BUÔN VUA BÁN NƯỚC

BUÔN VUA BÁN NƯỚC

Biếm họa BaBui


Trần Thị Hải Ý

 

BUÔN VUA 

Đọc sách sử nước Tàu thời kỳ Chiến Quốc thì không ai không nhớ danh tiếng của Lã Bất Vi ở nước Vệ (1), lái buôn có biệt tài mua quan bán chức, và đỉnh điểm là buôn cả vua! Thật xứng danh “thiên hạ đệ nhất kỳ thương”! 

Một lần, khi bàn đến chuyện buôn bán, Lã Bất Vi hỏi cha:

– Làm ruộng lợi gấp mấy?

– Cha đáp: Lợi gấp mười.

Vi lại hỏi:

– Buôn châu ngọc lợi gấp mấy?

Cha đáp: Lợi gấp trăm.

Vi hỏi tiếp:

 Buôn gì lãi nhất?

Cha đáp: Buôn vua.

Lã Bất Vi khắc tâm câu trả lời của cha. 

Trong một lần đi buôn tại nước Triệu (2), Lã Bất Vi đã có cơ hội gặp gỡ công tử Dị Nhân (sau đổi tên thành Tử Sở) của nước Tần đang làm con tin ở nước Triệu. Thời đó, An Quốc Quân (Tần Hiếu Văn) có hơn 20 người con, lại có người yêu nhất được lập làm chính phu nhân, gọi là Hoa Dương phu nhân. Hoa Dương phu nhân không có con. Doanh Tử Sở là con giữa của An Quốc Quân. Mẹ Tử Sở là Hạ Cơ phu nhân, không được vua trân trọng nên Tử Sở phải làm con tin của Tần ở nước Triệu. Nước Tần mấy lần đánh nước Triệu, nên nước Triệu bạc đãi Tử Sở, do dó sống trong cảnh khốn khó. 

Lần nọ, trông thấy công tử Doanh Tử Sở nước Tần, Lã Bất Vi bèn nghĩ bụng: “Món hàng này lạ, có thể buôn được!”.

Nghĩ rồi Lã Bất Vi bèn đến nói với Tử Sở:

– Tôi có thể làm cửa nhà ngài lớn lên.

Tử Sở cười: 

– Ông hãy tự làm cho cửa nhà ông lớn lên trước đã rồi hãy làm đến cửa nhà tôi. 

Lã Bất Vi nói: 

- Thế thì ngài không biết rằng cửa nhà tôi phải đợi cửa nhà ngài mới lớn được. 

Tử Sở hiểu ý. 

Tiếp theo, Lã Bất Vi dâng người thiếp xinh đẹp, đàn hát hay múa giỏi tên là Triệu Cơ, đã có bầu với mình cho Tử Sở. Doanh Tử Sở lập Triệu Cơ làm phu nhân. Sau đó, Triệu Cơ phu nhân sinh ra đứa con trai là Doanh Chính.

 

Lã Bất Vi phóng khoáng cung phụng tiền tài vàng bạc cho Tử Sở nuôi đãi tân khách, mua nhiều vật quý của lạ mang về Tần, tìm cách đút lót, xin gặp bằng được Hoa Dương Phu nhân vì biết bà này rất được vua Tần sủng ái nhưng lại không có con. Nhân đó Lã Bất Vi hết lời ca ngợi Tử Sở, rằng dù thân ở Triệu nhưng tâm Tử Sở hằng nhớ bà ở Tần. Rồi khuyên bà nhận Tử Sở làm nghĩa tử để làm chỗ dựa về sau. Hoa Dương phu nhân khoái nhĩ động tâm, đồng ý. 

Nhân dịp thủ thỉ bên long sàng, Hoa Dương phu nhân xin An Quốc Quân lập Tử Sở làm con nối dõi. An Quốc Quân nghe theo. An Quốc Quân (Tần Hiếu Văn Vương) mất, Tử Sở nối ngôi thành Tần Trang Tương Vương. 

Tần Trang Tương Vương (Doanh Tử Sở) lên ngôi không bao lâu thì mất, Lã Bất Vi dốc toàn lực tiền tài của cải và tài miệng lưỡi để đưa Tần Doanh Chính lên làm hoàng đế lúc mới 13 tuổi. Đó là Tần Thủy Hoàng Đế – hoàng đế đầu tiên thống nhất nước Tàu. 

Khi Tần Thủy Hoàng còn nhỏ (13 tuổi), Lã Bất Vi tư thông với thái hậu Triệu Cơ (thiếp cũ), về sau sợ lộ, ông ta đưa Lao Ái (tức Liệu Ái) vào cung, vờ làm cận vệ hoạn quan “hầu hạ” Thái hậu Triệu Cơ. Lao Ái được Triệu Cơ yêu thích, sinh hai đứa con với hắn, do vậy hắn nảy nòi dã tâm: Lập con mình lên ngôi hoàng đế sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời. 

