Nhạc Vàng - Nhạc Đỏ
Nhạc Vàng - Nhạc Đỏ
BBT/BCT (Bacaytruc.com): Thiết nghĩ để sớm cảm nhận được những lời phê bình của tác giả trong bài viết dưới dây, xin hãy xem video này trước để thưởng thức được sự rùng rợn trong cách trình diễn của nữ Ca sĩ "đỏ" Thanh Lam qua ca khúc "Phượng Yêu" và hãy đọc những lời bình luận của khán thính giả ở phần dưới video.
Nguyễn Ngọc Già
Báo Thanh Niên ra ngày 8 tháng Tư năm 2023 có bài "Thanh Lam: 'Phá nát' hay 'phá cách' nhạc Trịnh?" [1] của nhà báo Long Phạm. Trong bài báo này, ca sĩ Thanh Lam được gọi "một ca sĩ lớn của nền nhạc nhẹ Việt Nam" (!). Vậy, hãy nghe thử "ca sĩ lớn" trình bày nhạc phẩm "Phượng Yêu" [2]. Nếu đủ kiên nhẫn nghe ca sĩ Thanh Lam "hát", tại sao không đọc một số nhận xét của khán giả ở phía dưới bài hát (?!)
Tác giả Long Phạm còn cho biết, Thanh Lam là ca sĩ "sáng tạo, tiên phong cho cái mới". Có thể là như thế, nhưng "mới", "sáng tạo" gì đi nữa, người ca sĩ nên hiểu, họ có quyền truyền tải mọi cảm xúc đến cho khán giả, nhưng nhất định không bao giờ được truyền nỗi sợ hãi cho người xem (nghe), đó là điều tối kỵ, vì âm nhạc không phải là phim... kinh dị, dù phim kinh dị vẫn cần "cầu viện" âm thanh và đôi khi cả âm nhạc để đạt hiệu quả. Âm thanh không phải là âm nhạc.
Với phục trang áo dài màu tối, cô Thanh Lam đứng ... dang chân, lắc lư, gồng mình, vung tay, nhăn mặt và... tru tréo hơn là bày tỏ nỗi thất vọng về tình yêu, dù đó là một tình yêu thiết tha, chung thủy và bị bội phản. Cô như đang điểm mặt và đe dọa người đã bỏ r ơi cô bằng cách gào lên: "Tôi yêu anh đấy! Anh có yêu tôi không thì... bảo (!)". Nếu cô hóa trang thêm bằng một mái tóc giả dài lòa xòa, để biểu diễn bài hát này, khi cô cất giọng tới đoạn "yêu như loài ma quái" , nhất định cô phải được thừa nhận "đỉnh của đỉnh" về nghệ thuật... rùng rợn có một không hai mà nhạc sĩ Phạm Duy nên bật dậy để "lóng tai" "thưởng thức" (!). Dù sao cũng phải công nhận giọng cô trầm nhưng... ồm, làn hơi đầy và dài, kỹ thuật thanh nhạc quá tốt, âm vực rộng, nếu như cô đừng khoe giọng như cố nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 từng phàn nàn thì... "đỡ" hơn biết bao nhiêu.
Càng ê chề hơn với những khái niệm rất phổ biến mà các "diva", "ông hoàng", "bà chúa" nhạc Việt ngày nay h ay dùng: "Giọng ca đầy nội...lực" . À ra thế! Chỉ xin nhắc các vị, âm nhạc cần "nội tâm" chứ không cần khỏe như vâm, dùng cổ họng, dùn g dây thanh đới để "sỉ vả nhau" hay "hét vào tai nhau", vì các vị đang... hát, đang truyền cảm xúc cho khán giả, chứ không phải hù dọa, đe nẹt hay đuổi khán giả "chạy có cờ"! Hơi dài thì tốt, nhưng các vị đang hát chứ không phải thổi bong bóng! Giọng người ca sĩ thường được ví như chim, nhưng người đời cần: họa mi, sơn ca hay hoàng oanh chứ không cần đại bàng, kền kền hay diều hâu, mặc dù chúng cũng thuộc họ...chim! Người nghe cần thánh thót chứ không cần lảnh lót; người nghe cần trầm ấm chứ không cần ầm oàm như tiếng đại bác; người nghe cần nghe tiếng saxophone, trumpet chứ không cần nghe còi xe cứu thương, xe chữa cháy (!).
Có phải "nhạc trẻ" và cái gọi là "làm mới" như cô Thanh Lam đã góp thêm điều cần lý giải trong "tình yêu" ngày nay của lớp trẻ ?
