Thích Trí Quang, ông là ai ? (Phần 1)
Thích Trí Quang, ông là ai ? (Phần 1)
Nguyễn Văn Lục
Diệt Thiên Chúa giáo là ý đồ và mục tiêu của Trí Quang. Nếu là truy diệt dư đảng Cần Lao nói chung thì người đầu tiên phải thanh toán là tướng Lê Văn Nghiêm, vì ông là thứ Cần Lao “gộc” cũng như Đỗ Mậu .
Tôi đặt ra câu hỏi như một tiền đề và mong tiếp cận được con người thật của Trí Quang. Thích Trí Quang: Ông là ai? Một nhà tu đạo hạnh hay một kẻ vĩ cuồng tôn giáo?
Bạn đọc thử nhìn kỹ khuôn mặt, cái nhìn, nhất là đôi mắt săc và gian xảo, dáng điệu xem Trí Quang có phải là nhà tu thật không?
Trong chỗ riêng tư, tôi được bà tiến sĩ thái thị Kim Lan ở Đức, hiện nay nghỉ hưu ở Huế thổ lộ tâm tư là bà rất yêu mến ông Trí Quang và con mắt sắc như dao của ông Trí Quang đã hớp hồn bà.
Đó là một “mối tình” nửa nạc nửa mỡ mà thực sự chỉ có hai người họ biết tỏ. Nếu tôi có nói sai thì nay bà còn sống, ở Huế bà cứ việc lên tiếng phản bác? Trong bài trả lời phỏng vấn của đài BBC mà bà vốn có duyên nợ Thày- Trò, một người gần gũi tâm giao, biết từng chi tiết thói quen, sở thích, tính nết, ai là bạn, ai là người mà Trí Quang không ưa. Cũng theo lời kể của Thái Kim Lan: thấy người mà ông không ưa, ông tỏ vẻ túc giận, đánh sầm cửa không tiếp.
Cũng theo lời tâm sự của Thái Kim Lan, bà mô tả Trí Quang có thân hình mảnh khảnh, nhưng đầy nghị lực và đầy nam tính, mắc săc như dao, cái nhìn chế ngự người khác. Giọng nói nhát gừng, rời rạc từng chữ, nhưng đầy quyền uy, không dấu được vẻ cao ngạo.
Bà kết luận: Nói đúng ra, ông có tư thế lãnh tụ.
Chính vì những lời lẽ tâm giao, sự giao cảm giữa hai người là mối thâm giao nhục cảm lẫn tinh thần giữa hai người họ..trở nên gắn bó suốt đời họ.
Trên đây là những tiết lộ của tôi về con người Trí Quang đối với một phụ nữ với nhũng mối liên lạc khác thường trong nhiều năm tháng.
Tôi thiển nghĩ, những tiết lộ này cho thấy, cuộc đời bí mật của Trí Quang kể như lần đầu tiên được phô bày ra. Tôi can đảm viết ra sự thật như thế.
Và sau đây, tôi xin trích dẫn những lời lẽ xưng tụng, bào chữa cho Thích Trí Quang trong một cuộc phỏng vấn:
“Ông ta là một vị tỳ kheo nghiêm túc, nhất mực hành đạo khi tụng kinh cũng như khi đi theo Phật. Chưa ai có thể vượt qua ông về cách tu chứng.. Tôi nghĩ Hòa thượng Trí Quang trong hoạt động về mặt xã hội cũng như về văn hóa, đối với xã hội, đối với lịch sử, đối với Phật học, ông luôn luôn bảo vệ đời sống bằng sự dấn thân của ông. Đó là vai trò lịch sử của Trí Quang và với trò này, có thể có nhiều người phê phán, nhưng theo tôi, nếu Việt Nam chỉ thực hiện một nguyện vọng của Trí Quang thì có thể Việt Nam có thể vượt được nhiều khổ nạn.. Tôi nghĩ trước hết là cần tôn trọng sự thật, cần phải nhìn lịch sử trong từng giai đoạn. Có thể là chúng ta phải có ý muốn làm thế nào đê giữ sự thật, bảo vệ sự thật lịch sử.. Trong lúc đó, lịch sử bây giờ đối với tôi, những trang lịch mà được viết về phong trào Phật giáo cũng như là về Hòa thượng Trí Quang của người Mỹ hay người Việt Nam, những khảo cứu tôi nghĩ chưa nói hết được hay là một cách trung thực cái ý nghĩa mà Thích Trí Quang đã đóng góp. Luôn luôn phải tâm nguyện không có bạo động, chỉ tuyệt thực theo đó yêu cầu thực thi chứ không phải cưỡng bức thực thi. Nghĩa là Trí Quang tuyệt thực 100 ngày thì cũng ở trong tinh thần đó.”
( Quốc Phương phỏng vấn Thái Kim Lan, BBC Việt Ngữ).
Còn có lời lẽ xưng tụng nào hơn nữa chăng như thể một người trong cuộc!!!
Tôi chỉ nói thẳng với Thái Kim Lan một điều- một điều duy nhất mà thôi: con người không ăn và uống có thể sống được từ 8-21 ngày. Có uống nước sống được 60 ngày. ( theo tài liệu Archiv Krimonogie trusted source.)
Và không ai tuyệt thực 100 ngày mà vẫn sống nhăn. Xin bà đừng khoa trương bốc láo nữa!!
- Trích dẫn các tài liệu làm bằng chứng
Theo tài liệu của C.I.A“Trí Quang là một kẻ mị dân, triệt để chống Thiên Chúa giáo, một người theo chủ nghĩa dân tộc cuồng tín và một người hoang tưởng tự đại (vĩ cuồng) với mục đich cuối cùng là thiết lập một chế độ thần quyền Phật giáo ở Việt Nam.”
1964: CIA Intelligence Information Cable & CIA Memorandum
Có thể tôi chưa từng nghe một lời nhận xét nặng nề như thế của một người nghiên cứu ngoại quốc đối với một nhân vật lãnh đạo tôn giáo hàng đầu của Việt Nam.
Tuy nhiên nhận xét về Trí Quang ở trên không có gì là quá đáng mà có thể rất gần sát với sự thật.
Người ta có thể không nói ra bởi vì không dám nói, sợ đụng chạm đến chiếc áo thày tu hoặc vì không đủ tài liệu dẫn chứng.
