Đọc Và Suy Ngẫm: Di chúc là cơ sở suy ra gốc tích thật của giặc Hồ

Đọc Và Suy Ngẫm
Di chúc là cơ sở suy ra gốc tích thật của giặc Hồ
Phương Nguyễn
Thành tựu của công nghệ tin học đã chấp cánh cho khoa học kỹ thuật bay cao, bay xa trong vài thập niên cuối của thế kỷ XX. Cũng chính nhờ thành tựu công nghệ tin học xây dựng nền tảng vững chắc cho loài người bước sang thế kỷ XXI với những dự tính chinh phục không gian đầy tham vọng, nhiều hứng thú như chương trình đưa người lên thám hiểm Hỏa Tinh, đặt kế hoạch mang tính chuẩn bị cho loài người định cư trên cung Trăng và vươn tầm mắt khoa học, quan sát bên ngoài Thái Dương Hệ để tìm hiểu bí ẩn đậm màu huyền bí của vũ trụ bao la ...
Lúc thế giới loài người thi triển tài năng và các quốc gia tiên tiến thi nhau phát huy thành tựu khoa học kỹ thuật trí tuệ nhân tạo (AI) vào mục tiêu khám phá vũ trụ với các kế hoạch đầy tham vọng mang tính khả thi cao. Bên cạnh những tầm nhìn tưởng như chuyện thần thoại của thời săn bắn, hái trái là loài người văn minh tận dụng tối đa thành tựu tin học, công nghệ điện tử vào quản trị, điều hành trong mọi lãnh vực, ngành nghề công cũng như tư nhằm đạt mục đích “nước mạnh dân giàu, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.”
Với thành công rực rỡ của thời đại tin học, loài người tiến nhanh về ánh sáng tương lai thì lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam vẫn còn loay hoay trong vũng lầy Mác –Lê, lượm lặt tư tưởng sùng bái lãnh tụ Hồ Chí Minh đầy mê tín dị đoan của thời thờ thần bái vật, là thuở loài người còn mông muội, thờ lạy sùng bái bộ phận sinh dục nam lẫn nữ như biểu tượng huyền bí, linh thiêng của đấng toàn năng vô biên...và nếu ai không vâng lời, dám cả gan đụng tới sự thật trần truồng sặc mùi mê tín này sẽ không tránh khỏi thảm họa cho bản thân, gia đình, dòng tộc.
Nói rõ hơn là trong lúc nhân loại văn minh sử dụng tri thức, áp dụng thành tựu thần kỳ của khoa học tin học, bù đầu vào những toan tính, kế hoạch thiên niên kỷ cho cuộc sống loài người trong tương lai thì đảng cộng sản Việt Nam vẫn mày mò rao giảng chủ nghĩa Mác – Lê. Thứ tư tưởng quá hạn sử dụng mà loài người đã quăng vào thùng rác lịch sử từ nhiều chục năm trước. Không những thế lãnh đạo đảng, nhà nước Việt cộng còn đem tư tưởng không có gì...và mang đạo đức vô đạo đức của Hồ Chí Minh cưỡng bức cán bộ, đảng viên, thanh thiếu niên Việt Nam...xa hơn nữa là cưỡng bức cả nước học tập, làm theo rất vớ vẩn!
Thời đại tin học với công cụ thông tin hiện đại, mọi người ai có điều kiện tiếp cận, sử dụng phương tiện tin học cũng đều biết Hồ Chí Minh chẳng có tư tưởng gì cả. Trong đầu Hồ chỉ có Mác- Lê- Mao và các ông râu dài này - theo Hồ Chí Minh là không thể sai được?
Về đạo đức của Hồ cũng không khá hơn tư tưởng không có gì của Hồ Chí Minh... Đạo đức nổi bật nhất của Hồ là chơi chạy, chơi vô trách nhiệm, ngay cả việc lạnh lùng hạ sát người tình, người vợ đã từng đầu ấp tay gối để chỉ nhằm bảo vệ đạo đức Hồ Chí Minh, bảo vệ thanh danh “vĩ nhân” suốt đời vì dân vì nước, hy sinh tình cảm riêng tư, không biết mùi đàn bà để toàn tâm toàn ý cho tổ quốc, nhân dân không có thật?!
Những hư cấu đầy mê tín phản khoa học nhằm thần thánh hóa Hồ Chí Minh, một tên tội đồ dân tộc, một tội phạm chống nhân loại đã được công cụ truyền thông hiện đại vạch trần, lột ra trần trụi không còn một thứ chi cho Hồ che con tự do và cho đảng ta chống chế, bao biện cho cái gọi là thiên tài của tên Hán gian nhập Việt Hồ Chí Minh.
Công cụ truyền thông hiện đại của thời đại tin học đã chỉ ra những câu nói, bài thơ, bản văn được tuyên giáo đảng ta gọi là tư tường, đạo đức Hồ Chí Minh như câu nói “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” hay bài thơ “Nguyên Tiêu” được xếp vào một trong 100 bài thơ hay nhất của thế kỷ XX hoặc bản văn tuyên ngôn độc lập được Hồ đọc ở quảng trường Ba Đình năm 1945...Tất cả đã bị các tài liệu lưu trữ trong các văn khố quốc tế và trên các trang mạng toàn cầu chỉ ra, là Hồ chôm chỉa, vơ vào.. từ các nhà tư tưởng thành danh của nhân loại chứ không phải do Hồ có khả năng nghĩ ra.