Tại sao họ yêu nhau thật... "dễ", tại sao họ có thể đâm chém nhau một cách... "thoải mái" rồi khóc hu hu, tại sao họ có thể "sống thử", có thể rủ nhau tự tử dễ dàng, có thể tạt acid vào nhau, có thể phá thai như phá một mụn cóc, có thể vứt lăn lóc những trẻ sơ sinh như vứt một bọc rác, có thể rủ bạn bè bề hội đồng ngay chính người mà họ gọi là "người yêu" (!), có thể vừa âu yếm làm tình xong thì giết... ngay, có thể rủ nhau cùng buôn ma túy, có thể rủ nhau cùng giết người phi tang, có thể rủ nhau cùng cướp của ngay chính cha mẹ họ v.v... Họ là "sản phẩm" của "dây chuyền sản xuất" nào đây?! Ch ẳng lẽ "muốn xây dựng CNXH cần có con người XHCN" là thế này ?!.
Ông Nguyễn Phú Trọng chê trách tuổi trẻ Việt Nam [3] "phai nhạt lý tưởng, thờ ơ với thời cuộc, thích sống hưởng thụ, đua đòi", nhưng ông ta không biết hay cố tình phớt lờ, không dám nhận và chỉ ra, ở đó, còn có cả một vũng lầy tội ác ngập ngụa trong tuổi trẻ, đi kèm với tính nhẫn tâm và đầy "máu lạnh" trước nỗi đau của ngay chính người thân ruột thịt!
Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hình như chưa bao giờ chịu chiêm nghiệm, đúc kết và rút ra những bài học cay đắng, khi nhiều năm sau "giải phóng" họ đã xem rất nhẹ vai trò văn chương mà chỉ chú tâm và "lèo lái" nó đi vào "con đường trụy lạc" mang tên "chính trị".
Cao hơn, cái thứ "văn chương" sau "giải phóng" đã lần hồi làm tha hóa tâm hồn người Việt và nô dịch cho "lý tưởng cộng sản" - một loại lý tưởng không tưởng, mơ hồ, phi nhân tính.
Thế hệ trẻ ra đời, lớn lên, tiếp nối "tiền bối" cộng sản bằng những tâm hồn xơ cứng, khô cằn, đua chen, đố kỵ, giành giựt chỗ đứng trong "làng nhạc" và họ đầy hận thù, nhỏ nhen, bẩn chật thông qua nhiều "nhà văn", "nhà thơ", nhiều "nhạc sĩ", "ca sĩ", "diễn viên", "đạo diễn" sống trong sự "nuôi nấng" và "chăm sóc" từ "vòng tay đảng ta" (!).
Giá như nhà cầm quyền CSVN hiểu được tầm quan trọng của văn chương, vốn ảnh hưởng không chỉ trong âm nhạc mà nó còn tác động mãnh liệt đến thế hệ trẻ hiện nay ra sao, thông qua cái gọi là... "văn mẫu" (!) Thật khốn khổ cho nhi đồng, đến cả thanh thiếu niên ngày nay với vị "cứu tinh" - "văn mẫu" cho nền văn học nước Việt (!).
Không thể có một áng văn hay, không thể có một lời nhạc bay bổng mà thiếu tự do trong đó. Nhiều bậc phụ huynh chắc không khỏi thở dài, khi cùng nhắc thêm... "tính định hướng" trong viết văn, viết nhạc. Đó là sự thật, chí ít gần nửa thế kỷ đã trôi qua, kể từ ngày "đảng đã cho em cuộc đời mới" (!).
Chính nhà cầm quyền CSVN đã bóp nát tâm hồn và tính sáng tạo của tuổi trẻ ngay từ những bài học đầu đời, trước khi họ trở thành một nhà soạn nhạc tự do đúng nghĩa. Trong số các nhạc sĩ, ca sĩ hiện nay, quá khó để tìm ra một người nghệ sĩ của nhân dân, chứ không phải loại "nghệ sĩ nhân dân" của tư tưởng bố thí!
Những dẫn giải nói trên, có phải góp thêm - để lý giải - tại sao hiếm có nhạc sĩ trẻ ngày nay viết lên những lời nhạc đậm đà chất thơ, đẹp như một bức tranh, so với Nhạc Vàng trước 1975, dù các nhạc sĩ "thời Ngụy" cũng đang tuổi xuân thì?
Dòng "Nhạc Đỏ" giờ còn có dịp trình diễn không nhỉ?! Có đấy! Trong những lễ lạt - tết nhứt vẫn còn, để phục vụ cho tuyên truyền và mị dân mà ca sĩ Vy Oanh [4] hát "Xuân Chiến Khu" chào năm mới Nhân Dần - 2022. Tuy nhiên, mới đây, trên mạng lan truyền đoạn clip nữ ca sĩ xinh đẹp này đang khẩn khoản [5] yêu cầu luật sư riêng của mình, can thiệp với chánh phủ Hoa Kỳ để được đi Mỹ, vì ở Việt Nam cô đã bị cấm xuất cảnh trong vụ án với nữ doanh nhân Nguyễn Phương Hằng...
Nhạc Đỏ còn giúp gì được cho ca sĩ Vy Oanh trong tiếng kêu cứu khẩn thiết?
Tham khảo:
[2] https://www.youtube.com/watch?v=giDIWVdQAAI (Phượng Yêu - Thanh Lam)
----------
Nhận xét
Đăng nhận xét