Phần tôi, tôi coi ông là người sắc sảo, có sức thu hút và quyết tâm và rất nhiều ngạo mạn và cao vọng. Chính cái cao vọng vĩ cuồng này đẩy ông đi rất xa. Có người gọi ông là có óc lãnh tụ hay óc làm trùm hay còn được gọi là: giấc mơ lãnh tụ.
Đúng cả. Các viên chức Mỹ cũng như đại sứ Cabot Lodge chỉ nhìn thấy ở Trí Quang là một ‘potential troublemaker’. Nhiều người khác gọi ông là một thứ ‘kingmaker’. Hình ông trên bìa báo Time số ra ngày 22-4-1966, ở góc phụ chú, ‘The Buddhist Bid for power’ và gọi ông là “mysterious High Priest of Disorder” của Việt Nam.
Vậy mà một số đông người, không biết xuất phát từ ai đều cùng nhái theo một luận điệu: “Người làm rung chuyển nước Mỹ”. Nguyễn Hữu Thái trong một bài tựa đề “Thượng tọa Thích Trí Quang. ‘Người làm rung chuyển nước Mỹ;” (www viet-studies.net) viết bịa đặt, dựng đứng chuyện.
Ca tụng như thế có khác nào chửi xéo thầy chẳng khác gì Trí Quang là một tên khủng bố trong vụ 9-11.
Tôi còn thấy trong phòng của ông ta một bức hình của Mahatma Gandhi.
Mỉa mai thay, Trí Quang không học được một góc của lòng nhân ái của bậc thánh nhân.
Lại còn Nelson Mandela chống lại nạn kỳ thị chủng tộc. Và nếu không có ông thì đất nước của ông không tránh khỏi một cuộc tắm máu giữa da đen và da trắng.
Cả hai, một thánh nhân, một người anh hùng đều không phải thầy tu mà họ có một tấm lòng nhân.
Nhưng tôi nhìn thấy rõ hơn ở ông Trí Quang, sau khi đọc một số tài liệu trong cuốn “Giấc mơ lãnh tụ và mong mỏi bạn đọc tìm đọc, tài liệu của MarK Moyar, tài liệu của Robert J. Topmiller và nhất là của tác giả James McAllister, một tài liệu dựa trên trực tiếp những trao đổi của ông Trí Quang với nhân viên ở tòa đại sứ Mỹ được CIA báo cáo về Bộ Ngoại giao Mỹ trong thời gian 1964-1965
Cuối cùng tài liệu không thể bỏ qua là tập sách do Hòa thượng Thích Tâm Châu viết, “Bạch thư về Vấn đề chia rẽ Ấn Quang với Việt Nam Quốc Tự (1994)”. Tổ Đình Từ Quang (2176 Ontario Est. Montréal, Quebec, Canada.
Trong đó TT. Tâm Châu thổ lộ phái Ấn Quang còn có âm mưu ám hại ông.
Thiển nghĩ bạn đọc, bất kể là ai, đều nên đọc các tài liệu kể trên để tránh bớt những tranh cãi vô ích. Rất tiếc là có một số người, ngay cả một số chức sắc Phật giáo chỉ đọc những gì họ muốn đọc.
Đọc những tài liệu ấy nó mới hiểu được con người thật của Trí Quang cũng như những mục đích và tham vọng của ông.
Viết bài này, tôi xử dụng thêm tài liệu của tờ báo Lập Trường, cơ quan tranh đấu của Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc ở Huế và chia xẻ những điều ấy với bạn đọc ngày hôm nay.
Cái cảm nghĩ của tôi khi đọc các tài liệu trên, tôi nhận thấy ông Trí Quang là loại người cực kỳ nguy hiểm. Nguy hiểm cho bất cứ ai không đồng quan điểm với ông – dù là ở bình diện chính trị hay nhất là tôn giáo.
Thiên Chúa giáo đã đành là mục tiêu hàng đầu và trên hết của ông với nhóm đệ tử của ông ở Huế. Tiếp đến là các chính quyền ở miền Nam như Tam Đầu chế, Nguyễn Khánh, Phan Huy Quát, Trần Văn Hương, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, v.v.. và cả những người đồng đạo của ông như Thích Tâm Châu, Thích Thiện Minh.
Nếu cần, ông sẵn sàng dùng bạo lực như biểu tình, tuyệt thực và biện pháp tối hậu là tự thiêu đối với các quyền lực thế tục.
Đã có bao nhiêu người đồng đạo tự thiêu cho những mục chính trị và những mưu đồ của ông? Những đe dọa, khủng bố trắng đối với những người đồng đạo?
Tôi gọi nó là một thứ phát xít tôn giáo.
Nguy hiểm nhất ở chỗ có thể ông đã mất một tấm lòng nhân ái. Nhiều người chỉ nhìn khuôn mặt ông ở bề ngoài đã ái ngại.
Nó lộ sự tàn bạo không dấu diếm được. Vậy mà những đệ tử của Trí như Cao Huy Thuần hay “ người tình không chân dung” Thái Thị Kim Lan lại chỉ nhìn con mắt săc sảo, bén như gươm lại có khả năng thuyết phục và chế ngự người khác?
Tôi xin gửi đến bạn đọc một nhà báo người Ý nổi tiếng người Ý Oriana Fallaci trong một cuộc phỏng vấn Trí Quang viết.
“Trí Quang, con người năm 1960 [thật ra là năm 1963. NVL] đã nhẩy như một chú dê con vào sứ quán Mỹ để khỏi bị bắt và bị giết, nay không có vẻ gì là một người sắp tự thiêu cả. Mặt ông ta tròn trĩnh tinh quái, đôi mắt gian xảo, và cái nụ cười ác thú đang che dấu một cái gì không ai biết nổi, nhưng biểu lộ một thái độ tham sống mãnh liệt. Chỉ cần quan sát ông ta trong lúc ông ta kiểm tra xem có ai theo dõi chúng tôi không, lúc ông ta khóa cẩn thận cái gian phòng chỉ có một cái giường, một bàn nhỏ, một bức ảnh Gandhi, một cái ghế, một cái bô, nhưng lại có một cái Radio loại mới nhất, một máy điều hòa nhiệt độ và một hộp sô cô la ông ta vốn ưa thích.”
Lê Minh Đức, “Cuộc sống, cuộc chiến tranh, và rồi” 9-1991, trang 105 dịch từ bản tiếng Pháp của Jacqueline Remillet, tựa đề “La vie, la guerre et puis rien”, NXB Robert Laffont – Paris; nguyên bản tiếng Ý của Oriana Fallaci, tựa đề “Niente e così, sia” (Nothing, and so be it, 1969.)
