Đọc Và Suy Ngẫm: Hồ Chí Minh có nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc (Phần IV)

Đọc Và Suy Ngẫm
Hồ Chí Minh có nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc (Phần IV)

Phương Nguyễn
Trước khi học giả Hồ Tuấn Hùng nêu giả thuyết Hồ Chí Minh là Hồ Tập Chương nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc. Các sử gia người Việt, người ngoại quốc, người quốc gia, người cộng sản đều xoay quanh, chú ý đến cuộc đời hoạt động của nhân vật bí ẩn đeo mạng che mặt như dân Hồi giáo, mang bí danh Hồ Chí Minh, là chủ tịch suốt đời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Phe cộng sản thì hư cấu tạo hào quang huyền bí, thần thánh cho Hồ Chí Minh. Phe quốc gia thì ra sức lột mạng che mặt, vạch trần dối trá, chỉ ra những điều bịa đặt của bộ máy tuyên truyền cộng sản, của chính Hồ vẽ vời mình như một cá nhân siêu phàm xuất chúng!
Đến khi cuốn sách nghiên cứu “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo” ra mắt bạn đọc tiếng Trung, được dịch sang tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức… và tiếng Việt thì các sử gia, các nhà “Hồ Chí Minh học” bắt đầu soi rọi vào nhiều góc cạnh chưa được chạm đến, để xem giả thuyết Hồ Chí Minh là người nhập vai đóng thế có khả năng xảy ra hay giả thuyết đó là hoang đường, nhảm nhí không thể xảy ra được?
Rất lý thú, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn người ta đã tìm thấy một số điểm nghi ngờ về nghi án đóng thế khá thuyết phục như:
- Chiều cao của Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) với chiều cao Hồ Chí Minh (Hồ Tập Chương?) sai biệt gần một tấc.
- Chữ viết của Hồ Chí Minh (Nguyễn Tất Thành) xin vào học trường thuộc địa École Coloniale để ra làm quan cho thực dân Pháp, khác với chữ viết của Hồ Chí Minh (chủ tịch nước) viết di chúc như gà bới và sai chính tả.
- Cách ăn mặc của Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) đồ tây tươm tất sạch sẽ so với cách luộm thuộm dơ dáy với đồ đại cán Tàu của Hồ Chí Minh (chủ tịch nước) và chưa ai thấy qua Hồ chủ tịch một đời vì dân, vì nước mặc quốc phục Việt Nam?…
Phải xác định rằng chiều cao của con người đến 25 tuổi là không thể cao hơn nữa, cũng như chữ viết của người trưởng thành đã định hình thì chính tả ngày càng hoàn thiện, nét chữ ngày càng cứng cỏi bay bướm hơn, cho dù có viết dối người ta cũng có thể nhận ra và thói quen ăn mặc đã thành nếp thì khi điều kiện cho phép, khi trở lại môi trường sống của thời tuổi trẻ của mình thì chuyện thay đổi cách ăn mặc theo kiểu Tàu, dù có lý giải kiểu nào đi chăng nữa vẫn không hợp lý, vẫn không nghe xuôi tai.
Hồ Chí Minh (Nguyễn Tất Thành) được loa đài tuyên giáo giới thiệu là học chữ nho từ bé nên tinh thông Hán học có thể làm thơ bằng chữ Tàu và lúc ở tù cho ra đời “Ngục Trung Nhật ký”, làm cho nhiều người ngạc nhiên lẫn thán phục tài làm thơ tiếng Tàu trên trời rơi xuống. Do đó có nhiều người đi sâu vào phân tích, tìm hiểu, người ta đã thấy có nhiều mâu thuẫn bất hợp lý từ hình thức đến nội dung của tập thơ Ngục Trung Nhật ký” của Hồ Chí Minh như:
- Một là tập thơ do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ở Hà Nội in năm 2003 theo bản gốc có ảnh chụp nơi trang bìa, ghi bốn chữ Hán, “Ngục Trung Nhật Ký”, ở ngay bên dưới dòng chữ, có hai dòng niên biểu, là dòng đời của cuốn sách là 29.8.1932 và 10.9.1933 trong khi Hồ Chí Minh ở tù năm 1942 - 1943.
