Chuyên gia: Lãnh đạo Trung Quốc và Nga đều đang lo lắng phương Tây sẽ tịch thu tài sản của mình

Chuyên gia: Lãnh đạo Trung Quốc và Nga đều
đang lo lắng phương Tây sẽ tịch thu tài sản của mình

Pedro Pardo/AFP/Getty Images

Liên Thành

Tuyên bố chung Trung-Nga đã cho thấy nỗi lo ngại chung của hai quốc gia này. Đối với Nga, điều khoản đặc biệt trong tuyên bố chung là để cảnh báo Hoa Kỳ và Châu Âu; đối với ĐCSTQ, đó là chuẩn bị cho một ngày mưa bão sắp đến. Rõ ràng, trong khi Hoa Kỳ đang nhắm vào ĐCSTQ từ nhiều phía, họ đang chuẩn bị tấn công các nhà lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ. Một khi Hoa Kỳ sử dụng vũ khí lớn của mình, những thay đổi nào sẽ xảy ra trong nội bộ ĐCSTQ vốn đã hỗn loạn?.

Chuyên gia các vấn đề thời sự gốc Hoa – Chu Hiểu Huy (周曉輝) cho rằng, mặc dù chuyến đi của ông Putin tới Bắc Kinh đã phải trả giá một chút, nhưng lợi ích lớn nhất là đạt được sự ủng hộ liên tục toàn diện của ĐCSTQ đối với Nga, và đạt được tuyên bố công khai của ĐCSTQ về việc hợp lực để chống lại cuộc tấn công của Hoa Kỳ. Tuyên bố đề cập rõ ràng rằng Trung Quốc và Nga sẽ tăng cường phối hợp và hợp tác để đáp trả cái gọi là “chính sách ngăn chặn kép” của Mỹ mang tính chất thiếu xây dựng và thù địch với Trung Quốc và Nga.

Ngoài ra trong tuyên bố chung Trung-Nga còn có đoạn: “Hai bên tin rằng, theo các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế về chủ quyền và bình đẳng của các quốc gia, phải nghiêm túc tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế liên quan đến quyền miễn trừ của các quốc gia và tài sản của họ (bao gồm cả các khoản dự trữ chủ quyền). Hai bên lên án các nỗ lực tước đoạt tài sản của nước khác, nhấn mạnh rằng các quốc gia bị thiệt hại có quyền áp dụng các biện pháp trừng phạt theo luật quốc tế. Hai bên quyết tâm bảo vệ tài sản quốc gia của nhau tại quốc gia của họ, và bảo đảm an toàn, không can thiệp và hoàn trả kịp thời tài sản quốc gia của bên kia trong quá trình vận chuyển tạm thời về nước của họ”.

Nội dung của điều khoản này là: Trung Quốc và Nga đều lo lắng rằng Hoa Kỳ và Châu Âu sẽ tịch thu tài sản của họ ở phương Tây. Cả hai bên đều cung cấp sự bảo đảm cho sự an toàn của tài sản tương ứng của họ ở quốc gia kia.

Tại sao một điều khoản như vậy lại được đưa vào tuyên bố? Đối với Nga, điều khoản về tài sản bị tịch thu, là để cảnh báo Hoa Kỳ và Châu Âu; đối với ĐCSTQ, đó là chuẩn bị cho một ngày mưa bão có thể đến.

Ngay từ tháng 2 năm 2022, ngay sau khi Matxcova xâm lược Ukraina, Hoa Kỳ không chỉ loại bỏ một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống SWIFT và trừng phạt các cá nhân và tổ chức Nga, mà còn đóng băng tài sản ở nước ngoài trị giá 300 tỷ USD của Nga cùng với các đồng minh, hầu hết trong số đó là tài sản của Nga. Một số tài sản là ở các nước EU, hầu hết ở Bỉ và khoảng 5 tỷ USD ở Hoa Kỳ. Kể từ đó, Mỹ và châu Âu đã thảo luận về cách sử dụng tài sản của Nga ở nước ngoài.