Cho nên, những ai còn đề cao ông là một nhà sư bất bạo động, trước sau chỉ là nhà chân tu, trước sau chỉ vì Đạo pháp, một người đạo đức cao trọng tiêu biểu của Phật giáo thì thật sự họ không biết xấu hổ.
Phần tôi khen ai mà không đúng tôi thấy ngượng với lương tâm mình.
Nếu thật sự ông là người chân tu, đạo hạnh, theo tôi, sẽ không có những tranh cãi như ngày hôm nay khi ông đã nhắm mắt lìa đời.
Sự gây ra tranh cãi tự nó là một điều bất thường.
Nhưng đối một vị tỳ kheo đạo hạnh như Dalai Lama, ai có can đảm dám chê trách? Hình ảnh các nhà sư mà tôi trân trọng quý mến là hình ảnh sư cụ Chùa Long Giáng trong chuyện dài của nhà văn Khái Hưng. Ngay từ hồi còn trẻ, đọc Khái Hưng, tôi đã hình dung ra đạo Phật qua sư cụ chùa Long Giáng và nhiều nhà sư khác ở các vùng quê miền Bắc.
Đẹp biết làm sao.
Hình ảnh Trí Quang và những việc làm của ông trong suốt 20 năm miền Nam đã bôi bẩn hình ảnh cao đẹp của Phật giáo đi nhiều. Điều này xem ra một số đệ tử của thầy đã không nhìn nhận ra sự phá sản tinh thần đạo Phật của ông Trí Quang. Chẳng lẽ người có học, có đầu óc, có đọc sách vở, tài liệu lại không nhìn nhận ra điều đó sao?
Hãy để hình ảnh Phật lúc nào cũng là ông Bụt. Đơn giản chỉ có vậy thôi.
Ý của tôi là như vậy. Các đệ tử của thày có nên cứ tiếp tục tụng thầy nữa chăng? Phải biết xấu hổ với chính mình.
Riêng TT. Thich Tâm Châu đến cuối đời, 1993, cũng thấy cần nhìn lại công cuộc tranh đấu Phật giáo, cực chẳng đã, ông mới tiết lộ mối rứt nạn giữa Ấn Quang và Quốc Tự trong tập tài liệu nhan đề Bạch Thư về vấn đề chia rẽ của Ấn Quang và Việt Nam Quốc Tự. Trong đó gián tiếp cho thấy Trí Quang là người cực kỳ quá khich và nếu cần xử dụng bạo lực không khoan nhượng.
Thượng Tọa Tâm Châu là người hiểu rõ con người của Trí Quang, độc đoán và muốn thâu tóm mọi quyền lực nên mới có sự ra đi của cụ Chánh Trí Mai Thọ Truyền cũng như TT. Thích Tâm Châu, Việt Nam Quốc Tự rời khỏi Giáo Hội Ấn Quang.
Vì thế, sự chống đối ông Trí Quang của một số người Việt hải ngoại hiện nay là phải như thế, nhưng cũng cần xét lại. Vì nhiều phần chưa hiểu được mục đích và động lực nơi ông. Phần đông hiện nay dựa trên lập trường chính trị của người quốc gia cho rằng ông hoặc là người của CIA, nhất là người của cộng sản.
Cả hai quan điểm ấy rất nhiều phần chỉ đúng ở bề mặt, mà có thể nhiều phần không đúng khi đọc tập tài liệu của James McAllister nhan đề, “‘Chỉ có tôn giáo là đáng kể ở Việt Nam’: Thích Trí Quang và chiến tranh Việt Nam”, bản dịch Only religious Count in Viet Nam. Thich Trí Quang and the Vietnam war của Trần Giao Thủy.
Điều đó cũng không có gì đáng trách, vì phần đông người Việt thiếu thông tin và và tài liệu. Theo McAllister, ngay cả những người viết sử tầm cỡ như Mark Moyar, trong cuốn “Political monks: The militant Buddhist Movement During the Vietnam War” hoặc cuốn của Robert Topmiller, “The Lotus Unleashedd: The Buddhist Power in South Vietnam, 1964-1066” đều thiếu sót trong việc chống hoặc bênh vực Trí Quang.
Vì thế James McAllister cho rằng thật là bất hạnh khi các sử gia hiện nay biết rất ít về mục tiêu và động cơ trong giai đoạn cam go của cuộc chiến tranh Việt Nam.
“Unfortunately, contemporary historians still know very little about Tri Quang goals and motivations during this crucial period of the Vietnam war.”
James McAllister, Only religious Count in Viet Nam. Thich Trí Quang and the Vietnam war.
James McAllister
Nhiệm vụ chính của bài viết này là tìm hiểu xem ông là ai nhà tu đạo hạnh hay một kẻ vĩ cuồng tôn giáo..
- Giai đoạn trong cuộc đời đấu tranh tôn giáo-chính trị của TT. Trí Quang trên tờ Lập Trường mà tôi có đầy đủ các số báo.
Theo tôi, ngoài vấn đề đọc tài liệu, cũng cần nghiền ngẫm kỹ càng lại bản chúc thư ngắn ngủi của ông. Ông vốn là người cao ngạo, khinh người, có nhiều cao vọng ngất trời, nhiều toan tính, nhiều âm mưu, nhiều thủ đoạn tàn bạo, nhiều hành vi ném đá dấu tay, tại sao lại muốn thầm lặng ra đi? Đó phải chăng là kết quả 44 năm nghiền ngẫm về cuộc đời dấn thân, đầy sóng gió và hào quang, thét ra lửa. Có phải chỉ vì ông muốn xóa trắng những trang sử lem luốc đời ông không? Có phải chỉ vì ông muốn từ bỏ tất cả thế sự để đi bình an về cõi vĩnh hằng? Có phải vì những tham vọng vĩ cuồng muốn làm thái thượng hoàng, một thứ vua không ngai. Cuối cùng, mục đích và những tham vọng của ông đã không đạt được?
Hiểu như thế mới hiểu được tại sao nay ông Trí Quang ngồi im một chỗ.