Thật ra không phải chỉ có bấy nhiêu câu nói, bài thơ, bản văn vừa dẫn là Hồ mượn ý tưởng của người khác vơ vào làm của mình. Hầu hết những ý tưởng chuyên chở tư duy triết học, có chiều sâu tư tưởng được tuyên giáo gán cho Hồ thì với thời thông tin mở ngày nay đã chỉ ra, là Hồ ăn cắp tư tưởng của người khác và những câu nói, bài thơ, bản văn mà văn nô, bồi bút le liếm bảo là nôm na, giản dị hết mực thì nồng nặc mùi ỉa đái, kinh nguyệt mang tính đặc thù tư tưởng Hồ Chí Minh không lẫn vào đâu được.
Theo chiều hướng của cái mà bọn bồi bút gọi giản dị, nôm na hết mực là bản di chúc Hồ Chí Minh. Bản văn mà bồi bút nói rằng, Hồ cố quên mùi đàn bà, bỏ ra ngày vài tiếng đồng hồ để nắn nót suốt năm năm tình lận đận cho dám cháu ngoan các thứ tụng niệm như thánh kinh đầy mê tín khiến tác giả lề dân phải ngứa mồm, buột miệng thốt lên như sau:
“...Bác làm gì vậy Bác!? Chi mà sửa tèm lem tẹp nhẹp máu me tùm lum vậy Bác!? Có vài trang giấy mà Bác phải mất 5 năm tình lận đận đến đổ máu vậy thì bố ai tin Bác là người viết Bản án chế độ thực dân Pháp ký tên Nguyễn Ái Quốc! ...Cháu... đếch có tin!...”
Ngoài bôi xóa cạo sửa, tèm lem tẹp nhẹm, máu me tùm lum trông phát ớn! Di chúc Hồ còn tệ hơn cả giấy nháp của các học trò tập làm văn và nội dung bản di chúc cũng chẳng có gì đặc biệt, nó chỉ khá hơn cái gọi là tư tưởng “ỉa đái, kinh nguyệt” của Hồ Chí Minh làm ra, phát tán cho đám cháu ngoan bacho le lưỡi liếm thôi.
Khách quan mà nói di chúc của Hồ dưới trung bình, thế mà vẫn có những đứa nhà văn nhà báo, những tên giáo sư, tiến sĩ của cái làng bảo tồn “mắm” Ba Đình nâng bi di chúc “tối mật, sáng mật” của Hồ trơ trẽn, cường điệu nhằm làm cho những đứa mù đảng, cuồng Hồ trố mắt thán phục như sau:
“...Tài liệu nằm trong một chiếc phong bì to... Tài liệu này được công bố với tên gọi Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh do đồng chí Lê Duẩn đọc trong lễ tang Bác ngày 9-9-1969 tại Quảng trường Ba Đình đã gây xúc động mạnh mẽ trong hàng triệu trái tim đồng bào và chiến sĩ cả nước...
...Cứ như thế, suốt 5 năm trời... mỗi ngày bác dành 1 tiếng đồng hồ, từ 9-10 giờ là giờ đẹp nhất trong ngày. Bác suy nghĩ, trăn trở trên những trang viết của mình để dặn lại cho toàn đảng, toàn dân, toàn quân ta những công việc hệ trọng của sự nghiệp cách mạng sau khi Bác qua đời...
...Xem lại bút tích Bác chỉnh sửa bản Di chúc, chúng ta sẽ thấy được tầm quan trọng đặc biệt và những giá trị vĩnh hằng mà Bác để lại cho các thế hệ mai sau. Bác cẩn trọng, tỉ mỉ đến từng từ, từng ý, từng câu...
...Vận dụng điều này vào công tác tự phê bình và phê bình hiện nay, chúng ta mới thấy hết giá trị, những tiên đoán thiên tài và sự minh triết, ân minh, độ lượng của Người...
...Giờ đây, mỗi khi lật giở lại những trang bản thảo, những bút tích chỉnh sửa, bổ sung của Người trong bản Di chúc thiêng liêng như một cương lĩnh hành động ngày nào, dường như vẫn thấy một Hồ Chí Minh đang cẩn trọng, cân nhắc từng ý, từng việc, để cô đọng nhất những trăn trở, những điều cần phải dặn lại...
...Một nhà tiên tri châu á báo trước công cuộc giải phóng của các dân tộc bị áp bức, khổ đau, Người còn nhìn thấy và dặn lại trước những công việc cần thiết phải thực hiện để xây dựng lại một nước Việt Nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơn trong tương lai...
...Những lời dặn thiết tha, đậm chất nhân văn trong Di chúc chứa đựng những giá trị tư tưởng, tinh thần cao quý của cuộc đời Hồ Chí Minh...
...Là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hoà hiện nay giữa các đảng anh em...