Vào ngày 8 tháng 5 năm nay, Tổng thống Mỹ Biden đã ký sắc lệnh cho phép chính phủ Mỹ sử dụng tài sản thuộc sở hữu nhà nước của Nga bị tịch thu ở Mỹ cho các chương trình viện trợ quy mô lớn cho Ukraina và các đồng minh khác. Điều này có nghĩa là Mỹ sẽ viện trợ thêm 5 tỷ USD từ Nga cho Ukraina, nhưng kế hoạch này phải được các thành viên G7 khác và Liên minh châu Âu chấp thuận.

Động thái của Mỹ không phải là không có tiền lệ. Vào tháng 2 năm 2022, ông Biden đã ký sắc lệnh phong tỏa tài sản của Ngân hàng Trung ương Afghanistan và dùng một nửa số tài sản đó để bồi thường cho các nạn nhân của vụ việc “11/9”.

Cùng ngày ông Biden ký giấy phép sử dụng tài sản của Nga để hỗ trợ Ukraina, EU đã đạt được thỏa thuận tạm thời và đồng ý sử dụng số tiền thu được từ việc phong tỏa tài sản của Nga để hỗ trợ Ukraina. Theo thỏa thuận, 90% số tiền thu được từ việc phong tỏa tài sản của Nga sẽ được đưa vào quỹ hỗ trợ quân sự Ukraina do EU quản lý, 10% còn lại sẽ hỗ trợ Kyiv theo những cách khác. Thỏa thuận này sẽ cung cấp cho Kyiv tới 3,2 tỷ USD mỗi năm.

Nga đương nhiên tức giận về điều này. Chính quyền Nga đã cảnh báo Mỹ và châu Âu rằng động thái này sẽ gây tổn hại cho hệ thống tài chính toàn cầu và đang chuẩn bị đặt ra vô số thách thức pháp lý. Nga thậm chí đang xem xét hạ cấp quan hệ ngoại giao với Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ, vốn luôn tin rằng mọi phương án đều có thể được đưa lên bàn đàm phán, không quan tâm đến những cảnh báo và đe dọa của Nga. 

Và rõ ràng là các lệnh trừng phạt tài chính chống lại Nga đã trực tiếp dẫn đến sự sụt giảm mạnh mẽ của dòng vốn nước ngoài và nguồn tài trợ quốc tế cho Nga. Đồng rúp mất giá mạnh và một lượng lớn vốn chảy ra nước ngoài. Nếu không có sự tiếp máu liên tục từ phía sau của ĐCSTQ, cuộc chiến Nga-Ukraina đã không kéo dài lâu như vậy và nền kinh tế Nga sẽ không thể tự đứng vững.

Sau khi ĐCSTQ phớt lờ những lời hô hào và cảnh báo liên tục từ Hoa Kỳ và Châu Âu về việc “không hỗ trợ Nga về mặt quân sự” trong hơn hai năm, và công khai đứng về phía Nga, cũng như quyết định hợp lực để chống lại Hoa Kỳ; Sự lựa chọn duy nhất của Hoa Kỳ và các quốc gia Châu Âu vì lợi ích của chính họ và an ninh thế giới là ngừng đặt niềm tin vào ĐCSTQ. Và họ phải thực hiện các biện pháp mạnh mẽ để kiềm chế ĐCSTQ, chuẩn bị cho việc đưa ngân hàng Trung Quốc ra khỏi SWIFT, cũng như tịch thu tài sản ở nước ngoài của ĐCSTQ và các quan chức cấp cao.

Trên thực tế, Hoa Kỳ đã đặt nền móng cho các biện pháp trừng phạt trong tương lai đối với ĐCSTQ ngay từ năm 2022. Vào tháng 4 năm đó, Hạ viện Mỹ với kết quả áp đảo 394 phiếu ủng hộ và 3 phiếu chống, đã thông qua dự luật do Đảng Cộng hòa đề xuất, có tên gọi “Đạo luật về việc đánh giá việc can thiệp và cản trở của Tập Cận Bình vào các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Nga” (Assessing Xi’s Interference and Subversion Act), được dịch sang tiếng Trung là “Đạo luật về Trục Ác” (Axis of Evil Act), đây là một dự luật nhắm vào trục tà ác.