Câu hỏi là trước 1975 ông đã làm gì? Ông làm chính trị quậy phá. Nào ông có hăm hở gì sách vở chữ nghĩa? Muốn dịch thì trước 1975 cũng dịch được chứ? Muốn tu thì trước 1975 cứ ở trong chùa tụng kinh gõ mõ? Trước 1975, đã có biết bao nhiêu báo chí Phật giáo đã ra đời nhằm chấn hưng Phật giáo. Các tuần san như Hải Triều Âm, Thiện-Mỹ, Đuốc Tuệ, Đại Từ Bi. Rồi các nguyệt san như như Liên Hoa, Giữ thơm quê mẹ, Vạn Hạnh. Phần lớn chủ trương của các tập san này đều nhằm mục đích tôn giáo, văn học Phật giáo hơn là chính trị. Họa chăng tờ Hải Triều Âm mà ông cộng tác viết chung với Nhất Hạnh có viết những bài về chính trị.
Nếu ông có quan tâm và hỗ trợ, theo tôi chính yếu là tờ Lập Trường, cơ quan tranh đấu của Phong trào Nhân Dân cứu Quốc.
Đây là chỗ dựa của ông.
Đọc Lập Trường là đọc Trí Quang. Ông là linh hồn của tờ báo. Ông đứng sau tờ báo như cái bóng phủ.
Những bằng chứng về sự cực đoan tôn giáo của Trí Quang dẫn đưa đến mộng làm bá chủ.
Muốn hiểu rõ con người và những cao vọng của ông Trí Quang, có thể chỉ cần đưa ra một vài so sánh có tính cách dẫn đường. Giả dụ, nếu Hòa Thượng Thich Tịnh Khiết hay ông Mai Thọ Truyền hay TT Thích Tâm Châu lãnh đao Phật giáo miền Trung thì có thể có biến cố Phật giáo 1963 hay không? Hoặc giả, nếu thay vì TT. Ngô Đình Diệm, một người công giáo thay bằng ông X, một người Phật giáo, liệu có thể có cái gọi là kỳ thị tôn giáo hay không?
Tại sao việc ông Kỳ, tự nhận là người Phật giáo ra dẹp Phật giáo miền Trung, đưa Trí Quang về Sài Gòn giam lỏng, không một ai coi đó là kỳ thị tôn giáo?
- Ông Kỳ và Trí Quang.
Khi tướng Kỳ ra ổn định tình trạng vô chính phủ ở Đà Nẵng mà không hỏi ngay cả ý kiến người Mỹ kể đã là một kỳ công.
Sau đó, ông ra Huế, dẹp bàn thờ xuống đường rồi dẫn độ Trí Quang về Sài gòn như một tên tội phạm.. Chẳng một Phật tử, thượng tọa nào dám biểu tình phản đối?
Điều mà ông Diệm, ông Nhu, ông Cẩn không làm được và bị chết thảm thì ông Kỳ thẳng tay làm được.
Ông Kỳ đã viết lại với giọng diễu cợt, đôi chút xỏ lá Bắc Kỳ khi tóm được Trí Quang dân độ về Sài Gòn như sau:
“I had to be careful with Trí Quang sice I did not want to create martyr., so I decide on a compromise, and confined him to house arrest in Saigon Hospital. Knowing the sort of tricks he would be up to, I deliberately chose a hospital in which one of the doctors was the friends of Trí Quang’s. Tri Quang stayed in the hospital “ recuperating for several months, but almost immediately on entering it annouced that he was going on a hunger strike.
Just what I expected. But, despite all the newspaper stories of his impending death, Tri Quang never seemed to lose weight. Each time the Amercan advisers asked me when he would die, but Tri Quang is a politican and his doctor friend feeding him secretely. Don’t worry for a politician death is the end. Tri Quang must survive if he wants to carry on his politician career.”
( Nguyen Cao Ky, Twenty years and twenty days. Stein and day/ puplisher/ Newwork, 1976, trang 98)
Quả thật, sau 100 ngày tuyệt thực, ông dược thả ra về khỏe mạnh.
Hòa thượng Thích Tịnh Khiết đã khuyên Trí Quang về chùa ở ẩn. Cuộc đời làm chính trị ồn ào chấm dưt từ đây..
Giải mã con người Trí Quang là giải mã những ẩn số che đậy đằng sau các cuộc tranh đấu của ông. Những điều ông nói và những điều ông làm cần được cân bằng một nhận xét khách quan và thông minh. Trước 1963, cùng lắm ông chỉ là một cao tăng trong giới Phật giáo miền Trung. Có thể ông sống ẩn mình, ẫn nhẫn vì thời cơ chưa đến. Và để giải mã những ý đồ của ông, có thể chia ra hai giai đoạn mục tiêu tranh đấu của ông.
- Mục tiêu thứ nhất: lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm.
Việc lật đổ này bề ngoài mới đầu chỉ là một sự rắc rối nhỏ tưởng không có gì quan trọng, nó đã mau chóng kết tụ thành một khối bất mãn chống lại chính quyền. Việc đòi hỏi cho phát thanh lại vào lúc 8 giờ tối bài thuyết Pháp của TT Trí Quang nhân dịp lễ Phật Đản mà nội dung là chống chính phủ. Liệu ông giám đốc Đài phát thanh, ông Ngô Ganh có thể nào cho phép phát thanh một bài chống chính phủ hay không? Một cái xẩy nẩy cái ung. Ngô Ganh không dám quyết định, tỉnh trưởng cũng không. Nó mau chóng mang kich thước mội cuộc nổi dậy về chính trị lật đổ một chính quyền do một tổng thống người Thiên Chúa giáo lãnh đạo trong một đất nước tín hữu Phật giáo dông hơn. Sau vụ nổ ở Đài phát thanh, chính quyền địa phương cũng như trung ương lúng túng trong việc giải quyết. Tất cả đều bị động vì tính bất ngờ của nó và không ai dám đứng ra trách nhiệm. Ý đồ của ông Trí Quang là đã kích động đúng lúc tâm lý quần chúng đám đông Phật tử, tạo nên một làn sóng chống đối; bắt mạch được tâm lý đám đông ở đây là tuyệt vời. Vụ tấn công chùa lại thêm một vụng về làm mất chính nghĩa của chính quyền. Ông Diệm rơi vào thế cô đơn, chính quyền bị cô lập và bị động.
