Đọc Và Suy Ngẫm: Đọc Tiểu Sử Hồ Quang Chỉ Ra Hồ Không Phải Là Quốc

Đọc Và Suy Ngẫm
Đọc Tiểu Sử Hồ Quang Chỉ Ra Hồ Không Phải Là Quốc


Phương Nguyễn
Từ năm 1984 khi Hoàng Tranh cho ra đời cuốn “Hồ Chí Minh Với Trung Quốc” do nhà xuất bản Giải Phóng Quân, Bắc Kinh phát hành. Trong cuốn sách này, có trích nguồn tài liệu Hoàng Tranh phỏng vấn Lưu Ngang ở nhà lưu niệm Bát Biện, Quế Lâm, Trung Quốc, có đoạn như sau:
“Tôi cùng công tác với đồng chí Hồ Chí Minh từ cuối năm 1938 đến xuân hè năm 1939 tại phòng cứu vong của văn phòng Bát Lộ Quân ở Quế Lâm và cùng ở trong một nhà lớn phía tây đường sắt trong thôn Lộ Mạc.
Hồi đó, Hồ Chí Minh mang tên Hồ Quang, tiếng nói pha giọng Quảng Đông. Phòng Cứu Vong của chúng tôi giống như câu lạc bộ nhưng không hoàn toàn là câu lạc bộ, bởi vì phòng còn có nhiệm vụ giáo dục chính trị và văn hóa. Phòng có nhiều ủy viên như ủy viên kinh tế tài chính, ủy viên y tế, ủy viên văn thể, ủy viên bích báo...
Hồ Quang là uỷ viên y tế kiêm uỷ viên bích báo, vì vậy cũng là một thành viên lãnh đạo phòng. Tôi còn nhớ Hồ Quang từng phụ trách kiểm tra vệ sinh, làm việc rất chu đáo, yêu cầu rất nghiêm khắc...
Hồ Quang còn phụ trách biên tập tờ sinh hoạt tiểu báo, một tờ báo nhỏ truyền tay nhau đọc trong nội bộ cơ quan chúng tôi.
Bản thảo tờ sinh hoạt tiểu báo được chép lại bằng bút lông rồi đóng thành tập. Bìa báo do Hồ Quang trình bày, tên báo cũng do đồng chí ấy viết. Nội dung phần lớn là những sinh hoạt trong cơ quan, có biểu dương, có phê bình, khoảng 10 ngày ra một số.
Ngoài công việc biên tập và chép lại, Hồ Quang còn viết rất nhiều bài, có lúc làm cả những bài thơ nho nhỏ theo thể thơ cổ của Trung Quốc.”
Qua trích đoạn trên chỉ ra, Hồ Quang thiếu tá Bát Lộ Quân Trung Quốc là Hồ Chí Minh đã được Hoàng Tranh công khai xác nhận qua cuốn sách “Hồ Chí Minh Với Trung Quốc” từ năm 1984.
Thế nhưng mãi cho đến gần 25 năm sau, lúc học giả Hồ Tuấn Hùng nêu ra Hồ Chí Minh là Hồ Quang có tên khác là Hồ Tập Chương, là tên đóng thế Nguyễn Ái trong cuốn “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo” xuất bản năm 2008. Từ lúc đó hệ thống tuyên truyền của Việt cộng mới cho báo đài vào cuộc định hướng dư luận về sự thật Hồ Chí Minh là Hồ Quang thiếu tá Bát Lộ Quân Trung Quốc, là một trong nhiều bí danh hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh.
Để công nhận Hồ Quang là Hồ Chí Minh theo bài bản tuyên truyền định hướng, một số trang mạng của đảng, nhà nước cộng sản Việt Nam đã đăng bài xác nhận Hồ Chí Minh là Hồ Quang:
1- Trang blog vhqdnvt.blogspot của trường văn hóa quân đội Nguyễn Văn Trỗi có đăng bài “Bác Hồ Với Thành Phố Quế Lâm Kháng Chiến – Kiến Quốc” có đoạn viết:
“Ngày 03-08-2007 đã cử nhiều đoàn đại biểu đến thăm Quế lâm xác nhận Thiếu tá Hồ Quang tập đoàn số 18, Đệ Bát Lộ Quân Trung Cộng (PLA) chính là Hồ Chí Minh.
Trong gian bảo tàng ở thành phố Quế Lâm, tại vị trí trang trọng có treo ảnh Bác Hồ, phía dưới có ghi: ‘Đồng chí Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đã làm việc tại ngôi nhà này từ 1938 đến 1940, với bí danh là Hồ Quang, thiếu tá Bát Lộ Quân. Đồng chí đã có những đóng góp cho sự nghiệp kháng Nhật của nhân dân Trung Quốc’”.
