp tục im lặng trước những lấn lướt, gây hấn và xâm chiếm lãnh thổ VN của TC.
d. Ngày 14 tháng 3, 1988 xãy ra cuộc xung đột đẫm máu giữa lực lượng hải quân của CSVN và TC. Kết quả: về phía VN có 64 chết, 11 bị thương, 9 bị bắt. Phía TC thì 1 lính hải quân bị thương, lính bộ có 6 chết và 18 bị thương. TC chiếm đá Gạc Ma. CSVN giữ đá Cô Lin và Len Đao.
e. Lợi dụng sự sụp đỗ của khối Cộng Sản Đông Âu và Liên Xô thập niên 1990 cùng sự hèn yếu của chính quyền CSVN, vì quyền lực và sự sống còn của ĐCSVN, TC đã chèn ép và cướp đoạt một số đảo trong quần đảo Trường Sa của VN
f. Năm 1995, TC chiếm bãi đá ngầm Vành Khăn đang do Philippines chiếm đóng.
g. Năm 1953, TC đơn phương tuyên bố chủ quyền của Đường lưỡi bò (hay Đường chín khúc, Đường chín đoạn, Đường chữ U) trên Biển Đông. Ngày 12 tháng 7, 2016, Tòa án Trọng tài thường trực của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 đã bác bỏ tuyên bố này với lý do "không có căn cứ pháp lý cho việc Trung Quốc nêu quyền lịch sử với các tài nguyên nằm trong vùng biển trong Đường Chín Đoạn".
Bản đồ Đường lưỡi bò 9 đoạn của TC mà Tòa Án Trọng Tài thường trực đã bác bỏ vì không căn cứ pháp lý
Bản đồ Đường lưỡi bò 9 đoạn của TC (liền nét). Tuyên bố Đường chín đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông (màu đỏ) so với những khu đặc quyền kinh tế 200 hải lý cho mỗi quốc gia theo quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (màu xanh) bao gồm các đảo đang có tranh chấp (màu xám).
h. TC tấn công ngư dân VN năm 2005 nơi vùng biển thuộc chủ quyền VN
i. TC bắt giữ ngư dân VN năm 2009 nơi vùng biển thuộc chủ quyền VN
j. TC ngang ngược đưa dàn khoa HD981 vào vùng biển VN.
1. Những luận cứ gán ghép của TC và Đài Loan về chủ quyền quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa:
TC và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền lâu đời của mình ở hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa trên cơ sở lịch sử.
a. Bắt đầu thời kỳ nhà Hán (206 trước công nguyên), Hoàng Sa đã thuộc lãnh thổ TC và kéo dài cho đến những năm cuối của triều đại Mãn Thanh. Trung Quốc dùng các đoạn trích trong các thư tịch cổ, các bản đồ từ thời nhà Hán, nhà Đường, nhà Tống, nhà Nguyên, nhà Thanh v.v. mà theo Trung Quốc là có nhắc tới quần đảo Trường Sa; các mảnh đồ gồm Trung Quốc, tiền cổ được tìm thấy ở đó cũng được Trung Quốc dùng chứng minh cho tuyên bố của mình.
Luận cứ này đã bị phản bác với chứng minh thuyết phục rằng trong các sách cổ của Trung Quốc, không hề có chuyện “sát nhập bất kỳ đảo ở biển Hoa Nam vào đảo Nam Hải”. (7)
b. Hiệp ước Pháp-Thanh công nhận Trung Quốc có chủ quyền tại quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Trung Quốc đã gửi lực lượng hải quân tới các đảo này vào năm 1902 và 1907, và đặt cờ và đánh dấu trên các đảo. Chính quyền kế tiếp triều đại Mãn Thanh là TC đã Nhà nước kế tiếp triều đại Mãn Thanh đã tuyên bố Trường Sa, Hoàng Sa thuộc quyền của quận Hải Nam.
Năm 1933, Pháp đã chiếm đóng 9 hòn đảo ở quần đảo Nam Sa. Đến Thế chiến 2, quần đảo Tây Sa và Nam Sa đã bị xâm chiếm bởi Nhật Bản, rồi sau đó lại thuộc về Pháp.
