Chuyển đến nội dung chính

 Liên Hiệp Âu Châu Và EVFTA

 


 

 Hà Minh Thảo

 

Tháng 10/2010, Thủ tướng Việt Nam và Chủ tịch Liên hiệp Âu châu (LHÂC) khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Liên hiệp Âu châu và Việt Nam (EVFTA, European Union-Vietnam Free Trade Agreement).

Tháng 06/2012, Bộ trưởng Công Thương Việt Nam và Cao ủy Thương mại LHÂU đã tuyên bố đàm phán Hiệp định này. Tháng 12/2015, cuộc đàm phán kết thúc và bắt đầu duyệt xét pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết Hiệp định và tháng 06/2017: Hoàn thành công tác này.

Tháng 09/2017: LHÂC đề nghị đối tác tách đôi thành:

- Hiệp định Thương mại tự do bao gồm toàn bộ nội dung hiện nay nhưng phần đầu tư sẽ chỉ bao gồm tự do hóa đầu tư trực tiếp ngoại quốc. Với Hiệp định này, LHÂC có quyền phê chuẩn và đưa vào thực thi tạm thời.

- Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA, Investment Protect Agreement) bao gồm nội dung bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp đầu tư. IPA phải được sự phê chuẩn vừa từ Nghị viện Châu Âu lẫn của Cơ quan Lập pháp các nước thành viên thì mới có thể thực thi.

Tháng 06/2018: Việt Nam và LHÂC đã đồng ý việc tách riêng này thành hai hiệp định.

Ngày 17.10.2018, Ủy ban Âu châu (European Commission, Hành pháp LHÂC) đã chính thức chấp thuận EVFTA và IPA. Ngày 25.06.2019: Hội đồng Âu châu (European Council gồm Tổng thống và Thủ tướng) đã phê duyệt cho phép ký hai Hiệp định này. Ngày 30.06.2019: hai Hiệp định đã được ký kết. Ngày 12.02.2020: Nghị viện Âu châu (European Parliament) đã thông qua cả hai hiệp định.

Lợi ích mà EVFTA hy vọng mang lại là thúc đẩy gia tăng thương mại hai chiều, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, cải thiện quy mô xuất khẩu của nhiều ngành thế mạnh như nông sản, dệt may, thủy sản. Kể từ ngày 01.08.2020, EVFTA đã chính thức có hiệu lực.

I./ NGHỊ VIỆN ÂU CHÂU TỰ ÐỂ BỊ GẠT.

A.- Ðể các dân biểu Nghị viện Âu châu (NVÂC), Cơ quan Lập pháp này đã đề chọn dân biểu âu châu Jan Zahradil (Czech) làm báo cáo viên các cuộc đàm phán thương mại giữa LHÂC và Việt Nam, đã có các liên hệ bất chính với Cộng đảng Việt, vi phạm Bộ quy tắc ứng xử NVÂC. Ông được chúng giao chức Chủ tịch Hội đồng tư vấn cho Liên đoàn các hiệp hội người Việt hải ngoại ở Âu châu (FOVAE) năm 2016. Như vậy, các báo cáo của ông có có trung thực không? Sau khi báo EU Observer cáo buộc sự cộng tác này, ông đã phải từ chức ngày 10.12.2019.

B.- Quà champagne. Ngày 21.01.2020, Ủy ban Thương mại Quốc tế Nghị viện Âu châu (UBTMQT/NVAC) đã thông qua các khuyến nghị của báo cáo viên về hai Hiệp định nói trên. Bằng 29 phiếu thuận, 6 chống và 5 trắng, cuộc biểu quyết được tiếp tục tại phiên họp khoáng đại. (H2. Champagne của vc mua chuộc dân biểu EU)

 
 

Dân biểu Saskia Bricmont, đã bỏ phiếu ‘chống’, nói: « Tôi thật sự sốc khi các đồng viện chỉ tuân theo tiếng gọi từ các chính phủ mặc dù có những nỗ lực từ phía Cộng đồng người Việt hải ngoại và các Tổ chức phi chính phủ quốc tế như Tổ chức theo dõi Nhân Quyền (Human Right Watch), Phóng viên không Biên giới (Reporters Sans Frontière), Ân Xá Quốc tế (Amnesty International) tố cáo về tình trạng đàn áp Nhân Quyền tại Việt Nam». Bà cho rằng việc thông qua hai hiệp định này là mâu thuẫn với nghị quyết về Tù nhân Chính trị mà chính NVÂC đã biểu quyết tháng 11/2018. Theo tổ chức ‘Người Bảo vệ Nhân quyền’, hiện Việt Nam đang giam giữ 239 Tù nhân Lương tâm; riêng năm 2019, họ đã bắt giữ 38 người hoạt động trong nước và một người ở ngoại quốc. Những tù nhân lương tâm này thường bị kết án bởi các điều khoản liên quan đến an ninh quốc gia trong Bộ Luật Hình sự. Đây là các điều khoản bị quốc tế chỉ trích là mù mờ.