- Hai là ngày 14/09/1955 Hồ Chí Minh (Hồ chủ tịch) đến phố Bích Câu, Hà Nội duyệt nội dung triển lãm về cải cách ruộng đất đưa cho Nguyễn Việt, trưởng ban tổ chức cuộc triển lãm, bản thảo tập thơ nói:
“…Bác có cuốn sách này, chú xem có sử dụng được hay không?…”
Vậy lúc được thả, Hồ có được phép chính quyền Tưởng Giới Thạch hay giấu mang theo tập thơ tiếng Tàu và mười mấy năm trốn chui trốn nhủi, rày đây mai đó cuốn thơ này nằm ở đâu, ai giữ hộ cho Hồ?
- Ba là nội dung tập thơ “Ngục Trung Nhật ký”có nhiều điểm không phù hợp với thân phận, khả năng Hán học của Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc). Cụ thể là bài “Khán Thiên Gia Thi Hữu Cảm” diễn tả tâm trạng, cảm xúc của một người tình cờ nhìn thấy quyển sách giáo khoa, sách vỡ lòng thời thơ ấu và Nguyễn Tất Thành có kỷ niệm gì với Thiên Gia Thi để có đủ Hoài niệm, biểu cảm, chất liệu để “xuất khẩu thành thơ”?…
        Khán Thiên Gia Thi Hữu Cảm.
        Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ,
        Sơn thuỷ yên hoa tuyết nguyệt phong;
        Hiện đại thi trung ưng hữu thiết,
        Thi gia dã yếu hội xung phong.
Dịch nghĩa:
        Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp,
        Sông núi, khói, hoa, tuyết gió, trăng,
        Thời nay trong thơ nên có thép
        Nhà thơ cũng phải biết xung phong.
Nhiều bằng chứng chỉ ra cho thấy Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc nhưng tất cả dấu hiệu trưng ra chưa đủ yếu tố kết luận Hồ Chí Minh là Hồ Tập Chương. Những dấu hiệu Hồ giả trưng ra chỉ đủ nghi ngờ Hồ Chí Minh là người nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc.
Do đó để chứng minh Hồ Chí Minh không phải là người Việt, điều tiên quyết là cần phải có thêm nhiều bằng chứng thuyết phục, chứng minh Hồ không phải là người Việt, là người “lạ” đóng thế Nguyễn Ái Quốc diễn vai người Việt Nam yêu nước.
Chính vì nhập vai chưa thật sự hoàn hảo nên lúc diễn người Việt Nam yêu nước có nhiều khiên cưỡng Hồ để lộ ra, hắn chỉ là tên nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc.
Cụ thể là khi đóng vai người yêu nước Việt Nam. Hồ không có trái tim Việt Nam nên không tiếc máu xương Việt Nam, không ngần ngại hô hào, xúi giục dân tộc Việt Nam đốt cả dãi Trường Sơn đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng. Hồ không có trái tim Việt Nam, tư tưởng Việt Nam nên để lộ tư tưởng Tàu qua câu khẩu hiệu “vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” của Quản Tử tức Quản Di Ngô hay Quản Trọng là tướng quốc triều vua Tề Hoàn Công thời Xuân Thu Chiến Quốc bên Tàu, nguyên bản như sau:
“Nhất niên chi kế mạc như thụ cốc; thập niên chi kế mạc như thụ mộc; chung thân chi kế mạc như thụ nhân. Nhất thu nhất hoạch giả, cốc dã. Nhất thu thập hoạch giả, mộc dã. Nhất thu bách hoạch giả, nhân dã.
(Kế hoạch một năm không gì hơn trồng lúa; kế koạch mười năm không gì hơn trồng cây; kế hoạch trọn đời (trăm năm) không gì bằng trồng người. Trồng một, gặt một, là lúa. Trồng một, gặt mười, là cây. Trồng một, gặt trăm, là người.)”
Hồ Chí Minh không chỉ mang tư tưởng Tàu nhập Việt hô khẩu hiệu yêu nước mà còn thực hiện kế hoạch trăm năm trồng người làm lực lượng hậu bị nồng cốt cho ý đồ xâm lăng Việt Nam bằng các tên hồn Hoa da Việt đã và đang hiện nguyên hình trong lớp lãnh đạo đương quyền của đảng, nhà nước cộng sản Việt Nam.