Luận cứ này đã bị phản bác bằng chứng minh rằng đây chính là sự gán ghép theo kiểu “đầu Ngô mình Sở” của phía học giả TC để khẳng định việc “Trung Quốc phái thủy quân tuần tiểu cương biên giới”. (8)
c. TC đưa ra bộ sưu tập rất công phu gồm 13 tấm bản đồ có các đảo Hải Nam được vẽ thêm vào trong bản đồ của quốc gia TC. Số bản đồ này được chia làm 2 loại: bản đồ Trung Quốc thời Minh Thanh và bản đồ Trung Quốc thời Minh Thanh cùng các nước phiên thuộc.Tuy nhiên luận cứ này cũng bị phản bác bằng nhiều minh chứng thuyết phục rằng có rất nhiều bản đồ cổ của Trung Quốc từ thời Nguyên, Minh đến Thanh thì cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam, mà không hề có một hải đảo nào khác ở Biển Đông. (9)
2. Những luận cứ thuyết phục của VN về chủ quyền hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa:
VN tuyên bố chủ quyền của mình ở hai quần đảo này dựa trên nhiều cơ sở và dữ kiện khác nhau, từ lịch sử, pháp lý, hành chính, địa hình bờ biển, bản đồ cổ, tư liệu phương Tây và của chính Trung Quốc.
“Về mặt lịch sử và hành chánh, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Đại Việt (tức VN) vì chính quyền các triều đại VN đã kiểm soát và bảo vệ vùng biển dọc theo lãnh thổ từ Nam Quan tới Cà Mau. Từ thế kỷ 17, các Chúa Nguyễn của Đại Việt đã cho thiết lập các cơ quan hành chánh, quân sự tại các quần đảo này trong biển Đông.
a. Dưới thời Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên, năm 1634, một tàu mang quốc tịch Hòa lan bị chìm tại Hoàng Sa, đã được quan chức Đại Nam thuộc tỉnh Quãng Nam cứu giúp và cho về nước.
b. Năm 1702, dưới thời Chúa Minh Nguyễn Phúc Chu, có đội tuần tiểu hải phận Xứ Đàng Trong, gọi là Đội Hoàng Sa với nhiệm vụ kiểm soát các thương thuyền qua lại, thu thuế và khai thác sản vật trên đảo Hoàng Sa đem vể cho triều đình tại Phú Xuân (Huế)
c. Năm 1802, Hoàng Đế Gia Long của Đại Nam vẫn duy trì Đội Hoàng Sa tuần tiểu hải phận. Năm 1816, Gia Long thân chinh đến đảo Hoàng Sa
d. Năm 1820, Hoàng Đế Minh Mạng của Đại Nam sai “thuyền công đến Hoàng Sa đo hải trình”.
e. Năm 1835, Minh Mạng truyền lập miếu Hoàng Sa, dựng một bia đá và tấm bình phong.
f. Dưới thời bị Pháp đô hộ và bảo hộ, Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Nam Triều. Ngày 15-6-1932, toàn quyền Đông Dương ký nghị định thiết lập cơ quan hành chánh tại quần đảo Hoàng Sa (NĐ số 156-SC). Đảo này do hải quân Pháp kiểm soát từ năm 1930. Ngày 19-7-1933, Bộ Ngoại Giao Pháp ra thông tư xác nhận hải quân Pháp đã kểm soát một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa (tất cả có 6 đảo lớn). Ngày 21-12-1933, Thống Đốc Pháp, M.J. Krautheiner ký văn kiện sát nhập đảo Hoàng Savà các đảo lân cận vào địa phận tỉnh Bà Rịa của Việt Nam. Ngày 30-3-1938 (năm Bảo Đại thứ 13), Dụ số 10 khẳng định quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền nước Nam đã lâu đời, dưới các tiền triều, quần đảo ấy thuộc tỉnh Quảng Nam, nhưng từ nay Hoàng Sa thuộc tình Thừa Thiên để được thuận tiện hơn.
Dưới thời Quốc Trưởng Bảo Đại, ngày 7-9-1951, sau Thế chiến thứ hai, 51 quốc gia họp Hội Nghị Hòa Ước tại San Francisco, Hoa Kỳ bàn về vấn đề Nhật Bản. Tại hội nghị này, thủ tướng Trần văn Hữu , Trưởng Phái Đoàn quốc gia Việt Nam đã công khai và long trọng tuyên bố hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam, không có quốc gia nào phản dối (Giai đoạn này HCM và chính phủ VNDCCH rút vào các chiến khu tại rừng núi Thượng Du Bắc Việt, nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa của Mao Trạch Đông bị Hoa Kỳ gạt khỏi danh sách tham dự viên)
g. Năm 1961, ngày 13-7, TT VNCH Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh 174/NV đặt quần đảo Hoàng Sa trực thuộc tỉnh Quảng Nam, quận Hòa Vang, thành lập một xã hải đảo lấy tên là Định Hải
h. Năm 1973 (ngày 6-9) ,Thủ Tướng VNCH Trần Thiện Khiêm ban hành Nghị định số 420-BNV/HCDP/26 sát nhập Trường Sa vào các đảo lân cận của xã Phước Hải, quận Đất đỏ, tỉnh Phước Tuy.