Thế nhưng đã không ai nhắc nhở gì đến lực lượng tranh đấu, Hội Đồng Nhân Dân cứu quốc của Trí Quang đã tấn công và thiêu rụi hai giáo xứ Thanh Bồ và Đức Lợi ở Đà Nẵng làm cho 11 người chết, 42 người bị thương và hàng ngàn người mất nhà mất cửa. Mời bạn đọc (Hàn Giang Trần Lệ Tuyền. Nhớ lại cuộc thảm sát Thanh Bồ Đức Lợi, Đà Nẵng 24-8-1966.)
Những nhóm người cực đoan tôn giáo được gọi là “ lực lượng thanh niên Phật tử cứu quốc” như các vị Thích Minh Chiếu, Thích Hạnh Đạo, Thích minh Tuấn, Thích Long Trí, Thích Như Huệ, Thích Thiện Duyên và đám Phan Xuân Huy, La Thành Tỵ, Hà Xuân Kỳ, Phan Chánh Dinh, Vĩnh Kha, Vĩnh Linh, Hồ Công Lộ, Nguyễn Văn Lương, Lê Văn Tương, Nguyễn Văn Côn, Nguyễn Văn Tổng đã tham gia vào đám người hạ sát những đồng bào vô tội tại Đà Nẵng. Những nạn nhân vô tội, chết oan uổng mà không được công lý che chở. Những kẻ giết người một cách tàn bạo nay họ ra sao? Ở đâu ?
Giới Thiên Chúa giáo sau nhiều năm trời bị bách hại trong thầm lặng. Đây là lần đầu tiên rơi vào ghế bị cáo.
Họ giữ sự bình tĩnh không tuyên bố để tránh tình trạng đổ thêm dầu vào lửa. Sau 1-11-1963, kẻ thắng người thua đã rõ ràng khi TT. Trí Quang rời khỏi tòa đại sứ Mỹ ngày 4-11. Lật ông Diệm là kế gián tiếp loại trừ ảnh hưởng công giáo trong chính quyền, đồng thời lấy lại địa vị của Phật giáo đã mất. Nó nhắc nhở lại thời kỳ Văn Thân đời Tự Đức mà TT.Trí Quang có thể là nhân chứng tại làng quê Diêm Điền của ông tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình?
Nếu tin vào bài viết của tác giả Lê Trọng Quát khi tiếp xúc với TT Trí Quang khi chia tay, ông Trí Quang nới: “Bác ơi, chế độ này cho nó sập cho rồi.” (Lê Trọng Quát, “Một lời chứng trước khi lật qua một trang sử thảm của dân tộc”.)
Người Mỹ và một số tướng lãnh miền Nam đã ủng hộ việc lật đổ TT. Diệm và sự việc ấy được coi như chính đáng. Tòa đại sứ Mỹ đã cho Trí Quang vào tỵ nạn chính trị mà sau này ông Trí Quang đã bày tỏ lòng tri ân của ông đối với người Mỹ.
Vấn đề không còn là đòi hỏi bình đẳng tôn giáo hay mục tiêu 5 điểm nữa. Nếu chỉ có thế thi mọi chuyện phải dừng lại ở đây vì hai ông Diệm-Nhu đã chết. Các sư sãi trở về Chùa tiếp tục việc tụng kinh gõ mõ.
Theo tài liệu của CIA gởi về Bộ Ngoại giáo Mỹ ngày 1 tháng Tư, 1964, James McAllister viết:
“Ông ta là một người bị chính trị hóa cao độ, một người nhìn hầu hết mọi sự kiện ở Việt Nam qua lăng kính của một xung đột căn bản là tôn giáo giữa Phật giáo và Thiên Chúa giáo. Trí Quang nói, “Ngay cả người Thiên Chúa giáo tốt đối với người dân cũng đã phạm lỗi hai lần.”
Xin giải thích ý nghĩa câu nhận xét của Trí Quang là ngay cả những người công giáo cho dù họ là người tốt đi nữa thì họ cũng phạm hai tội. Tội thứ nhất đã là người công giáo thì theo Tây thực dân và bán nước. Tội thứ hai là đã là công giáo thì họ là thứ Cần Lao Thiên Chúa giáo.
Ghi nhận này của CIA do tác giả James McAllister tiết lộ cho thấy ông Trí Quang đã đụng chạm đến căn tính của người Thiên Chúa giáo. Đạo Thiên Chúa đã được truyền sang từ thế kỷ 16 và hơn hai thế kỷ sau, người Pháp mới có mặt ở Việt Nam.
Về Cần Lao thì nhóm Cần Lao gộc là các tướng như Đỗ Mậu, Lê Văn Nghiêm, Tôn Thất Đính, v.v.
Tác giả Lữ Giang, năm 1964 đã gọi đây là một cuộc thánh chiến. Cuộc thánh chiến thứ nhất là lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm. Cuộc Thánh chiến thứ hai là diệt các tàn dư Cần Lao công giáo. Ông viết,
“Các dư đảng Cần Lao phải rời khỏi các chức vụ và các vị trí then chốt trong chính quyền. Dư đảng Cần Lao ở đây được hiểu là những người theo Thiên Chúa giáo và khi nói “diệt dư đảng Cần Lao” thì phải hiểu là diệt Thiên Chúa giáo và các phần tử không đồng chủ trương của nhóm Phật giáo cực đoan miền Trung.”
Ông còn nhận xét thêm về Trí Quang với một số những đặc tính như: độc đoán, muốn nắm mọi quyền hành trong tay vào Giáo Hội Phật giáo Ấn Quang.
Cực đoan, muốn gắn liền Phật giáo và dân tộc.
Vận mệnh đất nước đi liền với vận mệnh Phật giáo. Ông muốn tự coi mình là Quốc sư ở trên mọi tôn giáo trong đó Phật gíao chiếm lãnh hàng đầu (tóm tắt trang 129). Diệm đổ chưa phải là xong. Ông tiến hành bước thứ hai là diệt trừ dư dẩng Cần Lao Thiên chúa giáo.
- Mục tiêu thứ hai: Diệt trừ hiểm họa Cần Lao Thiên Chúa giáo.
Mục tiêu thứ hai của TT Trí Quang còn quan trọng hơn mục tiêu thứ nhất. Mục tiêu thứ nhất tương đối rõ ràng là đòi lại quyền bình đẳng tôn giáo. Vì thế ít ra nó cũng được khối Phật giáo Việt Nam Quốc Tự ủng hộ và tham gia. Mục tiêu thứ hai bộc lộ một cách rõ ràng, minh bạch và dứt khoát, triệt để. Mục đích của Trí Quang là tiêu diệt Cần Lao Thiên Chúa giáo và tham vọng biến Phật Giáo thành một thứ “Quốc giáo” và ông trở thanh Quốc sư của tôn giáo ấy.
