"Poll Workers"

Những người bảo vệ thầm lặng 

nền dân chủ Mỹ


  

Trong lúc tổng thống sắp mãn nhiệm Donald Trump liên tục cáo buộc bầu cử gian lận, nhưng không đưa ra được bằng chứng, nhật báo Pháp La Croix ngày 13/11/2020, có bài viết giới thiệu về công việc thầm lặng của các poll workers, « những người bảo vệ nền dân chủ Mỹ ». 

La Croix trước hết đưa độc giả đến với một quận ở Pennsylvania, nơi Liz Brooks, 63 tuổi, làm việc với tư cách tình nguyện tại một địa điểm bỏ phiếu. Tiếp đón cử tri đến bầu, giám sát các văn phòng, kiểm tra danh tính cử tri… Những người tình nguyện này, nhận được một khoản đài thọ rất nhỏ, có trách nhiệm bảo đảm cuộc bỏ phiếu diễn ra đàng hoàng. 

Các quy định đối với những người làm việc tại các phòng phiếu khác nhau, tùy theo mỗi tiểu bang, thậm chí tùy theo mỗi quận. Tuy nhiên có một điểm chung:  « trước khi mở cửa phòng phiếu, tất cả đều tuyên thệ sẽ làm tất cả để tránh xảy ra gian lận. Đây là một thời điểm quan trọng », theo lời cô Kaya Rodrigues, 18 tuổi, tình nguyện viên bầu cử, tại Las Vegas. 

Trở lại với phòng bỏ phiếu ở Philadelphia, nơi Liz Brooks làm việc. Ngày bầu cử 03/11, Liz Brooks cùng một số tình nguyện viên khác đảm nhiệm việc ghi tên của cử tri dưới sự giám sát của một « người phụ trách bầu cử », được cử tri bầu lên với nhiệm kỳ 4 năm. Những tình nguyện viên được giao nhiệm vụ kiểm tra các « máy bỏ phiếu ». 

Máy bỏ phiếu, là nơi cử tri đưa ra lựa chọn, bằng cách chạm tay vào bề mặt màn hình.  Việc sử dụng máy bỏ phiếu bắt đầu được phổ biến rộng rãi, kể từ sau vụ bê bối phiếu bầu tại bang Florida năm 2000, do máy đục lỗ phiếu bầu, cho ra kết quả sai lớn. Tuy nhiên, do máy bỏ phiếu đắt tiền (khoảng 3.000 đô la), nhiều quận trở lại với giải pháp thủ công, hỗn hợp. Vừa điền phiếu bằng tay, vừa chụp lại lá phiếu bằng scanner. 

Theo tình nguyện viên phụ trách bầu cử Liz Brooks, đây là cách thức bỏ phiếu rất đáng tin cậy, một mặt, có được bản gốc bằng giấy, mặt khác, máy có thể ngay lập tức kiểm tra xem cử tri có điền đúng vào phiếu bầu không, Nếu không, người bỏ phiếu có cơ hội chỉnh lại phiếu bầu. Kết quả sau đó được ghi lại vào thẻ điện tử, rồi chuyển về một trung tâm lưu trữ. 

La Croix đặt câu hỏi : Liệu gian lận bầu cử quy mô lớn có thể xảy ra như ông Donald Trump tuyên bố không? Tổng thống sắp mãn nhiệm đặc biệt nghi ngờ về độ tin cậy của 64 triệu phiếu bầu qua bưu điện, thường đa số ủng hộ bên Dân Chủ. 

Tuy nhiên, theo La Croix, các phiếu bầu đi qua con đường này được quản lý nghiêm ngặt. Nhiều quan sát viên trung lập hoặc đại diện các đảng phái có thể tham gia vào việc kiểm phiếu tại các văn phòng trung tâm. 

Về phần mình, các poll workers - tình nguyện viên bầu cử- kiểm danh tính, không để cho cử tri bỏ phiếu hai lần. Thậm chí tại 18 tiểu bang của Mỹ, các tình nguyện viên bầu cử còn phải tiếp xúc lại với cử tri, để xác định xem chữ ký trong thư gửi qua bưu điện có đúng là chữ ký của công dân này hay không. 

Theo giáo sư Natalie Scala, Đại học Towson, chuyên về an ninh bầu cử, tại Mỹ, « nhờ cách kiểm soát này, chúng tôi chưa bao giờ thấy gian lận ở quy mô có thể làm thay đổi kết quả bầu cử ». 

Tại một quận ở tiểu bang Michigan, trong cuộc bầu cử lần này, hàng nghìn phiếu bầu của cử tri ủng hộ Cộng Hòa được chuyển thành cho ứng viên Dân Chủ đã « nhanh chóng được phát hiện ». 

Sai lầm được xác định là do máy sao chụp phiếu bầu trục trặc. 

*

RFI Viet  13/11/2020

**


Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 219

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 218

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025