i. Ngày 19-1-1974, Hải quân Trung Hoa CS đem 11 chiến đỉnh đủ loại tấn công Hoàng Sa của VN. Lực lượng Hải Quân VNCH bảo vệ Hoàng Sa đã kháng cự mạnh mẽ. Bộ Ngoại Giao VNCH đã ra tuyên cáo lên án Trung Hoa CS xâm phạm lãnh thổ VN, kêu gọi quốc tế can thiệp ngăn chận âm mưu bành trướng của TC. Trong lúc đó, chính phủ VNDCCH (tức Bắc Việt) giữ im lặng. Hải quân TC với số đông và trang bị tối tân đã đẩy lui Hải quân VNCH, chiếm đảo Hoàng Sa. Ngày 14-2-1974, chính phủ VNCH ra tuyên cáo một lần nữa tố cáo hành vi xâm lăng của TC và tái khẳng định chủ quyền VNCH trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.” (10)
j. “Những tư liệu phương Tây xác nhận về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:
o Nhật ký trên tàu Amphitrite (năm 1701) xác nhận Paracels là một quần đảo thuộc về nước An Nam
o Le mémoire sur la Cochinchine của Jean Baptiste Chaigneau (1769-1825) viết vào những năm cuối đời Gia Long (hoàn tất năm 1820) đã khẳng định năm 1816 vua Gia Long đã xác lập chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Paracels.
o An Nam Đại Quốc Họa Đồ của giám mục Taberd xuất bản năm 1838 khẳng định Cát Vàng (Hoàng Sa) là Paracels và nằm trong vùng biển của Việt Nam.
o The Journal of the Asiatic Society of Bengal, Vol. VI đã đăng bài của giám mục Taberd xác nhận vua Gia Long chính thức giữ chủ quyền quần đảo Paracels).
o The Journal of the Geographycal Society of London (năm 1849) GutzLaff ghi nhận chính quyền An Nam lập ra những trưng thuyền và một trại quân nhỏ để thu thuế ở Paracels...” (11)
k. “Về những tư liệu của Trung Quốc và phương Tây minh chứng chủ quyền Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, người ta thấy:
o Hải Ngoại Ký Sự của Thích Đại Sán (người Trung Quốc) năm 1696. Trong quyển 3 của Hải Ngoại Ký Sự đã nói đến Vạn Lý Trường Sa khẳng định Chúa Nguyễn đã sai thuyền ra khai thác các sản vật từ các tàu đắm trên quần đảo Vạn Lý Trường Sa.
o Các bản đồ cổ Trung Quốc do chính người Trung Quốc vẽ từ năm 1909 trở về trước đều minh chứng Tây Sa và Nam Sa không thuộc về Trung Quốc.
Khảo sát tất cả bản đồ cổ của Trung Quốc từ năm 1909 trở về trước, người ta thấy tất cả bản đồ cổ nước Trung Quốc do người Trung Quốc vẽ không có bản đồ nào có ghi các quần đảo Tây Sa, Nam Sa. Tất cả bản đồ cổ ấy đều xác định đảo Hải Nam là cực nam của biên giới phía nam của Trung Quốc.