Không lẽ gần một triệu người di cư đa phần là Thiên Chúa giáo trở thành kẻ thù của Trí Quang?
Đó là một thái độ ngông cuồng của một kẻ tu hành cuồng tín. Tham vọng còn là đặt dư đảng Cần Lao ra ngoài vòng Pháp luật!
Trong việc diệt trừ Thiên Chúa giáo, theo tác giả James McAllister, chính quyền Mỹ Jonhson cho rằng sau vụ lật đổ ông Diệm cần một tình thế ổn định và chính phủ miền Nam Việt Nam không cần đến một sự cải tiến hoặc thanh lọc các nhân viên chính phủ cũ. Nhưng Trí Quang không bao giờ chấp nhận cái ý tưởng sự đàn áp tôn giáo do chính quyền Ngô Đình Diệm đối với Phật giáo đã được giải quyết xong sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm đã sụp đổ.
Nói như thế, thâm ý của Trí Quang muốn đánh giá xem chính quyền mới đã hành xử như thế nào? Và ông ta nhận thấy rằng nhiều người tham dự trong cuộc lật đổ ông Diệm thì chính bản thân họ chỉ là một thứ Diệm-không Diệm, và ông cho rằng họ chỉ sợ Diệm-Nhu tính chuyện xa lìa Mỹ hơn là bản thân họ tin tưởng rằng chế độ Diệm căn bản là xấu.
Theo phúc trình của CIA, 11 tháng 11 và 7 tháng 12, 1963, gởi về bộ Ngoại giao Mỹ, James McAllister viết,
“Vì niềm tin hay vì chiến thuật cần có, chính quyền Johnson đã bác bỏ ý kiến cho rằng xung đột tôn giáo chính phủ Việt Nam (chính phủ VNCH) cần bất kỳ cuộc đổi mới hoặc thanh trừng toàn bộ nhân sự nào. Tuy nhiên, Trí Quang không bao giờ chấp nhận ý kiến cho rằng xung đột tôn giáo và việc Thiên Chúa giáo đàn áp Phật giáo là vấn đề đã được giải quyết hoàn toàn bằng cách loại bỏ Diệm và Nhu khỏi ghế quyền lực. Dù nói rằng ông sẽ đánh giá chính phủ mới trên cơ sở thành quả, Trí Quang lo rằng nhiều người trong nhóm đảo chính là người của Diệm, và ông cho rằng họ đã hành dộng “vì sợ rằng Diệm và Nhu đang xa lánh Hoa Kỳ chứ không phải họ tin là chế độ cũ về căn bản là sai.”(13).
Đến tháng mười hai 1963, Trí Quang đã cho một số viên chức Hoa Kỳ biết rằng ông sẽ hoan nghênh một cuộc đảo chính khác nếu có thể lật đổ Thủ tướng Nguyễn Ngọc Thơ, một nhân vật quan trọng trong chế dộ Diệm.(14)”
Thích Trí Quang đã tự cho mình sau khi lật đổ ông Diệm cái quyền giám sát các chính quyền sau Diệm và nghĩ rằng đó chỉ là chính quyền Diệm không có Diệm nên ông ta quyết định phải hành dộng. Chỉ vài tháng sau, ông Trí Quang phát động tiến hành việc tiêu điệt dư đảng “Cần Lao Thiên Chúa giáo”. Bởi vì ông cho rằng, việc trước tiên phải làm là phải tẩy sạch cần lao Thiên Chúa giáo trước khi tiến hành tranh đấu chống cộng sản và bè lũ của chúng.
Thoạt đầu, nhóm của TT Trí Quang cho thành lập Hội Đồng Nhân dân cứu Quốc. Hội đồng này nhằm điều hành toàn thể khối Phật tử miền Trung, đồng thời gián tiếp như một thứ tòa án xét xử các nhóm Cần Lao Thiên Chúa giáo. Hội đồng cũng lãnh đạo các cuộc biểu tình, các cuộc xuống đường gây biến động ở miền Trung.
Hội đồng cũng cho ra tờ Lập Trường, cơ quan ngôn luận chính thức của Phong trào Nhân dân Cứu Quốc do Tôn Thất Hanh,chủ nhiệm, Lê Tuyên, chủ bút, Cao Huy Thuần, Tổng thư ký. Quản lý: Nguyễn Thị Trang. Tòa soạn đặt tại 17-B Lý Thường Kiệt- Huế. Hộp thư: 54, Điện thoại: 028.
Trong phần này, người viết chỉ xin nhấn mạnh vào mục tiêu thứ hai mà phần tài liệu về chủ trương của phong trào tranh đấu của Trí Quang đều dựa trên tờ báo Lập-Trường. Tờ báo này chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn, năm 1964 và tự đình bản sau khi giết được Phan Quang Đông, Ngô Đình Cẩn, thanh toản xong vụ Đặng Sĩ và dư đảng Cần Lao. Nói là dư đảng Cần Lao, nhưng sự thực chỉ là diệt người công giáo.
Để minh chứng về đường lối đấu tranh, diệt Cần Lao Thiên Chúa giáo của Hội đồng Nhân Dân Cứu Quốc, xin được dẫn chứng một trường hợp cụ thể liên quan đến người viết bài này. Để nói lên sự thật một cách rốt ráo, không che đậy.
Số là hồi đó, tôi đang dạy trường Trung học Võ Tánh Nha trang thì có hai đồng nghiệp là: Hàn Thuyên, giáo sư Vạn Vật và Tôn Thất Tuệ, giáo sư sử địa, chở nhau đến nhà tôi. Họ nhân danh đại diện nhóm Hội đồng nhân dân cứu quốc mời tôi tham gia. Tôi từ chối thẳng nói mình không tham dự vào các hoạt động chính trị. Trước khi ra về, họ bực bội dọa nạt: Sau này xảy ra chuyện gì thì đừng trách tụi tôi. Ông Tôn Thất Tuệ, theo tôi biết còn sống, nếu cần mời ông lên tiếng vì ông vốn thuộc loại người sắt máu, điên cuồng.