Vì thế, triều đình nhà Tần lúc bấy giờ chia làm ba phe: Vua (Tần Thủy Hoàng) – Thừa tướng (Trọng phụ Lã Bất Vi) – Thái hậu (Triệu Cơ, kẻ núp sau hàm răng chắc Lao Ái). 

Chuyện bị phát giác, Tần Thủy Hoàng giết Lao Ái và giết luôn hai người em cùng mẹ khác cha, giam mẹ ruột là thái hậu Triệu Cơ ở đất Ung. 

Và kẻ mà Tần Thủy Hoàng muốn nhắm đến, chính là trọng phụ Thừa tướng đương triều Lã Bất Vi – người đã hy sinh tất cả để đưa ông lên ngôi hoàng đế – kẻ đã gây cho ông nỗi nhục nhã uất hận vì đã tư thông với thái hậu Triệu Cơ khiến ông mãi là một đứa con khó xác định ngọn nguồn gốc gác, và cũng chính là kẻ đã làm nảy thêm một cái ung nhọt không thể tha thứ với việc đưa “hoạn quan” Lao Ái đến hầu hạ thái hậu, suýt làm đổ triều chính. 

Một kết cuộc bi thảm, Lã Bất Vi vì con mà đành phải uống thuốc độc tự kết liễu, thọ 57 tuổi (292 TCN – 235 TCN). 

Tần Thủy Hoàng đột tử ở tuổi 49 (259 TCN - 210 TCN), trị vì 37 năm, trong đó xưng vương 25 năm, xưng đế 12 năm. Ba năm sau đó, nhà Tần bị diệt vong dưới thời Tử Anh Tần Nhị Thế tức Doanh Hồ Hợi… Công-tội và thảm kịch BUÔN VUA của Lã Bất Vi và Tần Thủy Hoàng đều đã lưu danh thiên cổ, lưu xú vạn niên.

 

Biếm họa BaBui

BÁN NƯỚC 

Và tôi nhớ mãi 2 câu phát biểu ý tại ngôn ngoại thâm trầm tràn lan trên mạng xã hội: 

 "Khi sống, không phụng dưỡng cha mẹ, chối bỏ tên họ đã được đặt cho, cho nên khi chết mãi mãi không được chôn" (Phạm Thị Yến, phó trụ trì chùa Ba Vàng). 

Tôi hiểu bà Phạm Thị Yến muốn ám chỉ một đại nghiệp báo. Và tôi không thể không liên tưởng tới Xác Chết Loạn Sơn Hà mà ông Trần Việt Phương – tên thật Trần Quang Huy, thư ký riêng của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Phạm Văn Đồng từ năm 1949 đến 1969 từng nhận định:

“Trong lịch sử nghìn năm giữ nước của Việt Nam, chưa thời đại nào ngây thơ, mất cảnh giác với Trung Quốc như thời đại Hồ Chí Minh”. 

(trích “Miếng bả chủ nghĩa Quốc tế vô sản trong tay Trung Quốc” – Huy Đức Trương Huy San, 22/04/2020).

https://vanviet.info/tren-facebook/mieng-ba-chu-nghia-quoc-te-v-san-trong-tay-trung-quoc/

Và Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng chính là đồng phạm ấn ký Công hàm 14/9/1958, trong đó ghi rõ “tán thành và tôn trọng bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc". 

Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_h%C3%A0m_n%C4%83m_1958_c%E1%BB%A7a_Th%E1%BB%A7_t%C6%B0%E1%BB%9Bng_Ph%E1%BA%A1m_V%C4%83n_%C4%90%E1%BB%93ng 

Công hàm Phạm Văn Đồng 1958 có xứng là Văn Tự Bán Nước không? Và Xác chết loạn sơn hà cũng thật xứng tạng “cha già dân tộc” tự phong ngoại hạng:

1-. Ngày sinh: 4 Thẻ căn cước khác nhau.

2-. Ngày mất: 2 ngày khác nhau.

3-. Tên họ, bút danh, bí danh: 175 cái khác nhau.

4-. Cha mẹ, giòng tộc, học vấn, nghề nghiệp, vợ con: nhập nhằng không rõ ràng.

Thảo nào hơn nửa thế kỷ qua đã có thơ rằng:

“Bên kia biên giới là tình,

Bên này biên giới cũng mình với ta.”

“Bác Mao không ở đâu xa,

Bác Hồ ta đó chính là bác Mao!”

(Liên khúc Tố Hữu & Chế Lan Viên)

Công-tội BÁN NƯỚC nêu trên và video minh hoạ đính kèm thì sao, bạn đọc nghĩ thế nào?                                                       

 


Trần Thị Hải Ý

(Soạn lại theo sách Sử Ký của Tư Mã Thiên và nguồn hình ảnh video-clip, tài liệu sưu tầm trên Internet). 

_________________________________

(1) Nước Vệ: Nay thuộc 2 tỉnh miền bắc Hà Nam và miền nam Hà Bắc, Trung Quốc.

(2) Nước Triệu: Nay thuộc Nội Mông Cổ, phía nam Hà Bắc, Trung Quốc.

 


Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 219

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 217

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 218

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025