Sau khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng Hoàng Sa tháng 1-1974, nhiều đoàn khảo cổ Trung Quốc đến các đảo thuộc quần đảo này và gọi là “phát hiện” nhiều cổ vật như tiền cổ, đồ sứ, đồ đá chạm trổ trên các hòn đảo này, song đều không có giá trị gì để minh xác chủ quyền Trung Quốc, trái lại họ lại phát hiện ở mặt bắc ngôi miếu “Hoàng Sa Tự” ở đảo Vĩnh Hưng, tức đảo Phú Lâm (Ile Boisée), lại là bằng chứng hiển nhiên vết tích của việc xác lập chủ quyền của Việt Nam.” (12)
l. Câu nói ngu xuẩn của Hồ Chí Minh: “Mấy cái đảo chim ỉa đó, nếu các đồng chí Trung Quốc muốn thì cứ cho họ đi” – Nếu các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa không thuộc chủ quyền của VN thì mắc mớ gì TC phải hỏi xin họ Hồ và nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH, Cộng Sản Bắc Việt)
m. Công hàm bán nước của Thủ Tướng VNDCCH ngày 14 tháng 9, 1958, công nhận chủ quyền của TC ở hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa – Nếu VN không có chủ quyền ở hai quần đảo này thì TC đâu cần phải dùng áp lực đòi hỏi nhà nước VNDCCH phải công nhận chủ quyền của họ ở hai quần đảo này, tức là phải bàn giao chủ quyền của mình nơi hai quần đảo này cho họ.
n. “Có hơn 30 bản đồ, và phần lớn là cổ, vẽ từ thế kỷ thứ 16, chứng minh chủ quyền Việt nam trên vùng biển này, với hơn 100 bức hình chụp cơ sở quân sự , đồ sộ được xây cất trên quần đảo Hoàng Sa và độ 40 hình chụp các căn cứ quân sự kiên cố xây trên các bãi đá ngầm, mọc sừng sững trên biển, trong số 16 đảo trong vùng quần đảo Trường Sa mà TC chiếm đoạt từ 1988” (13)
“Hành vi của Trung cộng là bất hợp pháp. … Luật biển 1982 cho phép một hải đảo được nới rộng một phần biển là thềm lục địa và khu đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý ngoài lãnh hải 12 hải lý, nghĩa là nới rộng lãnh thổ ra biển khơi. Để một hải đảo được quyền này, hải đảo ấy phải có đầy đủ điều kiện như tự sinh tồn (kinh tế) mới được hưởng qui chế ấy. Các đảo trong hai quần đảo này không hội đủ điều kiện của Luật biển 1982. Mặt khác, về phương diện địa lý, hai quần đảo này cách quá xa lục địa Trung Hoa , nhất là Trường Sa cách bờ biển Hoa Lục cả ngàn cây số không thể nào là lãnh thổ Trung Hoa” (14)
o. Buổi Hội Thảo Quốc Tế 2 ngày 6 và 7 tháng 5, 2016 ở Đại Học Yale, Connecticut (Hoa Kỳ) về "Xung Đột ở Biển Đông", được tổ chức và bảo trợ bởi Hội Đồng Nghiên Cứu Đông Nam Á (Council on SouthEast Asia Studies,, Yale University), đồng bảo trợ bởi Viện Văn Hóa và Giáo Dục Việt Nam (Institute for Vietnamese Culture and Education - IVCE, New York). Buổi hội thảo này qui tụ các học giả, nhà nghiên cứu về Biển Đông khắp nơi trên thế giới, thuyết trình về những để tài khác nhau liên hệ đến vùng biển này:
- Giáo sư Aileen S.P. Baviera (Đại học Philippines, Philippines): "The geopolitical quandaries in the South China Sea: Implications for the Philippines, China and the US" (Vấn đề địa chính trị ở Biển Đông: Ý nghĩa đối với Philippines, Trung Quốc và Hoa Kỳ).
- Tiến sĩ Chris P.C. Chung (Đại Học Toronto, Toronto, Ontario, Canada): "Of dots and dashes: the history of China's u-shaped line claim" (Những dấu chấm và gạch nối - lịch sử yêu sách hình chữ U của Trung Quốc).
- Tiến sĩ Patrick M. Cronin (An ninh Châu Á - Thái Bình Dương, Trung Tâm An ninh mới của Hoa Kỳ, Hoa Kỳ): "A roadmap for a rules-based order in the South China Sea" (Con đường dựa theo qui tắc cho một trật tự ở Biển Đông).
- Tiến sĩ Enrico Fels (Nhà nghiên cứu, Đại học Bonn, Đức): "Power politics in Asia's most troubled water. The disputes in the South China Sea and a helpful lesson from Europe's past" (Quyền lực chính trị nơi vùng nước có nhiều vấn đề nhất Á châu. Những tranh chấp ở Biển Đông và bài học hữu ích từ quá khứ của Châu Âu).
- Ông Bill Hayton (Hội viên, Chương Trình Á Châu, Chatham House): "Maps, myths and the making of China's maritime geobody" (Bản đồ, thần thoại và việc tạo thành địa chất đường biển của Trung Quốc).