Trước đó, ngày 20.01.2020, dân biểu Ellie Chowns, người Anh, thành viên UBTMQT/NVÂC, đã viết: « Ngày mai, UBTMQT/NVÂC bỏ phiếu về EVFTA. Hôm nay, tôi nhận được ở văn phòng quà champagne từ đại sứ quán Việt Nam. Hoàn toàn không phù hợp và trắng trợn. Tôi sẽ trả lại cho họ, giải thích rằng thả tù nhân chính trị sẽ ảnh hưởng tới tôi hơn... ».  (H3.  Dân biểu Ellie Chowns ).
 
 


Trên Twitter, đại sứ Việt Nam Vũ Quang Minh viết: « Tây hay Ta thì cũng có kẻ thiếu văn hoá kém văn minh… Người đã viết và đăng tin này mới là người phải tự xấu hổ vì thiếu lịch sự và vô văn hóa, cả văn hóa giao tiếp lẫn văn minh chính trị. Nếu sứ quán Việt Nam có tặng thì cũng là chúc Tết năm mới thông thường, không có gì đặc biệt hay có âm mưu mua chuộc đút lót, giá trị quà quá nhỏ.
 
Ngay cả nếu người nhận không hài lòng thì họ có thể gửi trả lại hoặc từ chối nhận khi được đưa đến. Việc đăng kiểu này chỉ là một chiêu đánh bóng chính trị rẻ tiền, thiếu văn hoá. Hy vọng đây không phải tin thật. Không thì bà này xấu hổ chết, và nên từ chức ». Cuối bài, ông Minh nói bà Chowns là kẻ nói láo mà ông viết trẹo chữ Anh là ‘a lier’ thay vì ‘a liar’, ngụ ý bà Chowns đã nhận được rượu từ lâu nhưng giờ rồi mới lên tiếng.

Ðáp lời, bà Chowns viết : « Tôi nghĩ những lời của vị đại sứ bôi bẩn ông ấy chứ không phải tôi ». Về ngày nhận quà biếu, bà nói bà thấy quà ở văn phòng tại Brussels, Bỉ hôm 20/1 vì trước đó NVAC họp ở Strasbourg, Pháp, nên bà đã có mặt ở đó. Bà biết rằng một số dân biểu khác đã nhận được quà từ trước Giáng Sinh và bà không hiểu sao bà chỉ nhận được tuần này. Ngày trao quà không phải là vấn đề. Vấn đề là khi tặng quà như vậy, thứ mà tôi hiểu là chai champagne vô cùng đắt, cho các thành viên Uỷ ban trước quyết định về một hiệp định thương mại, ấn tượng tạo ra là các vị này có thể bị gây ảnh hưởng. Nếu không thì tặng quà như vậy để làm gì? »

Việc trao đổi thông điệp giữa đôi bên được nhiều ngàn người đọc và góp ý mà, đáng lưu tâm là câu hỏi : « Ðây là quà tặng lần đầu tiên hay thường lệ? ». Nguyên tắc đạo đức, người đưa hối lộ lẫn người nhận đều mang tội.

C.- Cũng ngày 21.01.2020, Đại sứ LMÂC Giorgio Aliberti tại Hà Nội, đã gặp Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn để thảo luận về quan hệ LHÂC và Việt Nam. Theo đó, ông Aliberti đã nhắc lại mối quan ngại sâu sắc của LMÂC về sự kiện diễn ra ở xã Đồng Tâm và việc sử dụng bạo lực với bất kỳ hình thức nào, như đã được tuyên bố bởi Người Phát ngôn Cơ quan Ngoại giao EU. 
Thế mà các nghị sĩ không biết gì về việc cụ Lê Ðình Kình, 84 tuổi, bị 3.000 cộng quân xã súng bắn chết khi ngủ. Ðể sự việc được công bằng và minh bạch, thiết tưởng ông cũng cần nghe lời trình bày từ phía nạn nhân và nhân chứng.

