Thắp Đèn Khuya Ngồi Kể Chuyện Trăng Tàn - 1

Thắp Đèn Khuya Ngồi Kể Chuyện Trăng Tàn - 1

Cầu Muối Quang

Tôi biết rằng, không còn có bao nhiêu người quan tâm đến lịch sử. Gần 50 năm rồi còn gì.

Tôi cũng biết rằng, ngồi ôn lại chuyện xưa ở thời điểm này thiên hạ nghĩ mình khùng.

Thôi thì cứ kệ mẹ cuộc đời.

Ta thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn. Ai nói gì thì nói.

Cũng vào tháng này 48 năm xưa, sau ngày 21/4/1975. Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức.

Ngày 27 /4/1975, có một cuộc họp của Quốc Hội Nước Việt Nam Cộng Hòa.
( Nước Việt Nam Cộng Hòa là một quốc gia có chủ quyền và được thế giới công nhận).

Cuộc họp cuối cùng này, đã quyết định số phận của một đất nước.

Một đất nước vừa phải gồng mình ngăn chặn làn sóng xâm lăng của bọn giặc cộng phương Bắc, vừa xây dựng thể chế dân chủ, tự do và cũng phải đối phó với bọn ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản, bọn phản chiến ngụy hòa, thà đỏ hơn chết ở Hoa Kỳ và bọn khốn nạn chính trị gia thuộc về đảng Dân chủ Hoa Kỳ.
 
Tháng này năm xưa, nước Việt Nam Cộng Hòa đang lâm nguy, bởi vì giặc cộng đã áp sát thủ đô.

Thế nước như ngàn cân treo sợi tóc.

Ngoài mặt trận, những người Lính vẫn vững tay súng, bảo vệ phần đất còn lại.

Quốc Hội vẫn là một cơ quan quyền lực tối cao của nước Việt Nam Cộng Hòa Đệ Nhị.
 
Theo Hiến pháp của nước Việt Nam Cộng Hòa :

Tất cả mọi người không ai có quyền đứng trên Hiến Pháp.

Nói như thế, để những người bạn trẻ, hiểu thêm về nước Việt Nam Cộng Hòa.

Trong cuộc họp của quốc hội Việt Nam Cộng Hòa ngày đó, cố Tổng Thống Trần Văn Hương đã có một bài diễn văn tự phát.

Tự phát, có nghĩa là những gì Cụ nói, phát xuất từ trái tim của một Kẻ Sĩ. Chứ không phải là một bài diễn văn viết sẵn.

Hôm nay tôi xin được tóm tắt lại nội dung những gì Cố Tổng Thống đã nói :
 
....."Thưa quốc hội, những gì tôi nói ở đây, không phải là một thông điệp, mà là một sự thành khẩn, thành thật ,về tình hình nghiêm trọng của đất nước chúng ta.

Khi tôi nhận quyền hành từ tay của Tổng Thống Thiệu, tình hình đất nước đã vô cùng bi thảm, chúng ta chỉ còn lại 2 quân khu, 2 quân khu đã ít nhiều bị sứt mẻ, Sài gòn, Chợ Lớn cảnh tượng chết chóc cũng đã xảy ra.

Chúng ta cũng đã nhìn thấy tình cảnh của Nam Vang, thất thủ từ những ngày trước, để hình dung ra một Sài Gòn thất thủ sẽ như thế nào.

Vì thế chúng ta cần phải giải quyết tình hình bằng giải pháp chính trị, qua con đường thương thuyết, để tránh cảnh núi xương, sông máu ụp xuống thủ đô.

Tôi xin phép nhắc lại, thương thuyết chứ không phải là đầu hàng, nếu đầu hàng thì chúng ta phải trao quyền lại cho quân đội ,chứ chúng ta không có cái quyền đó.

Chính phủ, hay người đứng ra thương thuyết, phải có sự chấp thuận của quốc hội, chứ không phải tự nhiên mà đứng ra thương thuyết.

Ai ủy quyền cho anh làm điều đó? vì khi thương thuyết dĩ nhiên chúng ta phải chịu nhiều thiệt thòi, đau khổ.

Trong những ngày gần đây, rộ lên những tin hành lang, là phía bên kia, đã chấp nhận thương thuyết, và người được họ chấp nhận là Đại Tướng Dương Văn Minh. 