- Tiến sĩ Harry Kazianis (Nhà nghiên cứu cho chính sách an ninh quốc gia, Trung Tâm An ninh mới của Hoa Kỳ, Hoa kỳ): "'Shamefare': A new United States strategy for the South China Sea" ('Xấu hổ': Một chiến lược mới của Hoa Kỳ về Biển Đông).
- Giáo sư James Kraska (Trường Cao đẳng chiến tranh hàng hải Hoa Kỳ, Hoa Kỳ): "China's maritime militia and international maritime law" (Quân sự hàng hãi của Trung Quốc và luật hàng hãi quốc tế).
- Ông Jeremy Lagelee (Ứng viên Cao học Luật (Master of Laws), Đại học Georgetown, Trung tâm Luật): "Dispute settlement in the South China Sea: From joint FONOPs to joint proceeding" (Giải quyết tranh chấp ở Biển Đông: từ tự do hoạt động hàng hải (Freedom of Navigations Operations) đến phát triền chung).
- Giáo sư Ngô Vĩnh Long (Khoa Sử, Đại Học Maine, Hoa Kỳ): "Vietnam's geopolitical position and crisis resolution in the South China Sea" (Vị trí địa chính trị của VN và giải quyết khủng hoảng ỏ Biển Đông).
- Tiến sĩ Hong Nong (Viện trưởng, Viện nghiên cứu Trung-Mỹ, Washington DC, Hoa Kỳ): "Post-arbitration implication in the South China Sea: The role of UNCLOS" (Ý nghĩa hậu phân xử ở Biển Đông: Vai trò của Tòa Hòa Giải Quốc Tế).
- Tiến sĩ Tạ văn Tài (Trường Luật Harvard, Đại học Hardvard, Hoa Kỳ): "Vietnam's lawfare for claiming territorial sovereignty and maritime rights in the South China Sea" (Luật pháp VN cho tuyên bố chủ quyền lảnh thổ và quyền hàng hải ở Biển Đông).
- Giáo sư Carlyle A. Thayer (Giáo sư danh dự, Đại học New South Wales, Úc): "South China Sea: The strategic implications of China' s artificial islands" (Biển Đông: Ý nghĩa chiến lược các đảo nhân tạo của Trung Quốc).
- Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn (Nhà nghiên cứu giao lưu - Visiting Fellow, Hội Đồng Nghiên cứu Đông Nam Á, Đại học Yale): "Historical documents and ancients maps issued by Western countries and by China show Vietnam's sovereignty over Hoang Sa (Paracels) and Truong Sa (Spratlys)" (Các tài liệu lịch sử và bản đồ cổ xưa do các nước phương Tây và Trung Quốc ban hành chỉ rõ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa). Bài thuyết trình này của Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn rất đáng chú ý, đã bổ túc rất mạnh mẽ nhiều tài liệu lịch sử và bản đồ cổ hổ trợ cho tuyên bố chủ quyền của VN ở hai quần đảoTrường Sa, Hoàng Sa. Dưới đây là vài hàng tóm tắt bài thuyết trình của TS Anh Sơn:
"Trong chuyến thăm viếng gần đây ở Hoa Kỳ (tháng 7, 2015), ở Anh (tháng 10, 2015), và Tân gia Ba (Tháng 11, 2015), Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, đã tuyên bố rằng "Trung Quốc có lịch sử chủ quyền lâu dài ở Biển Đông và các quần đảo của nó". Tuy nhiên, phái đoàn của ông đã không thể cung cấp dữ kiện lịch hay pháp lý nào để hổ trợ cho yêu sách này. Trong bài thuyết trình này, tôi chỉ ra rằng có nhiều tài liệu lịch sử và bản đồ cổ, kể cả những bản đồ ban hành bởi Trung Quốc, quốc gia lân bang, và bởi những du khách Tây phương trong vùng, hoàn toàn phá tan yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền ở Biển Đông và các quần đảo của nó. Trong lần xem xét này, tôi trình bày dữ kiện từ một loạt các tài liệu lịch sử và pháp lý khác nhau của Tây phương và những bản đồ được xuất bản trong khoảng từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19, cũng như những bản đồ do Trung Quốc xuất bản trong khoảng thế kỷ 19 đến thế kỷ 20. Dữ kiện trong những nguồn này xác minh và khẳng định rằng Hoàng Sa và Trường Sa luôn được khai thác bởi người Việt, luôn được xem như một phần của Việt Nam, và Việt Nam đã thực hiện chủ quyền của mình trong khu vực. Dựa trên dữ kiện lịch sử trình bày trong những tài liệu này và những bản đồ cổ, tôi khẳng định rằng yêu sách của ông Tập Cận Bình về chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và các quần đảo của nó là vô căn cứ, và có thể bị bác bỏ rõ ràng bởi các ghi chép lịch sử". (15)
Cũng chính trong dịp hội thảo này, lần đầu tiên 20 bản đồ Hoàng Sa, 20 bản đồ Trung Quốc và 2 sách atlas Trung Quốc được triển lãm. Đây là 40 bản đồ trong sưu tập 150 bản đồ cổ Hoàng Sa và Trung Quốc, cùng 3 sách atlas Trung Quốc mà ông Trần Trung Thắng (người Mỹ gốc Việt), sưu tập từ giữa năm 2012.