2- Trên website của báo Lâm Đồng (baolamdong.vn) cơ quan của đảng cộng sản Việt Nam, tỉnh Lâm đồng có bài “Những Năm Tháng Bác Hồ Ở Quế Lâm” của Nguyễn Hoàng Bích đăng ngày 23-4-2014 cũng xác nhận thiếu tá Hồ Quang trong PLA Trung cộng (1938-1940) chính là Hồ Chí Minh:
“Khi đoàn cựu giáo viên và học sinh Việt Nam tại Trung Quốc về thăm lại trường xưa, các bạn Trung Quốc ở đại học sư phạm Quảng Tây toạ lạc trong thành cổ Quế Lâm đã ưu tiên đưa chúng tôi đi thăm nhà 96 Trung Sơn Bắc mà quốc vụ viện Trung Quốc vừa quyết định công nhận là Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia.
Cả đoàn đã xúc động khi nhìn thấy chân dung Bác Hồ kính yêu treo tại một vị trí trang trọng, phía dưới có dòng chữ:
‘Đồng chí Hồ Chí Minh – chủ tịch Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, trong thời gian từ năm 1938-1940 với bí danh Hồ Quang là thiếu tá Bát Lộ Quân Trung Quốc đã làm việc tại ngôi nhà này. Đồng chí đã có những đóng góp quý báu cho sự nghiệp kháng Nhật của nhân dân Trung Hoa’.”
Hai nguồn tài liệu từ báo đảng đã xác nhận Hồ Chí Minh là Hồ Quang. Do đó để kết luận Hồ không phải là Quốc, chúng ta cùng nhau đọc tiểu sử Hồ Quang từ các nguồn tài liệu lưu trữ trong các viện bảo tàng của đảng cộng sản Tàu để nhận diện Hồ Quang không phải là Nguyễn Ái Quốc như loa đài đảng cộng sản tuyên truyền.
Tài liệu của tình báo Trung Quốc hiện lưu trữ tại hai cơ quan tình báo ở Hoa Nam và Bắc Kinh ghi lại tiểu sử Hồ Quang như sau:
1- Cuốn sổ “thông tin về đồng môn” ở ban huấn luyện cán bộ du kích Nam Nhạc, có ghi đầy đủ lý lịch của Hồ Quang:
“Thiếu tá Hồ Quang, 38 tuổi, quê quán Quảng Đông, phục vụ tập đoàn quân 18, Đệ Bát Lộ Quân tốt nghiệp đại học Lĩnh Nam, từng làm giáo viên trung học và hiệu trưởng trường ngoại ngữ.”
(Hồ Quang chính là bí danh Hồ Chí Minh từ năm 1939 đến 1942, sau khi từ Mạc Tư Khoa về lại Trung Quốc. Bí danh của Hồ Chí Minh ở Liên Xô là P.C.Lin.)
2- Sổ Tay của Đặng Bình Ánh, xác nhận nhân vật được đảng cộng sản Trung Hoa gởi đến căn cứ Pác - Bó năm 1941, mang bí danh Hồ Chí Minh, là thiếu tá Hồ Quang.
(Hồ Quang là điệp viên của Trung Quốc có năng khiếu hoạt động tinh báo, biết nói nhiều thứ tiếng như Hẹ, Quảng Đông, Quan Thoại, Nhật, Nga, Pháp, Anh và Việt nhưng Hồ Chí Minh viết và nói tiếng Việt chưa rành).
Đọc tiểu sử Hồ Quang từ các nguồn tài liệu lưu trữ của Trung cộng và đọc tiểu sử trích ngang của Hồ Chí Minh trên hệ thống tuyên truyền, trong tài liệu, sách vở lưu trữ của đảng cộng sản Việt Nam. Chỉ cần so sánh khả năng chuyên môn và khả năng ngoại ngữ của Hồ Quang (Hồ Chí Minh) với Nguyễn Ái Quốc đủ cơ sở khoa học suy ra kết luận Hồ không phải là Quốc ở quê hương Nam Đàn, Nghệ An.

Tham khảo:
- Ghi chép phỏng vấn đồng chí Lưu Ngang của Hoàng Tranh.
- Hồ Chí Minh với Trung Quốc, Nxb. Giải phóng quân, Bắc Kinh, 1984 của Hoàng Tranh.
- Ban Tư liệu - Văn kiện ngày 07 tháng 10 năm 2015

Nhận xét

Bài được quan tâm