"America First" có nguy cơ 

trở thành "America Alone"

 


 Sau tám năm đàm phán, những người đứng đầu chính phủ của 15 quốc gia châu Á đã ký kết thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới vào Chủ nhật 15-11-2020. RCEP là viết tắt của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực hay "Hiệp định Kinh tế Toàn diện Khu vực" Regional Comprehensive Economic Partnership. Trong vòng 20 năm tới, quan thuế và các rào cản thương mại khác sẽ được dỡ bỏ trong khu vực thương mại tự do mới này. Việc ký kết, được thực hiện online do đại dịch, đã được chào đón nhiệt tình trong khu vực. 

Tờ Asia Times viết: Hiệp ước báo trước sự khởi đầu của thế kỷ châu Á.

Các mục tiêu của RCEP có thể mang ít tham vọng hơn so với thị trường nội địa châu Âu và khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ. Nhưng quy mô rất lớn. Hơn một phần tư dân số thế giới, khoảng 2,2 tỷ người, sống trong các nước thành viên, họ đại diện cho 30% sản lượng kinh tế toàn cầu. Nhật Bản, Úc - cùng với Trung Quốc. 

Nhưng trước hết là RCEP lần đầu tiên ràng buộc các đồng minh thân cận nhất và quan trọng nhất của Mỹ ở Nam Thái Bình Dương - Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia - với Trung Quốc.

Mỹ tê liệt trong chính sách đối ngoại

RCEP được đưa ra vào thời điểm các nước công nghiệp phát triển ở phương Tây đang phải gánh chịu hậu quả của đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19 và Hoa Kỳ đang tê liệt vì lộn xộn chính trị trong nước. Trong khi đó thì tất cả đã có thể diễn tiến hoàn toàn khác hẳn. 

Sau khi đắc cử năm 2008, Barack Obama tự gọi mình là "Tổng thống Thái Bình Dương đầu tiên".

 Ông tìm cách để bảo đảm vị thế của Hoa Kỳ ở châu Á và trước hết là để chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc, quốc gia mà kể từ năm 2000 đã phát triển từ một quốc gia mới nổi trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.

Các nước tham gia RCEP

Nằm trong khuôn khổ “Pivot to Asia” của Obama, chính sách đối ngoại xoay trục sang châu Á được tuyên bố rõ rệt vào năm 2011, cũng là việc thúc đẩy quan hệ thương mại với các nước láng giềng của Trung Quốc. Trong chiến dịch tranh cử, Obama đã chỉ trích các hiệp định thương mại tự do là bán tháo công nhân Mỹ. 

Tuy nhiên, khi là Tổng thống, ông đã cố gắng đưa ra Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp định thương mại tự do bao gồm hầu hết các nước thành viên giống như RCEP ngày nay - với sự khác biệt là Trung Quốc đứng ở ngoài. TPP cũng được coi là một sáng kiến ​​chống lại dự án Vành đai và Con đường của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Kể từ năm 2013, các dự án đã được gộp lại dưới cái tên này nhằm thúc đẩy lợi ích của Trung Quốc bằng cách mở rộng cơ sở hạ tầng và quan hệ thương mại tại hơn 60 quốc gia, bao gồm cả Đức.

Quan thuế trừng phạt, chiến tranh thương mại và không có thỏa thuận

TPP đã sẵn sàng được ký kết vào năm 2016, nhưng người thắng cử Donald Trump - người mà việc chỉ trích các hiệp định thương mại tự do là một trong những chủ đề quan trọng nhất trong chiến dịch tranh cử của mình - đã từ bỏ sự tham gia của Hoa Kỳ. 

Đó là một trong những hành động đầu tiên của ông ấy. Thay vào đó, Trump hứa sẽ thực hiện các thỏa thuận thương mại song phương nhằm chủ yếu phục vụ lợi ích của Mỹ.

RCEP chiếm đến 1/3 nền kinh tế toàn cầu (Financial Times)
 

Trong khuôn khổ của chính sách "Nước Mỹ trên hết" của ông, Tổng thống Trump thậm chí còn bắt đầu áp đặt những mức thuế trừng phạt đối với các đồng minh như Canada, Mexico và các nước thành viên EU. Ông đe dọa liên tục nước Đức với mức thuế cao hơn cho ôtô nhập khẩu. Ông đã tiến hành một cuộc chiến thương mại chống lại Trung Quốc, chỉ kết thúc bằng một thỏa hiệp tạm thời vào cuối năm 2019. 

Tuy nhiên, ảnh hưởng chiến lược của Trump, Hoa Kỳ hiện không phải là thành viên của RCEP lẫn thành viên của Hiệp định Toàn diện và Tiến bộ về Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, một hiệp định mà các thành viên TPP còn lại đã cùng tham gia. Ngược lại, RCEP cho họ Tập cơ hội để quyết định trật tự thương mại trong khu vực kinh tế quan trọng này. Sức nặng của Trung Quốc trong thỏa thuận còn được củng cố thêm sau khi Ấn Độ hủy bỏ tư cách thành viên RCEP vào phút chót. Các công ty Ấn Độ lo ngại sự cạnh tranh từ hàng nhập khẩu rẻ hơn. Các đồng minh của Mỹ cũng nhận thức được điều này.

America First" có nguy cơ trở thành "America Alone" (Getty Images)

 Biden không nói rõ

Đặc biệt giới lãnh đạo Nhật Bản hy vọng rằng Joe Biden sẽ tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương sau khi nhậm chức Tổng thống mới của Hoa Kỳ. Nhưng trong chiến dịch tranh cử, Biden, người từng tham gia đàm phán TPP với tư cách là phó tổng thống của Obama, đã không nói rõ điều gì. 

Ông cho biết ông không muốn ký kết bất kỳ hiệp định mới nào trong thời điểm hiện tại mà tập trung vào việc chống lại đại dịch và suy thoái. Chắc chắn đó là những ưu tiên của ông ấy. Nhưng cũng đúng là tự do thương mại đã trở nên độc hại về mặt chính trị. 

Điều này có thể được nhìn thấy ở nhiều cử tri bỏ phiếu cho Trump, những người quay lưng lại với đảng của Biden cũng bởi vì người của đảng Dân chủ đã phớt lờ những kẻ thua cuộc trong toàn cầu hóa. 

Vì vậy mà "America First" có nguy cơ trở thành "America Alone".

*

Phan Ba dịch từ Die Zeit

(ThenewViet)

** 

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 219

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 218

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025