Một bản đồ cho thấy quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ảnh: Trần Thắng. |
III. Vấn đề của chúng ta:
Ngày 16 tháng 12, 2018 tại Orlando, Florida, đại diện Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam (BS Đỗ Văn Hội), Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ (Ô. Lưu Văn Tươi), Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam Hải Ngoại (Ô. Nguyễn Trung Châu), Tổng Hội Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam và CĐVN tiểu bang Florida (Ô. Nguyễn Văn Thuyết), Khu Hội Cựu Tù Chính Trị VN Orlando, BS Mã Xái và một số nhân sĩ đã làm lễ công bố "Hồ Sơ Hoàng Sa Trường Sa và chủ quyền Dân Tộc và Phán Quyết Tòa Thường Trực La Haye về Đường Lưỡi Bò tại Biển Đông".
Tình trạng tranh chấp chủ quyền hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa giữa VN và TC:
1. Hội nghị ở Francisco 1951 xem quần đào này là vô chủ.
2. Sự lấn lướt ngang ngược của TC và sự im tiếng nhục nhã của ĐCSVN trước hành động chiếm đóng và xây dựng bất hợp pháp trên hai quần đảo này
3. Can thiệp của Hoa Kỳ trong tranh chấp Biển Đông dừng lại ở quyền tự do hàng hãi, lợi ích và vị thế số một của Hoa Kỳ nơi vùng biển này.
Di chúc của Hoàng Đế Trần Nhân Tông: “Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không được để lọt vào tay kẻ khác”. Trước nguy cơ hai quẩn đảo Trường Sa, Hoàng Sa bị chiếm cứ hoàn toàn bởi TC (giống như việc mất tỉnh Quảng Tây của VN trước đây). Qua thời gian với những tiếp tục xây dựng ngang ngược trên vùng biển này, cùng sự tiếp tay bán nước ngầm của chế độ CSVN, thì chủ quyền thật sự của VN trên hai quần đảo này sẽ lần hồi bị xóa sổ vĩnh viễn. Vì vậy, bản Tuyên Cáo chung từ buổi công bố trên đã chỉ rõ nhiệm vụ của người Việt trong và ngoài nước, trong nổ lực không ngừng nghĩ gắng gìn giữ từng tấc đất của đất nước:
- Trước chủ quyền lãnh thổ lãnh hải bị xâm phạm, trước yêu cầu lịch sử phải bảo vệ đất nước, toàn dân đều có trách nhiệm tranh đấu giành lại chủ quyền HS&TS cho Việt Nam.
- Ý thức rằng, chỉ có một chế độ thực sự độc lập, tự do và dân chủ mới tạo được điều kiện đưa vấn đề ra trước tòa án quốc tế phân xử để thu hồi Hoàng Sa và Trường Sa với sự hỗ trợ của thế giới.
- Vận động và hợp tác với Quốc tế nhằm đánh thức lương tri nhân loại trước chủ nghĩa bá quyền của Trung Cộng đồng thời dựa vào luật pháp quốc tế để giải quyết vấn để chủ quyền HS&TS.
- Thành lập một tổ chức để đồng bào trong và ngoài nước có cơ hội cùng hành động khẩn cấp.
Tham khảo và tổng hợp – BP461, tháng 12 2018.
Chú thích:
(2) Quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa – Spratly Islands).
(3) Quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa – Paracel Islands).
(5) Bãi Macclesfield và bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là quần đảo Trung Sa).