Trong một bài viết nhan đề Hai khuôn mặt (ám chỉ Dương Văn Minh và Nguyễn Khánh. NVL), tác giả là C. Minh Thành cũng thúc bách Nguyễn Khánh phải hành động. Minh Thành viết:
- Minh Thành, Hai Khuôn Mặt, Lập Trường, 4-7-1964
“Dân chúng long trọng đặt câu hỏi với Thủ tướng Nguyễn Khánh: Bao giờ thì thủ tướng nhất quyết đứng vào thế của của nhân dân? Có nhân dân, Thủ tướng có thể làm được mọi việc. Không có nhân dân, dù Thủ tướng có được sự ủng hộ vô thời hạn và vô điều kiện từ bên ngoài đi nữa (ám chỉ Mỹ. NVL), Thủ tướng cũng sẽ chẳng làm được việc gì. Muốn có nhân dân rất dễ: Chính phủ chỉ việc thi hành một chính sách cách mạng.”
Báo Lập Trường, Thứ bảy 4-7-1964
Chụp mũ. (Quan điểm của tờ Lập Trường)
“Như thế còn chưa đủ. Đội được mũ cách mạng vào đầu, chúng lấy mũ Trung lập, mũ Cộng sản đi chụp đầu kẻ khác. Chúng phải sát hại dân lành. Cho nên chúng đã không ngần ngại vu cáo nhân dân, trước chúng đã chụp cái mũ cộng sản lên đầu các Tăng ni, Ni, Sư Sãi và tín dồ Phật giáo. Và lúc đó thì chúng đội mũ Cần lao. Bây giờ đây khi toàn dân đã làm cách mạng, chúng cướp công cách mạng của dân, rồi đem mũ Cộng sản, Trung lập chụp lên đầu những người đã làm Cách mạng. Chúng làm như thể chỉ có chúng mới thực tâm chống Cộng.Và đã có nhiều người đã lầm nghe chúng(…) Và chỉ có Cần lao mới có bè đảng dư phái tổ chức thao túng hết mọi cơ sở xã hội. Việt Nam từ 9 năm nay. Và cái thiểu số bất lương ấy đã hại không gớm tay hàng ngàn, hàng vạn dân lành vô tội. (Ngô Đình Diệm và gia đình ông ta đã thi hành chính sách chụp mụ ghê tởm đó. Kết quả là cả một món nợ máu phải trả trước quốc dân.) Cho nên phải ra tay diệt trừ chúng. Thử hỏi chính quyền của tướng Khánh có can đảm để làm chuyện đó hay không? Uy tín của tướng Khánh còn hay mất là ở chỗ diệt được sạch hay không những tên chụp mũ. Nếu không dân chúng sẽ diệt chúng cho chính quyền xem.
Báo Lập Trường Thứ bảy, 30-5-1964.
Trong đoạn văn này, không hài tên rõ rệt đích danh người nào cả. Ai diệt? Chúng là ai? Dùng chữ Nhân đân hay Chính quyền Nhân dân là ai? Và người duy nhất bị đe dọa ở đây là tướng Khánh. Tướng Khánh khi lên nắm chính quyền, dưới áp lực của Trí Quang. Khánh sợ hãi và đã làm theo tất cả lệnh của Trí Quang như giết Phan Quang Đông, Ngô Đình Cẫn và bỏ tù chung thân Đặng Sĩ. Và để thỏa mãn những đòi hỏi của Trí Quang. Khánh đã chỉ thị cho Nguyễn Văn Mầu, bộ trưởng tư pháp phải ra một đạo luật để có thể tử hình Ngô Đình Cẩn. Vì bộ Hoàng Việt hình luật thì không thể tuyên án tử hình về các tội phạm như bắt người trái phép. Bức tử tống tiền. Dự luật 4/64, ngày 18-2-1964 (Phan Quang Đông bị tử hình ngày 26-3-1964) có hiệu lực hồi tố. Một nguyên tắc căn bản của luật hình Việt Nam Cộng hòa chỉ được áp dụng với các hành vi xảy ra từ ngày ban hành luật chớ không áp dụng áp dụng xảy ra trước ngày đó.
Diệt Thiên Chúa giáo là ý đồ và mục tiêu của Trí Quang. Nếu là truy diệt dư đảng Cần Lao nói chung thì người đầu tiên phải thanh toán là tướng Lê Văn Nghiêm, vì ông là thứ Cần Lao “gộc” cũng như Đỗ Mậu. Rồi tiếp theo là ông Tỉnh trưởng kiêm Thị Trưởng thành phố Huế Nguyễn Văn Đẳng, bác sĩ Lê Khắc Quyến, ông đại biểu chính phủ Hồ Đắc Khương, các trưởng ty cảnh sát và rất nhiều người khác.
Điển hình là trong vụ xử án Đặng Sỹ chỉ có mình Đặng Sỹ lãnh án tù 20 năm chung thân khổ sai, còn tất cả những người khác thuộc Phật giáo đều vô can.
Sau cuộc đảo chính năm 1963, người đầu tiên bị Tòa án Cách Mạng xử về các tội cố sát, bắt giam người trái phép, sách thủ tiền bạc kết án tử hình là Phan Quang Đông ngày 26-3-1964. Phan Quang Đông là nhân viên Sở mật vụ từ năm 1957.[1]
- Về vụ giết ông Ngô Đình Cẩn
Cái chết của Ngô Đình Cẩn là công trạng của Nguyễn Khánh dâng lên cho Trí Quang – như cái chết của Phan Quang Đông cũng như bản án tù khổ sai chung thân dành cho Thiếu tá Đăng Sỹ. Khánh là người bắt cá hai tay giữa khối Thiên Chúa giáo và Phật giáo. Khi nắm quyền, Khánh đang ở giữa vòng ngờ vực là kẻ mong manh muốn phục hồi chế độ cũ. Thành tích quá khứ đem quân về dẹp phe đảo chánh 11/11/1960 là lý do chính cho mối ngờ vực này cho nên vận mệnh chính quyền Nguyễn Khánh nương tựa phần lớn vào cái chết của Ngô Đình Cẩn. Và mỗi viên đạn ghim vào thân xác Ngô Đình Cẩn đều là một bảo đảm tương lai cho Khánh. Ngô Đình Cẩn nói đúng ra chỉ là một vật tế thần trong tình thế bấp bênh của một chính quyền không được quần chúng hai bên chấp nhận. Trong cuốn Viet Nam, A History trang 345, Stanley Karnow đã đưa ra nhận xét về Nguyễn Khánh,
“Thậm chí trong một xã hội không quá câu nệ về lương tâm, đạo đức. Ông cũng không được ai tin tưởng. Ông đã xây đắp sự nghiệp mình bằng cách xoay đổi sự liên kết của ông cho phe phái nào hứa hẹn sẽ thỏa mãn tham vọng vô bờ bến của ông.”