Không biết Phái đoàn LHÂC tại Việt Nam đã góp ý cho LHÂC ra sao về EVFTA và tình hình nhân quyền ở Việt Nam, nhưng nhiều người vẫn nhớ rằng vào thời ông Bruno Angelet làm Trưởng phái đoàn này, đã là một trong những đại diện ngoại giao các nước hoạt động mờ nhạt nhất về nhân quyền, hầu như không có tác động nào đến nhà nước Việt Nam để cải thiện nhân quyền. Cá nhân ông Bruno là đề tài cho nhiều dư luận về việc hắn quá gần gũi với giới quan chức cộng đảng Việt, nên thường nói tốt cho chính quyền cộng sản trong khi né tránh các vụ đàn áp nhân quyền.

Do đó, kết quả 8 lần đối thoại nhân quyền LHÂC - Việt Nam trong những năm qua đã gần như số không. Có thể cho rằng đến 95% những khuyến nghị LHÂC về cải thiện nhân quyền đã bị nhà nước Việt Nam bỏ qua, sau khi hứa hẹn ngọt lịm. Một vài nội dung mà họ thực hiện về nhân quyền chỉ là giới tính - một vấn đề vô thưởng vô phạt mà không làm ảnh hưởng gì tới lãnh vực chính trị của chế độ độc đảng và độc tài ở Việt Nam.

D.- Sự kiện khác, ngày 10.11.2019, đôi tuần sau khi UBTMQT/NVÂC đến Việt Nam, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng đã gửi kiến nghị kêu gọi NVAC hoãn phê chuẩn EVFTA cho đến khi Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn Nhân Quyền.. Hôm 21.11.2019, ông đã bị bắt và bị khởi tố về tội ‘làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước’ theo điều 117 Bộ luật Hình sự. Ðã gần một năm tạm giam, ông chưa được xét xử.

Ð.- Với ngần đó cảnh cáo đến từ mọi giới, kể cả từ các đồng viện, họ vẫn bỏ ngoài tai để rồi bây giờ, LHÂC phải đi phản đối…

Ngày 12.02.2020, NVÂC đã phê chuẩn EVFTA với 401 thuận, 192 chống, 40 trắng và EVIPA với 407 thuận, 188 chống và 53 trắng. Phát biểu trước khi đầu phiếu, dân biểu Raphael Glucksmann (Pháp) nhắc đến trường hợp nhà báo Phạm Chí Dũng bị bắt và đề nghị NVÂC hoãn việc thông qua EVFTA cho đến khi nhà báo Phạm Chí Dũng được trả tự do vì ông bị bắt do viết thư cho chúng ta. Dân biểu Emmanuel Mauriel (Pháp) chỉ trích Thỏa hiệp Thương mại này ‘không mang lại lợi ích cho công dân bình thường mà chỉ làm lợi một phần nhỏ các công ty muốn tận dụng lao động ở nước ngoài’.  (H1. Phạm đoan Trang)
 
 

 
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới, ngày 26.05.2020, ra thông cáo báo chí về việc hai thành viên quan trọng, Phạm Chí Thành và Nguyễn Tường Thụy, của Hội Nhà báo Độc lập tại Việt Nam bị công an hôm 21.05.2020.

RSF yêu cầu trả tự do ngay cho hai nhà báo độc lập vừa nêu; đồng thời kêu gọi các đối tác thương mại với Việt Nam, trong đó có LHÂC và Hoa Kỳ, cần áp lực Hà Nội chấm dứt chiến dịch trấn áp mới này. Việc bắt giữ nhị vị đưa ra một cảnh báo vô cùng đáng sợ cho những người đang cố duy trì hoạt động tranh luận công khai tại Việt Nam.

Ông Phạm Chí Thành, chủ trang blog Bà Đầm Xòe, bị bắt ngày 21.05.2020, từng làm việc cho Đài Tiếng Nói Việt Nam và là tác giả Việt Nam hiện nay có viết cuốn sách tên ‘Nguyễn Phú Trọng: Thế thiên hành đạo hay đại nghịch bất đạo’. RSF đang xếp Việt Nam thứ 175/180 trong danh sách Tự do Báo chí Thế giới.

VOA ngày 28.05.2020 đưa tin : « Ủy ban về bắt giữ người tùy tiện của Liên Hiệp Quốc (Working Group on Arbitrary Detention- viết tắt WGAD) xác định Hà Nội đã vi phạm luật pháp quốc tế khi bắt giam blogger Phan Kim Khánh. Ủy ban này khẳng định ông Khánh bị bắt giữ chỉ vì đã thực thi một cách ôn hòa quyền tự do ngôn luận, Tổ chức nhân quyền Freedom Now cho biết trong một thông cáo báo chí : « Phan Kim Khánh đã bị giam cầm sai trái hơn 3 năm trong các điều kiện vô nhân đạo ».