Vào tháng 3 năm nay, Ủy ban Hạ viện Hoa Kỳ vừa thông qua Đạo luật trừng phạt Trung Quốc, trong đó áp dụng các biện pháp trừng phạt tài chính và thị thực đối với ông Tập Cận Bình, các thành viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cùng người thân đã trưởng thành của họ. Các biện pháp trừng phạt bao gồm đóng băng tài sản, thu hồi thị thực và tất cả các lợi ích có thể có.

Vào tháng 4, Bill Gertz, một nhân vật truyền thông kỳ cựu, người kiên quyết chống ĐCSTQ và có quan hệ chặt chẽ với quân đội Hoa Kỳ, đã xuất bản một bài báo tiết lộ rằng các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đang viết một báo cáo liên quan đến tham nhũng và tài sản giấu kín của các quan chức cấp cao trong ĐCSTQ, bao gồm cả 7 vị trong Ủy ban Thường vụ. Dựa trên khả năng tình báo của Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây, họ có thể đã nhận thức được rất rõ sự tham nhũng của nhiều quan chức cấp cao Đảng Cộng sản Trung Quốc và tài sản ở nước ngoài của họ.

Tất nhiên, chính quyền Trung Quốc cũng nhận thức được sự “thù địch” của Mỹ và họ cũng đang tìm cách trốn tránh các biện pháp trừng phạt, chẳng hạn như thúc đẩy thanh toán bằng Nhân dân tệ, cho phép các ngân hàng quốc doanh né tránh sự trừng phạt, liên tục phản đối “chống tham nhũng” của Mỹ, vận chuyển tài sản đến các quốc gia khác, v.v. 

Giờ đây, việc đề cập cụ thể đến nỗ lực tịch thu tài sản của các nước khác trong tuyên bố chung Trung-Nga chắc chắn cho thấy rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc trong thâm tâm đã biết, rằng sau khi Trung Quốc và Nga tiếp tục cấu kết và cùng nhau chống lại Mỹ, các lệnh trừng phạt từ Mỹ và châu Âu sẽ hình thành, và sớm hay muộn sẽ liên quan đến vấn đề cốt lõi. Đặc biệt là nếu xảy ra xung đột nghiêm trọng ở eo biển Đài Loan, các biện pháp trừng phạt tương tự như các biện pháp trừng phạt đối với Ngân hàng Trung ương, như hạn chế việc sử dụng đô la Mỹ, cắt đứt khỏi hệ thống SWIFT, sẽ là một công cụ trừng phạt mang tính răn đe rất lớn được Mỹ và các quốc gia liên minh thực hiện.

Vì vậy, khi đến ngày, tài sản ở nước ngoài của ĐCSTQ (chẳng hạn như việc mua trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ), tài sản ở nước ngoài của các gia đình quyền lực của ĐCSTQ sẽ bị tiết lộ và đóng băng, và một số ngân hàng Trung Quốc sẽ bị đuổi khỏi hệ thống SWIFT. Quản lý cấp cao của Trung Nam Hải liệu có lo sợ không? Cú sốc nào sẽ xảy ra trong nội bộ ĐCSTQ? ĐCSTQ có bao nhiêu tự tin để thách thức phương Tây? Suy cho cùng, thách thức phương Tây cần có sức mạnh rất lớn.

Rõ ràng, trong khi Hoa Kỳ đang nhắm vào ĐCSTQ từ nhiều phía, họ đang chuẩn bị tấn công các nhà lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ. Một khi Hoa Kỳ sử dụng vũ khí lớn của mình, những thay đổi nào sẽ xảy ra trong nội bộ ĐCSTQ vốn đã hỗn loạn?.

Liên Thành

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 209