Stanley Karnow, Vietnam, A History.
Nhiều người nghĩ Khánh chỉ là một kép hề cải lương diễu dở! Tội nghiệp cho y mà cũng tội nghiệp cho đám tướng lãnh bất tài. Bởi sau khi ông Diệm thành người thiên cổ thì các nhược điểm của ông không hề được sửa đổi đồng thời những ưu điểm của ông không hề được tiếp nối mà do mặc cảm tự ty, chúng còn được thay thế bằng những nhược điểm nặng nề gấp hai lần.
Tôi còn nhìn thấy cái sự hèn mạt của các sĩ quan chỉ huy ở Đà Nẵng để cho Trí Quang đi duyệt đoàn quân như một vị thống lãnh trong khi vị chỉ huy khúm núm theo sau.
Việc đầu tiên là có vụ bắt giữ Thiếu tá Nhung, chỉ một thời gian ngắn sau vụ Chỉnh Lý, rồi sau đó loan tin Nhung thắt cổ tự tử. Việc này vừa dằn mặt tướng Minh, vừà làm thỏa mãn vừa mua chuộc được cảm tình của giới công giáo. Và để mua chuộc phe Ấn Quang, chính quyền Nguyễn Khánh tuyên bố đem Ngô Đình Cẩn ra xét xử.
Bạn đọc có thể xem lại vụ án xử Ngô Đình Cẩn qua lời tường thuật của luật sự Võ Văn Quan, người trách nhiệm đứng ra làm luật sư cãi cho Ngôn Đình Cẩn. Đó là cuốn Hồi ký, Luật sư. Nghề hay Nghiệp? Vài cảm nghĩ và kỷ niêm về một thời hành nghề. Vụ án Ngô Đình Cẩn hay là: Từ cố vấn chỉ đạo thành tử tội. Độc quyền của tờ báo Ngày Nay, năm 1982. Hay đọc Nguyễn Văn Lục, “Ngô Đình Cẩn, Ông là ai?” DCVOnline.net
Sau đây là quan điểm của Trí Quang về quyết định giết Cẩn theo báo cáo của CIA gởi về Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 25 tháng, 1964 được James McAllister ghi lại,
“Không còn gì để nghi ngờ, bị ảnh hưởng vì việc cả Cẩn và Thiếu tá Đặng Sỹ đã gây tội ác tại căn cứ của ông ta tại miền Trung và thành phố Huế, Trí Quang đã bác bỏ sự khoan hồng trong vụ án. Cảnh cáo rằng tiếng tăm của ông ta sẽ bị thiệt hại nếu người ta biết ông phản đối việc xử tử Cẩn, Trí Quang tin rằng việc Cẩn bị xử tử là điều cần thiết để chứng minh rằng “đám tàn dư cũ của Diệm” không còn quyền hành gì nữa. Trong một cuộc họp với Lodge vào tháng tư năm 1964, Trí Quang đã cảnh cáo Đại sứ Mỹ rằng cuộc chiến chống lại Chủ Nghĩa Cộng Sản và sự hỗ trợ của Phật giáo cho Hoa Kỳ sẽ bị tổn thương nếu Cẩn không bị hành quyết.(21)”
Ông Trí Quang đã có quan điểm tối cực đoan đến điên cuồng, đi đến chỗ vừa đe dọa, vừa mặc cả với Mỹ nếu Nguyễn Khánh không quan tâm đến việc làm cách mạng theo như ý của Trí Quang. Tài liệu của CIA gởi về cho Bộ Ngoại giao Mỹ ngay 23 tháng 8, 1964 và và một loạt các cuộc đối thoại trong báo cáo gởi ngày 26 tháng 8, được McAllister ghi lại như sau,
“Ngay sau khi ông Khánh tuyên bố hiến pháp mới, cái gọi là Hiến chương Vũng Tàu, Trí Quang kết luận rằng Khánh không quan tâm đến việc làm cách mạng. Nếu Khánh không tự sẵn sàng làm những gì cần làm, Trí Quang đã thông báo cho tòa Đại sứ Mỹ hay, là Phật giáo đồ sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc bắt tay vào một chiến dịch ‘bất hợp tác’ để buộc Khánh phải đi đến lựa chọn sau cùng giữa Phật tử và những tướng lãnh mà Trí Quang tin là đảng viên của Cần Lao hoặc Đại Việt. Vì rõ ràng có vẻ không có sự khác biệt giữa việc bị cộng sản hay người của Cần Lao đàn áp, Trí Quang cảnh cáo rằng Phật giáo đồ sẽ rút khỏi cuộc đấu tranh chống cộng và để người Mỹ và người Thiên Chúa giáo chiến đấu một mình nếu Khánh thất bại trong việc thanh trừng chính phủ của ông ta[29].”
Kết luận: Sau này, Trí Quang đã sống thân phận người tù không bản án ữtrong suốt 44 năm ròng!! Giữ thinh lặng và không một lần lên tiếng. Nghĩ mà tội cho bản thân ông. Nay thì ông đã thật sự được “giải phóng”. Ông sống đến năm 2019 mà như thể đã chết từ năm 1975.
Cuối cùng, rốt ráo chỉ cộng sản tàn bạo mới bịt được miệng ông.!!!
——————————
[1]: Những nguồn khác cho biết Phan Quang Đông là sinh viên sĩ quan Thủ Đức (4-9, 1954) đào ngũ, nhân viên sở Nghiên cứu Chính trị từ tháng 2, 1955. Chỉ huy trưởng Trung tâm Kiểm Thính Huế từ tháng 5, 1961 (thực ra là cơ quan tình báo của chính phủ VNCH hoạt động ở bắc vĩ tuyến 17.) Nguồn: Bản sao “Khẩu cung phan quang đông” (cán bộ Việt-Cộng lộn sòng trong hàng ngũ Quốc Gia), Trần Văn Cư, Chủ sự phòng Cảnh Sát, Nha Cảnh Sát Quốc Gia Miền Bắc Trung Nguyên Trung Phần. Huế, Ngày 8 tháng 5 năm 1964
Nhận xét
Đăng nhận xét