Thật đáng trách các dân biểu đã ủng hộ VNCS khi VNCS đã từng tạo ra các biến cố chấn động :

- Với Hòa Lan qua vụ Trịnh Vĩnh Bình. Xin xem nội vụ qua VOA;

- Với Ðức qua vụ Trịnh Xuân Thanh mà nước này vừa bị mất tiền viện trợ chống khủng bố lẫn tiền đào tạo công an VNCS. Thủ tướng Ðức bị buộc phải bỏ qua vụ này để được buôn bán với VNCS.

Chưa hết, siêu vi Corona-19 gây chết người và kinh tế đình trệ cho nhiều nước LHÂU khiến chính phủ các nước này phải khuyến khích người dân tiêu thụ hàng sản xuất trong nước.

II./ THẤT VỌNG VÌ BỊ THẤT HỨA.

A.- LHÂC phản đối án tử hình.

Ngày 18.09.2020, một Tuyên bố chính thức từ LHÂC nêu quan điểm của mình :

« Ngày 14.09.2020, Tòa án Nhân dân Hà nội tuyên án tử hình đối với các bị cáo Lê Ðình Công và Lê Ðình Chức vì liên quan đến cuộc đối đầu bi thảm giữa người dân và lực lượng an ninh tại xã Ðồng Tâm ngày 09.01.2020.

LMÂC phản đối việc sử dụng hình phạt tử hình dưới mọi hình thức và trong mọi hoàn cảnh, đồng thời luôn kiên định kêu gọi xóa bỏ hình thức này trên toàn cầu. Hình phạt tử hình là tàn nhẫn và vô nhân đạo; và việc bãi bỏ hình phạt này là cần thiết để bảo vệ quyền được sống của mỗi người. Ngày càng có sự đồng thuận cao trên thế giới phản đối sự sử dụng hình phạt tử hình. LHÂC hối thúc Việt Nam thông qua việc tạm hoãn áp dụng án tử hình, coi đây là một bước đầu tiên hướng tới việc bãi bỏ.

Các báo cáo về những điều kiện và thủ tục tố tụng của phiên tòa làm dấy lên quan ngại sâu sắc về tính minh bạch và công bằng của phiên tòa này. LHÂC và các nước thành viên ủng hộ mạnh mẽ sự tôn trọng pháp quyền và được hưởng đầy đủ quyền được xét xử công bằng, như quy định tại Ðiều 14 Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã ký kết.

[Lập trường trên đây thật đáng đề cao. Nhưng vô cùng tiếc, các định chế Hành pháp và Lập pháp LHÂC đã dễ dàng thông qua khi biết hay không trường hợp anh Hồ Duy Hải bị tử hình oan sai từ ngày 01.12.2008 đến nay, trong một vụ án giết người mà các hung khí được mua từ chợ về làm vật chứng. Còn đáng thương hơn nữa khi biết mẹ phải tán gia bại sản và em gái nạn nhân phải bỏ việc làm để Kêu Oan cho Hải.]

B.- LHÂC đặt vấn đề với bộ công an…

Ngày 05.11.2020, một tháng sau ngày chị Phạm Ðoan Trang bị công an bắt giam, các Ðại sứ Giorgio Aliberti (LMÂC) và các nước Liên Âu khác tại Hà Nội có cuộc gặp với đại diện Bộ Công an để làm việc về vụ bắt giữ nhà hoạt động nhân quyền này. « Quyền tự do bày tỏ và tự do ngôn luận được ghi trong Hiến pháp Việt Nam và cần phải được tôn trọng », Đại sứ Aliberti viết trên Twitter và, sau đó, các Ðại sứ khác chỉ chép lại như vậy trên Twitter của mình. Cuộc can thiệp chỉ có thế thôi.

Giới thẩm quyền chính trị tự nhận là Thế giới Tự do luôn đề cao Nhân Quyền, nhưng khi Mua Bán (có mùi euros), thì họ quên điều đó. Ðúng thời điểm hiện nay, EVFTA hình thành thật đẹp đã không còn trong tay họ, nhưng kết quả tốt xấu đang trong tay siêu vi Corona–19 cực kỳ dã man, nhưng không nhận quà champagne.
*

Hà Minh Thảo 11/11/2020

(Theo Vietcatholic.News)

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 216

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 215

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 217