...Di chúc Hồ Chí Minh “là một áng văn tuyệt bút” không dài, là những lời cuối đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc và thời đại, hội tụ trong đó hoài bão và tình cảm của một nhà văn hoá lớn...”
Theo thông tin từ loa đài của đảng, nhà nước cộng sản Việt Nam thì Hồ Chí Minh có ba bản văn di chúc viết tay và bản văn nào cũng bôi xóa tẹp nhẹp, tèm nhem, đỏ rực màu máu...Vậy mà, ngay cả bản di chúc được ban tư tưởng văn hóa, văn hay chữ tốt hạng nhất của đảng biên tập, rút gọn nhập ba thành một, công bố cho bàng dân thiên hạ “thưởng thức” cũng không ai tìm thấy “áng văn tuyệt bút” nào trong di chúc của Hồ Chí Minh cả.
Cũng như không ai thấy “...Tầm quan trọng đặc biệt...Giá trị vĩnh hằng...Một nhà tiên tri châu á... Đậm đà bản sắc dân tộc...một nhà văn hóa lớn...” trong di chúc tuyệt mật như lời văn nô ca tụng, cái bản di chúc của Hồ đã được biên tập, xào nấu, chỉnh sửa.
Bảo đảm đọc ba bản di chúc của Hồ Chí Minh với cái đầu tỉnh táo khách quan, không vướng bận thương ghét, chắc hẳn ai cũng nhận ra nội dung bản di chúc của Hồ Chí Minh chỉ đạt trung bình kém và phần bản gốc của di chúc gạch xóa tùm lum, sai văn phạm chính tả tét tòe loe, nếu ưu ái, nhân nhượng lắm thì cho điểm một là tốt lắm rồi, chứ làm gì có “áng văn tuyệt bút” trong di chúc mà văn nô, bồi bút thi đua le lưỡi liếm, phun ra:
“...Đậm đà bản sắc dân tộc...Một nhà văn hóa lớn... Tiên đoán thiên tài và sự minh triết, anh minh...Thể hiện khả năng dự báo thiên tài của chiến lược gia Hồ Chí Minh...”
Trích đoạn di chúc dưới đây là cơ sở cho mọi người đánh giá nguồn gốc nhân thân thật của Hồ:
“...Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc đời nhà Đường, có câu rằng "Nhân sinh thất thập cổ lai hy", nghĩa là "Người thọ 70, xưa nay hiếm".
...Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột...
... là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hoà hiện nay giữa các đảng anh em!...
...Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.”
Đọc di chúc Hồ Chí Minh không khó để thấy tư tưởng không có gì...và đọc trích đoạn di chúc thượng dẫn đã chỉ rõ tư tưởng Hồ, chỉ đậm màu sao chép, vay mượn căn tính, chẳng có bản sắc dân tộc nào trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Cũng như chẳng ai thấy danh nhân văn hóa nào trong di chúc mà chỉ thấy hiển hiện tên cộng sản gốc Tàu viết tiếng Việt:
“...Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc đời nhà Đường...Tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Mác, cụ Lênin...Tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế...Góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới...”
Qua các câu đọc được, di chúc tự nó đã lột tả Hồ là con chó nhỏ của chủ nghĩa Mác – Lê, là tên công sản ngu dốt, rừng rú như tên “đồng chí” đồ tể Stalin đánh giá bản chất Hồ, là chính xác trên cả tuyệt vời.
Đọc di chúc tiếng Việt với giọng văn ngọng nghịu, tràn ngập phụ âm Zo..o ...Fu..ck... đến phát sợ, nếu tinh mắt sẽ thấy tiếng Việt của Hồ không phải âm tiếng việt! Tiếng Việt như thế là có vấn đề, vậy mà đám trí nô xã nghĩa bịa đặt bác thông thạo 29 thứ tiếng thì thật không biết dây thần kinh của chúng nằm ở trên đầu nào – đầu trên hay dưới?
Bản văn di chúc cho thấy tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ (trên danh nghĩa) còn chưa thông và bản văn di chúc của Hồ, chưa chắc khá hơn bài tập làm văn của em học sinh tiểu học giỏi văn, thì việc ca Hồ thông thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài là câu chuyện tuyên truyền đồng bóng, mê tín dị đoan chỉ có ở Việt Nam trong thời đại tin học - thời mà loài người văn minh thi nhau khám phá chinh phục, tìm chỗ cấm dùi trên không gian...

Tham khảo:

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 219

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 217

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 218

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025