Tôi cũng đã có gặp đại tướng, cũng đã có yêu cầu đại tướng nhận lãnh chức vụ Thủ Tướng, nhưng đại tướng không chịu, và yêu cầu tôi trao chức vụ Tổng Thống lại cho đại tướng.

Tôi xin nói thật với quốc hội, chúng ta bị mất nhiều lãnh thổ, thua thiệt trên chiến trường, nhưng quốc hội còn đây, còn một nửa lãnh thổ.

Vì vậy tôi xin nói rằng, chức vụ Tổng thống do Hiến pháp đề ra ,không phải là cái khăn mù xoa, đồng tiền trong túi ,mà tôi có thể móc ra đưa cho đại tướng bất cứ lúc nào .

Đại tướng cho rằng, bên kia chỉ chấp nhận thương thuyết với đại tướng. Xin lỗi tôi không nghi ngờ gì đại tướng, nhưng khi nào tôi nắm được bằng chứng chính xác thì tôi mới tin.

Và cũng xin hỏi đại tướng: đại tướng lấy cái quyền gì mà tự đi thương thuyết với bên kia? Ai ủy quyền cho đại tướng, và đại tướng đại diện cho ai, để đi thương thuyết.

Thương thuyết cái gì, đầu hàng hả, nếu đầu hàng thì cần gì thương thuyết, chiến đấu cho tới cùng, cho dù có thịt nát xương tan,chứ sao lại đầu hàng?

Hôm nay tôi đến trước quốc hội, để trình bày điều đó, nếu quốc hội quyết định ,tôi phải trao quyền lại cho đại tướng ,thì tôi xin tuân lệnh, và cũng nói thêm rằng, cả đời tôi không bao giờ chịu sự áp lực từ bất cứ một ai, vì thế những tin đồn là tôi bị áp lực từ phía đại tướng là điều vô căn cứ.

Tôi xin quốc hội cho tôi cái quyền chỉ định người đi thương thuyết, thương thuyết cái gì, chịu thiệt thòi bao nhiêu, tôi sẽ xin trình lại để quốc hội duyệt xét, chứ cúi đầu nhận hết những gì mà bên thắng trận áp đặt lên chúng ta, thì tôi xin nói lại, dù Sài Gòn có tan nát, núi xương sông máu thì chúng ta cũng sẽ chiến đấu tới cùng".

Hết bài diễn văn của cố Tổng Thống Trần Văn Hương.
 
Nhưng cuối cùng cái quốc hội lúc đó, còn lại phần đông là những người ảo tưởng cộng sản, bọn chính trị gia xôi thịt, bên cạnh những bọn con chó nằm vùng, ông già đành phải chịu thua, trao quyền tổng thống lại cho thằng tướng đầu bò dương văn minh.

Hỡi Ơi, Vận Nước Tàn!

Những ngày cuối đời của một Kẻ Sĩ Nước Nam , Ông ngồi trầm tư trên ban công của căn nhà cũng đã bị thời gian tàn phá, cặp mắt buồn nhìn vào cõi xa xăm, đời sống khó nghèo, thiếu thốn, Ông đem từng bộ đồ Vest cũ ,đưa cho con cháu mình bán đi mua gạo cầm hơi.

Sĩ Khả Sát Bất Khả Nhục!

Cố Tổng thống không quy lụy kẻ thù, không để cho quân thù lợi dụng tên tuổi của mình để tuyên truyền xảo quyệt.

Không nhận cái gọi là quyền công dân của bọn cướp nước này. Chịu đói nghèo như mọi người công dân nước Việt Nam Cộng Hòa thời kỳ đó.

Đó là sự thật của lịch sử.

Ai nói miền Nam không có Kẻ Sĩ.

Mãnh Hổ Nan Địch Quần Hồ.

Một miền Nam trơ trọi phải chống đỡ với một bầy lang sói cộng sản quốc tế, và thằng đồng minh khốn nạn Hoa Kỳ, dưới chính quyền của bọn dân chủ đười ươi. Mà thằng tổng thống Hoa Kỳ hiện nay là một trong những đứa đó.

Cầu Muối Quang
Nguồn FB

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 209