Bên cạnh kế hoạch trồng người phục vụ mẫu quốc Tàu, Hồ cấy vào đầu thiếu nhi Việt Nam những điều dối trá và xua dân vào chảo lửa chiến tranh, tiêu diệt tuổi trẻ Việt Nam với các danh hiệu anh hùng kháng Pháp, dũng sĩ diệt Mỹ… qua các bức thư hằng năm gửi các cháu thiếu nhi nhân ngày Quốc Tế Thiếu Nhi 01/06 của các nước xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh bắt đầu viết thư cho thiếu nhi từ năm 1950 đến 1969 là năm Hồ trao trả chức chủ tịch nước đi chầu cụ tổ Mác-Lê của Hồ.
Tính từ năm 1950 đến năm 1969 có hai mươi bức thư của hồ gửi cho các cháu thiếu nhi và nội dung các bức thư chỉ có các con chữ xáo trộn vị trí chứ không khác nhau nhiều về ý nghĩa.
Cách viết thư của Hồ gửi các cháu thiếu nhi, nó cũng giống như cung cách Hồ làm thơ chúc Tết Nguyên Đán hàng năm, chỉ có một số từ ngữ xốc tới xốc lui.
Dưới đây là hai bức thư nói láo tiêu biểu của Hồ, gửi thiếu nhi trong sự kiện ngày thiếu nhi quốc tế. Một bức thư đầu gửi thiếu nhi năm 1950 và bức thư cuối cùng đăng trên báo Nhân Dân ngày 01 tháng 06 năm 1969 cũng là năm kết thúc cuộc đời của nhân vật mang bí danh Hồ Chí Minh:
1) Thư gửi thiếu nhi toàn quốc nhân Ngày 1-6:
Các cháu yêu quý! Ngày 1-6 là ngày của các cháu bé khắp cả các nước trên thế giới.
Đáng lẽ tất cả các cháu đều được no ấm, được vui chơi, được học hành như trẻ con ở Liên Xô.
Song ở các nước tư bản, cha mẹ là người lao động bị bóc lột, thì trẻ con cũng bị bóc lột, phải chịu cực khổ.
Ví dụ: Mỹ là một nước nhiều tiền bạc nhất, có những nhà đại phú, ngồi mát ăn bát vàng. Nhưng con nhà lao động thì lên 5, lên 6 tuổi đã phải đi làm thuê, làm mướn.
Ở nước Việt Nam ta thì, vì giặc Pháp gây ra chiến tranh, chúng nó đốt nhà, giết người, cướp của. Vì vậy, người lớn phải kháng chiến, trẻ con cũng phải kháng chiến.
Bác thương các cháu lắm. Bác hứa với các cháu rằng: Đến ngày đánh đuổi hết giặc Pháp, kháng chiến thành công, thì Bác cùng Chính phủ và các đoàn thể cùng cố gắng làm cho các cháu cùng được no ấm, đều được vui chơi, đều được học hành, đều được sung sướng…
Bác mong các cháu ngoan ngoãn. Bác chúc các cháu mạnh khỏe. Bác gửi các cháu nhiều cái hôn.
Bác Hồ.
(Báo Sự Thật, số 134 ra ngày 1-6-1950.)
2) Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng:
Nói chung trẻ con ta là rất tốt.
Ở miền Nam, các cháu bé rất dũng cảm, đã hăng hái giúp đỡ bộ đội, giúp đỡ gia đình có người kháng chiến, làm giao liên, đánh du kích… Nhiều cháu mới hơn 10 tuổi đã trở thành dũng sĩ diệt Mỹ.
Ở miền Bắc, các cháu đều hăng hái thi đua làm “nghìn việc tốt” như giúp đỡ gia đình bộ đội, trả lại của rơi, gan góc liều mình cứu bạn…
Ở nông thôn, thì nhiều nơi các cháu tổ chức giúp các hợp tác xã chăm sóc trâu bò béo khỏe, trồng cây và bảo vệ cây xanh tốt. Các cháu sơ tán xã gia đình vẫn cố gắng vượt mọi khó khăn, kính thầy, yêu bạn, đoàn kết với đồng bào địa phương và thi đua học tập tốt, lao động tốt. Nhiều cháu học giỏi, tất cả các môn đều đạt điểm 5, điểm 10 đã được giải thưởng của Bác Hồ.