(7),(8),(9),(11), (12) https://tuoitre.vn/truong-sa-va-hoang-sa-la-cua-viet-nam-232745.htm#ad-image-0.
(10) Trích “Cộng Đồng Người Việt tỵ nạn trên thế giới: 1975-2004. Sự kiện – Nhân chứng – Tài liệu, tr. 78-79).
(13), (14) Trích từ https://www.nhatbaovanhoa.com/p158a871/3/gs-nguyen-van-canh-ho-so-hoang-sa-truong-sa-va-chu-quyen-dan-toc.
(15) Links về cuộc hội thảo 2 ngày 6 và 7 tháng 5, 2016 với để tài “Xung đột ở Biển Đông”, tổ chức ở Đại học Yale, Hoa Kỳ:
Phụ Lục:
A. Công hàm bán nước của Phạm văn Đồng
B. Danh sách các "đảo" (đảo san hô/cồn cát), "đá" (rạn san hô nửa nổi nửa chìm/ngầm) và bãi ngầm thuộc quần đảo Trường Sa.Thứ tự các cụm đảo tính từ bắc xuống nam (tên gọi theo tiếng Việt)
1. VN kiểm soát : 21 thực thể địa lý, gồm 7 đảo san hô/cồn cùng 14 rạn san hô
- Đảo An Bang (Amboyna Cay)
- Đảo Nam Yết (Namyit Island)
- Đảo Sinh Tồn (Sin Cowe Island)
- Đảo Sinh Tồn Đông (Sin Cowe East Island, Grierson Reef / Cay)
- Đảo Sơn Ca (Sand Cay)
- Đảo Trường Sa, biệt danh: Trường Sa Lớn (Spratly Island)
- Đảo Song Tử Tây (Southest Cay)
- Đá Cô Lin (Collins Reef, Johnson North Reef)
- Đá Đông (East (London) Reef)
- Đá Lát (Ladd Reef)
- Đá Len Đao (Lansdowne Reef)
- Đá Lớn (Discovery Great Reef)
- Đá Nam (South Reef)
- Đá Núi Thị (Petley Reef)
- Đá Núi Le (Cornwallis South Reef)
- Đảo Phan Vinh (Pearson Reef)
- Đá Tây (West (London) Reef)
- Đá / Bãi Thuyền Chài (Barque Canada Reef)
- Đá Tiên Nữ (Tennent Reef, Pigeon Reef)
- Đá Tốc Tan (Alison Reef)
- Đảo Trường Sa Đông (Central (London) Reef)
2. TC kiểm soát: 7 thực thể địa lý, tất cả đều là rặng san hô
- Đá Châu Viên (Cuarteron Reef)
- Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef)
- Cụm đá Ga Ven (Gaven Reefs)
- Đá Gạc Ma (Johnson South Reef)
- Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef)
- Đá Vành Khăn (Mischief Reef)
- Đá Xu Bi (Subi Reef)
3. Phi Luật Tân kiểm soát : 10 thực thể địa lý, gồm 7 đảo san hô/cồn cùng 3 rạn san hô.
- Đảo Bến Lạc (West York Island)
- Đảo Bình Nguyên (Flat Island)
- Đảo Loại Ta (Loaita Island)
- Đảo Song Tử Đông (Northeast Cay)
- Đảo Thị Tứ (Thitu Island)
- Đảo Vĩnh Viễn (Nanshan Island)
- Bãi An Nhơn (Lankiam Cay)
- Đá Cá Nhám (Irving Reef)
- Đá Công Đo (Commodore Reef)
- Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal)
4. Mã lai kiểm soát: 7 thực thể địa lý, tất cả đều là rạn san hô
- Đá Én Cá (Erica Reef)
- Đá Hoa Lau (Swallow Reef)
- Đá Kỳ Vân (Mariveles Reef)
- Đá Sác Lốt (Royal Charlotte Reef)
- Đá Suối Cát (Dallas Reef)
- Đá Kiêu Ngựa (Ardasier Reef)
- Bãi Thám Hiểm (Investigator Shoal)
5. Đài Loan kiểm soát: 2 thực thể địa lý, gồm 1 đảo san hô và 1 rạn san hô (trên đó nổi lên 1 cồn cát).
- Đảo Ba Đình (Itu Aba Island)
- Bãi Bàn Than
C. Bản đồ các khu vực tranh chấp ở Biển Đông
Nhận xét
Đăng nhận xét