ĐỪNG GÁY TRƯỚC RẠNG ĐÔNG

(Chú thích của TỰ DO: Jump the gun: thành ngữ (idiom) tiếng Anh:
 Hành động quá sớm khi chưa đúng thời cơ.)
 


Trần Thị Hải Ý
 


“Tóm lại, phải chờ đến ngày 06/01/2021 thì mới rõ ai thắng ai thua, ai cười ai khóc theo Hiến định. Xin nhắc lại: Chưa qua Giao thừa đâu đã Tết. Do đó, quý vị pro TT Trump cần phải giữ bình tĩnh và quý vị pro Biden đừng vội gáy trước rạng đông”.

Ở Việt Nam ai cũng biết, hiểu và sợ câu thành ngữ “chưa qua Giao thừa đâu đã Tết”. Thời hiện đại, quả báo câu này đã rất nhiều lần linh nghiệm với bệnh nổ, thói cầm đèn chạy trước ô tô của các đại đồng chí như TBT-CTN Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam...v.v. 

Thế giới Âu-Mỹ có nhiều câu hàm nghĩa tương đương, Hải Ý em tự tiện đơn cử một vài: 

1-. “It ain't over till the fat lady sings” tạm dịch là “Việc đó vẫn chưa kết thúc cho đến khi bà mập cất tiếng hát”.

2-. “Do not nape before daybreak” nghĩa tương đương là “đừng gáy trước rạng đông” hay “đừng gáy quá sớm”.

3-. “Don’t put the cart before the horse” nghĩa tương đương là “đừng đặt cái cày trước con trâu”.

4-. “Don’t count your chickens before they hatch”, nghĩa tương đương là “Nói trước, bước không qua”.

Bài này liên tưởng tới cuộc Tổng tuyển cử 2020 ở Mỹ, đặc biệt cuộc đầu phiếu phổ thông chức danh Tổng thống và PhóTổng thống giữa 2 cặp đối thủ Donald Trump-Mike Pence và Joe Biden-Kamala Harris ngày 03/11/2020 vừa qua. 

Cho đến hôm nay (08/11/2020), ở  6 tiểu bang chiến địa việc kiểm phiếu vẫn chưa xong, vẫn còn nhùng nhằng vì gian lận số phiếu và sự chênh lệch giữa số cử tri ghi danh và số cử tri đầu phiếu; do đó nảy ra lùm xùm vì tranh chấp pháp lý nọ kia. Thế nhưng hôm qua (07/11/2020) ứng viên Joe Biden đã ngang nhiên tuyên bố liên danh Biden-Harris của ông đã đắc cử!

Giới truyền thông cánh tả trên đất Mỹ cũng như bên Liên Âu đồng loạt ăn theo nói leo sự đắc cử trước khi có kết quả chung cuộc và chính thức của ông Joe Biden làm Hải Ý em nhớ lại mấy vụ quả báo vì thói “gáy trước rạng đông” trong hình minh hoạ dưới đây mà Hải Ý em chủ quan tin rằng ai từng đọc sử Hoa Kỳ hoặc ít nhất từng theo dõi chuyện bầu cử ở Mỹ từ năm 2000 đều biết và chưa quên.



BẦU CỬ MỸ 2020: VÀI MỐC THỜI GIAN CẦN GHI NHỚ (*)

► Ngày 03/11/2020: Tổng tuyển cử.

► Trong vòng 2 tuần sau ngày 03/11/2020, các tiểu bang tiến hành kiểm đếm phiếu và công bố kết quả chính thức.

► Ngày 08/12/2020:  Hạn chót cho các tiểu bang xử lý dứt điểm các tranh chấp về phiếu bầu.

► Ngày 14/12/2020: Các Đại cử tri (Cử tri đoàn, đại diện 50 tiểu bang = 538 phiếu) nhóm họp tại thủ phủ của từng tiểu bang để bỏ phiếu bầu Tổng thống.

► Ngày 23/12/2020: Hạn chót để các tiểu bang gửi phiếu bầu của các Đại cử tri về trụ sở Hạ viện (tương đương Quốc hội ở các nước khác).

► Ngày 06/01/2021: Sẽ có phiên họp hỗn hợp đặc biệt gồm cả Thượng viện và Hạ viện.
* Nếu không có ai đạt đủ 270 /538 phiếu Đại cử tri (Electoral college), Hạ Viện sẽ bầu Tổng thống – mỗi tiểu bang 1 phiếu – cho tới khi có người hội đủ đa số 26/50 phiếu (26/50 tiểu bang). Thượng Viện sẽ bầu Phó Tổng thống.

Sau ngày 06/01/2021, người chiếm đa số phiếu (270/538) mới chính thức trở thành Tổng thống đắc cử (President-elect).

► 20/01/2021: Ngày Tổng thống đắc cử tuyên thệ nhận chức, làm chủ White House trong 4 năm.

Tóm lại, phải chờ đến ngày 06/01/2021 thì mới rõ ai thắng ai thua, ai cười ai khóc theo Hiến định. Xin nhắc lại: Chưa qua Giao thừa đâu đã Tết. Do đó, quý vị pro TT Trump cần phải giữ bình tĩnh và quý vị pro Biden đừng vội gáy trước rạng đông.



*


Trần Thị Hải Ý
Công dân Bỉ gốc Mít đặc

(*) Tham khảo từ Internet.
 
**




 

 

 

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 219

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 218

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025