Hàng trăm cháu có thành tích xuất sắc đã được Bác Hồ thưởng Huy Hiệu. Hơn hai triệu cháu được bình bầu là Cháu ngoan Bác Hồ.
Nhân dân ta rất tự hào có nhiều con cháu tiến bộ như thế. Mong các cháu ngày càng cố gắng hơn nữa và tiến bộ hơn nữa.
Song vẫn còn một số ít cháu chậm tiến vì chưa được chăm sóc, dạy dỗ đến nơi đến chốn.
Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy, chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ. Trong thời gian tới và trong dịp hè này, cần phải đẩy mạnh công tác thiếu niên, nhi đồng đạt nhiều kết quả tốt và thiết thực.
Trước hết các gia đình (tức ông, bà, cha mẹ, anh chị) phải làm thật tốt công việc ấy. Các đảng ủy, đường phố và hợp tác xã phải phụ trách chỉ đạo thiết thực và thường xuyên. Ủy ban Thiếu niên nhi đồng, đoàn thanh niên, ngành giáo dục và các ngành, các đoàn thể cần phải có kế hoạch cụ thể chăm sóc, giáo dục các cháu ngày càng mạnh khỏe và tiến bộ. Các tỉnh ủy, thành ủy cần phải có kế hoạch chăm sóc, giáo dục các cháu càng ngày mạnh khỏe và tiến bộ. Các tỉnh ủy, thành ủy cần phải phụ trách đôn đốc việc này cho có kết quả tốt.
Vì tương lai của con em ta, dân tộc ta, mọi người mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc và giáo dục các cháu bé cho tốt.
(Báo Nhân Dân số 5526, ngày 1-6-1969.)
Hai bức thư ngắn của Hồ Chí Minh gửi các cháu nhân ngày thiếu nhi quốc tế chỉ ra cho mọi người thấy ngoài mục tiêu tuyên truyền, Hồ còn chỉ ra nhiều điều dối trá đáng hổ thẹn của một cá nhân tự xưng mình là cha già dân tộc mà mở mồm nói láo với cháu thiếu nhi như:
“…Đáng lẽ tất cả các cháu đều được no ấm, được vui chơi, được học hành như trẻ con ở Liên Xô… Mỹ là một nước nhiều tiền bậc nhất, có những nhà đại phú, ngồi mát ăn bát vàng. Nhưng con nhà lao động thì lên 5, lên 6 tuổi đã phải đi làm thuê, làm mướn… Ở nước Việt Nam ta thì, vì giặc Pháp gây ra chiến tranh, chúng nó đốt nhà, giết người, cướp của…”
Không dừng lại ở điểm nói láo với các cháu thiếu nhi, Hồ còn thể hiện bản chất man rợ, ghê tởm không hề thua kém các thủ lãnh IS thời nay qua câu:
“…Ở miền Nam, các cháu bé rất dũng cảm, đã hăng hái giúp đỡ bộ đội, giúp đỡ gia đình có người kháng chiến, làm giao liên, đánh du kích… Nhiều cháu mới hơn 10 tuổi đã trở thành dũng sĩ diệt Mỹ…”
Một lãnh tụ làm điều mờ ám xằng bậy, cứ nghĩ cách nói láo, bày trò uốn nắn, dụ dỗ trẻ em, con nít vào cuộc chém giết với các miếng mồi “huy hiệu” anh hùng, dũng sĩ và ra tay tiêu diệt tinh hoa dân tộc Việt Nam, chắc hẳn là phải có vấn đề?
Hồ Chí Minh là một người như thế, một người rất nhiều bằng chứng cho thấy rất có khả năng không phải người Việt nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc nên mới có thể độc ác, lạnh lùng với dân tộc Việt Nam, phá tan hoang đất nước Việt Nam như Hồ đã làm trên cương vị chủ tịch suốt đời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.
(Đón đọc Hồ Chí Minh có nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc phần V.)
Phương Nguyễn

Tham khảo:

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 209